Danh sách bài viết

Đề xuất Bộ GD-ĐT chỉ lo chương trình, không viết sách giáo khoa

Cập nhật: 11/11/2014

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng Bộ GD-ĐT cần đứng ngoài việc biên soạn sách giáo khoa (SGK) để lo chương trình một cách chi tiết, cụ thể và chuẩn mực.

Thay đổi có tính kế thừa

Góp ý về đổi mới chương trình, sách giáo khoa, GS Nguyễn Minh Thuyết nêu quan điểm phải thay đổi có lộ trình, những quyển nào không dùng được nữa thì nên thay, còn sách nào sử dụng được hãy cứ để đó và đổi mới phương pháp dạy học.

Đề xuất Bộ GD-ĐT chỉ lo chương trình, không viết sách giáo khoa
Việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa lần này cần có tính kế thừa 

“Nên giữ lại những bộ SGK phù hợp, chỉ thay những quyển SGK, những nội dung không phù hợp. Việc này phù hợp với thời gian biên soạn, thử nghiệm, tập huấn quá ngắn, đỡ tốn kém kinh phí”, GS Thuyết nêu quan điểm.

Cũng có cùng quan điểm này, GS. Phạm Thị Trân Châu, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam cho rằng việc đổi mới phải có kế thừa.

“Tôi tha thiết đề nghị, khi làm gì cũng phải có tính kế thừa, muốn kế thừa hãy rà soát lại sách hiện có, chỗ nào không dùng được, yếu thì bỏ đi, còn điểm nào tốt nhất định phải kế thừa” GS. Trân Châu nói.

Trong khi đó, PGS. Văn Như Cương cũng đồng ý khi làm sách mới phải có tính kế thừa, bởi một số nội dung trong sách giáo khoa hiện hành vẫn dùng được.

“Một số sách chúng ta chỉ cần biên tập lại. Ví như chương trình toán, trong chương trình mới tôi chắc chắn tích phân, đạo hàm không đến nỗi nặng nề như thế. Trong chương trình mới nếu phần này bỏ đi thì chúng ta dùng sách cũ và có thể rút gọn các chương theo tinh thần của chương trình mới” PGS. Cương đề nghị.

Bộ GD-ĐT chỉ lo chương trình chuẩn

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng Bộ GD-ĐT chỉ nên lo xây dựng chương trình chuẩn một cách chi tiết và không nên tham gia vào việc viết sách giáo khoa.

GS. Phạm Thị Trân Châu, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam bày tỏ chương trình là “linh hồn” định hướng cho quá trình dạy và học, do đó một chương trình là hợp lý nhưng trước mắt phải xây dựng được một chương trình tốt.


“Trong chương trình thay đổi liệu có cần lưu ý đến năng lực học sinh ở các vùng miền? Trước tiên cần thống nhất một chương trình tối thiểu hay căn bản mà học sinh cần phải có để làm công việc tiếp theo chứ không chỉ để vào đại học. Vậy chương trình mới có cần lưu ý tới các em có tiềm năng để học tiếp trong nước và ngoài nước không? Chỗ này cũng rất quan trọng trong khi làm chương trình” GS. Trân Châu lưu ý.

Đề xuất Bộ GD-ĐT chỉ lo chương trình, không viết sách giáo khoa
GS Nguyễn Minh Thuyết (Ảnh: Phạm Thịnh) 

GS Nguyễn Minh Thuyết có lấy ra ví dụ trong chương trình chi tiết của Canada thì chương trình mỗi môn ở mỗi lớp được trình bày như một quyển SGK, trong đó có bài đọc, các bài tập và kiến thức cần hình thành.

“Giáo viên và học sinh sử dụng chương trình này làm tài liệu chính để dạy và học. Trên cơ sở chương trình, giáo viên có thể bổ sung các tài liệu dạy học khác phù hợp với yêu cầu kiến thức, kỹ năng, tình hình cụ thể của học sinh”, GS Thuyết nói.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng Bộ GD-ĐT nên xây dựng chương trình nhằm phát huy tài năng của các hội nghề nghiệp, các nhà khoa học.

GS Nguyễn Ngọc Phú - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam nhận định: "Muốn có được sách giáo khoa phải phân định rõ chương trình, xác định các tiêu chí kiến thức cơ bản mức tối thiểu cần phải đạt được tới đâu. Trên cơ sở chuẩn kiến thức tối thiểu mới đặt vấn đề thể hiện ở các sách giáo khoa" .

GS Phú cho rằng Bộ GD-ĐT không thể là người đứng ra tổ chức và chịu trách nhiệm biên soạn sách giáo khoa, bởi đây không thuộc trách nhiệm của bộ. Hơn nữa, nếu làm Bộ GD-ĐT sẽ không bố trí được nhân lực.

"Để có những bộ sách giáo khoa có chất lượng cần huy động chính những đội ngũ nhà giáo có chất lượng, có kinh nghiệm từ các trường phổ thông và đại học, các chuyên gia giỏi thuộc các Hội nghề nghiệp biên soạn và chịu trách nhiệm trước nhà nước", GS Phú nói.

Đề xuất Bộ GD-ĐT chỉ lo chương trình, không viết sách giáo khoa
GS Nguyễn Khắc Phi (Ảnh: Văn Chung) 

GS Nguyễn Khắc Phi, Nguyên Tổng biên tập NXB Giáo dục Việt Nam thể hiện quan điểm chương trình sẽ là pháp lệnh, còn sách giáo khoa không thể là pháp lệnh. Bởi trên thế giới cũng chưa có ở đâu nói có bộ sách giáo khoa chuẩn, mà chỉ là tiệm cận chuẩn.

Nhiều chuyên gia cho rằng Bộ GD-ĐT không nên chủ trì hay nói cách khác là chủ động biên soạn một bộ SGK vì việc đó sẽ dẫn tới việc thiếu công bằng, lành mạnh trong các khâu thẩm định, lựa chọn, phát hành SGK.

Đồng tình với những quan điểm trên, GS Hoàng Xuân Hóa (ĐH Hàng Hải, Hải Phòng) cho biết, nếu có chương trình chuẩn rồi hãy bàn tới sách giáo khoa. Tuy nhiên, trong bốn khâu “chương trình, sách giáo khoa, đội ngũ, cơ sở vật chất” thì “chương trình” vô cùng quan trọng.

GS Hóa cũng cho rằng Bộ GD-ĐT không nên viết sách giáo khoa và cần tập trung làm tốt chương trình.

Nguồn: /

Lương giáo viên thấp, quy định tuyển dụng chưa phù hợp

Giáo dục và đào tạo

Báo cáo đánh giá thực trạng các vấn đề liên quan đến đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về việc cho phép tuyển dụng người có trình độ CĐ để dạy một số môn học theo Chương...

Hơn 9,6 triệu học sinh mầm non được giáo dục kiến thức ATGT

Giáo dục và đào tạo

Ngày 22.3, tại TP.Nha Trang, Khánh Hòa, Công ty Honda Việt Nam (HVN), Bộ GD-ĐT và Ủy ban ATGT quốc gia đã tổ chức Hội nghị tổng kết chương trình "Tôi yêu Việt Nam" trong cấp học mầm non giai...

Mạo danh cán bộ Trường ĐH Sư phạm Huế để lừa thí sinh nộp lệ phí

Giáo dục và đào tạo

Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế (Trường ĐH Sư phạm Huế) đã gửi đơn đến cơ quan Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế để yêu cầu xác minh, làm rõ việc một số đối tượng giả danh cán bộ, giảng viên của đơn vị...

Toàn cảnh vụ Shark Thủy và Apax Leaders nợ học phí phụ huynh cả nước đến nay

Giáo dục và đào tạo

Trước khi bị cơ quan công an khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ông Nguyễn Ngọc Thủy (Shark Thủy) từng liên tục thất hẹn trả học phí và nợ lương nhân viên ở...

Shark Thủy bị bắt, Apax Leaders có tiếp tục hoạt động và trả nợ học phí?

Giáo dục và đào tạo

Đây là vấn đề được đông đảo phụ huynh TP.HCM quan tâm trong bối cảnh Apax Leaders của Shark Thủy còn nợ 93,8 tỉ đồng học phí và các trung tâm tại TP.HCM đều đã đóng cửa trong...

Học sinh trường quốc tế muốn chuyển trường cần lưu ý điều gì?

Giáo dục và đào tạo

Chuyên gia giáo dục độc lập Bùi Khánh Nguyên đưa ra 10 lời khuyên dành cho phụ huynh của học sinh trường quốc tế có dự định chuyển trường.

Đào tạo 25 giảng viên nguồn đầu tiên về vi mạch bán dẫn cho Đà Nẵng

Giáo dục và đào tạo

Để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn, 25 học viên là giảng viên sẽ được tuyển chọn từ các trường ĐH tại Đà Nẵng tham gia khóa đào tạo giảng viên...

Khối ngành thiết kế-kiến trúc-mỹ thuật liệu có bị AI thay thế?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời gian qua, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể 'sáng tác' vô cùng đẹp mắt nhiều sản phẩm nghệ thuật thuộc lĩnh vực nhiếp ảnh, kiến trúc, hội họa được. Điều này liệu có khiến những...

Phụ huynh TP.HCM thăm bếp ăn bán trú kiểu Nhật, ăn cơm cùng con

Giáo dục và đào tạo

Phụ huynh học sinh Trường tiểu học Trưng Trắc, Q.11, TP.HCM tới trường thăm bếp ăn mẫu bán trú kiểu Nhật, ăn cơm cùng con để đánh giá chất lượng bữa ăn.

Hà Nội yêu cầu đánh giá đúng thực lực học sinh để ôn tập phù hợp

Giáo dục và đào tạo

Sở GD-ĐT Hà Nội cho rằng, nhiều học sinh trên địa bàn những năm gần đây xét tuyển ĐH bằng các chứng chỉ quốc tế, không phụ thuộc vào kết quả thi tốt nghiệp THPT. Do vậy học sinh có tâm...