Danh sách bài viết

Địa mạo học

Cập nhật: 28/12/2017

Địa mạo học

 

Địa mạo học (tiếng Hy Lạp: γη, ge, "Trái Đất"; μορφή, morfé, "hình dạng"; và λόγος, logos, "sự hiểu biết") là khoa học nghiên cứu về địa hình và các quá trình thành tạo chúng. Các nhà địa mạo học nghiên cứu về lịch sử và động lực thành tạo địa hình, và dự đoán các biến đổi của địa hình trong tương lai thông qua việc kết hợp các quan sát thực tế, thí nghiệm vật lý, mô hình số. Địa mạo học được thực hành trong địa chất họctrắc địađịa lýkhảo cổ học, và kỹ thuật xây dựng dân dụng và kỹ thuật môi trường. Các nghiên cứu trước đây về địa mạo học là nền tảng cho thổ nhưỡng học, một trong hai nhánh chính của khoa học đất.

Tổng quan

Tiến hóa địa hình là kết quả của sự kết hợp giữa các quá trình tự nhiên và sự tiến hóa của loài người. Cảnh quan được tạo ra bởi sự nâng kiến tạo và núi lửa. Sự bào mòn bao gồm quá trình xói mòn và phá hủy khối tạo ra trầm tích. Trầm tích này được vận chuyển và lắng đọng ở một nơi nào đó tạo nên cảnh quan. Các cảnh quan cũng có thể là những nơi bị sụp lún hoặc do kiến tạo hoặc do các biến đổi vật lý trong các lớp trầm tích nằm bên dưới chúng. Các quá trình này chịu ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau bởi khí hậusinh thái, và hoạt động của con người.

Các quá trình

Gorge bị sông Ấn cắt vào đá gốc ở vùng Nanga Parbat, Pakistan. Đây là một vực sông sâu nhất thế giới. Bản thân Nanga Parbat là ngọn núi cao thứ 9 trên thế giới.

Các quá trình liên quan đến địa mạo thường được xếp thành các nhóm: (1) sản phẩm của tàn tích được tạo ra bởi hoạt động phong hóa và bóc món, (2) vận chuyển các vật liên ở trên, (3) sự lắng đọng của các vật liệu này. Các quá trình bề mặt có vai trò tạo các địa hình quan trọng như giósónghòa tantrượt lở, vận động của nước dưới đấtdòng chảy trên mặtbăng hàkiến tạo, và núi lửa. Các quá trình địa mạo khác có thể gồm chu kỳ đóng băng-tan băng, kết tinh của muối, hoạt động của dòng hải lưu, thấm qua đáy đại dương hoặc tác động ngoài trái đất.

Các quá trình của gió

Bào mòn do gió, gần Moab, Utah

Các quá trình của gió liên quan đến hoạt động thổi mòn, vận chuyển và lắng đọng do tác dụng của gió, làm thay đổi hình dạng bề mặt trái đất. Hoạt động này diễn ra mạnh ở những vùng có lớp phủ thực vật mỏng và cung cấp lượng lớn vật liệu hạt mịn, các vật liệu trầm tích bở rời. hoạt động của gió là chủ đạo trong các môi trường khô hạn như sa mạc.[1]

Hoạt động của sinh vật

Hoạt động của sông

Seif và barchan dunes in the Hellespontus region on the surface of Mars. Dunes are mobile landforms created by the transport of large volumes of sand by wind.

Hoạt động băng hà

Quá trình sườn

Hoạt động magma

Các quá trình magma xâm nhậo hay phun trào đều có tác động đến địa mạo. Hoạt động phun trào núi lửa có khuynh hướng làm trẻ hóa địa hình, phủ lên các bề mặt cổ hơn bằng dung nham và tro núi lửa, giải phóng một lượng lớn vật liệu mảnh vụn và có thể làm sông đổi hướng. Nón núi lửa tạo thành do phun trào là một địa hình mới, có thể chịu tác động của các quá trình bề mặt khác. Các đá magma xâm nhập sau khi bị hóa rắn ở dưới sâu có thể bị nâng lên bề mặt hoặt sụt lún, tùy thuộc vào vật liệu mới hình thành nặng hơn hay nhẹ hơn đá nó chiếm chỗ.

Quá trình kiến tạo

Hoạt động của biển

Các quá trình biển liên quan đến tác động của sóng, dòng chảy và thấm chất lưu qua đáy biển.

Ứng dụng

Các ứng dụng thực hành của địa mạo học bao gồm các đo đạc và sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đánh giá các tai biến như dự đoán và giảm thiểu trượt đất, chỉnh trị và hồi phục dòng sông, bảo vệ bờ biển, và đánh giá sự có mặt của nước trên Sao Hỏa.

Cổ địa mạo học nghiên cứu về địa mạo của tất cả hoặc một phần bề mặt Trái Đất trong quá khứ.

Nguồn: / 0