Danh sách bài viết

Diễn đàn 'Để không còn khổ vì học': Tết không bài tập, được không?

Cập nhật: 07/01/2023

Nhà tôi luôn rộn tiếng cười trẻ thơ. Ngôi nhà trở thành "điểm hẹn" vào mỗi dịp cuối tuần, ngày hè, lễ tết … Tết sum vầy càng "đong đầy" tiếng trẻ. Tuy nhiên, tôi cũng có "cảm xúc buồn… nhẹ" khi nghe một cháu nói phải học nhiều trong những ngày Tết.

bài tập

Dịp Tết, thay vì để con vùi đầu trong sách vở, cha mẹ nên khuyến khích con tham gia các hoạt động cùng gia đình, người thân, tới nhà sách để giúp con cân bằng sau một học kỳ căng thẳng - Ảnh: N.HUY

Vào buổi sáng một ngày giáp Tết năm trước, cháu ghé nhà tôi chơi khoảng được mười phút rồi chào về. Cháu cũng rất thích vui chơi với đám bạn, đá bóng, đá cầu… nhưng đành phải về. Cháu cho hay: "Cháu chỉ được giải lao mười lăm phút. Cháu xuống đây chơi một lúc, giờ phải về học bài".

Nghe thế, tôi nói với cháu: "Nghỉ Tết rồi còn học gì nữa. Tết là dịp vui chơi, vận động thể thao nhiều hơn chứ, sao còn phải học?". Cháu buồn rầu nói: "Bố cháu dặn cháu rồi, Tết nay chỉ được nghỉ hai ngày. Đúng hai ngày thôi".

Tôi không hỏi cháu cụ thể về hai ngày nào trong Tết. Có thể là 30 và mùng 1, hoặc mùng 1 và mùng 2. Còn nhiều ngày khác trong dịp nghỉ Tết, cháu và nhiều học sinh khác phải vùi đầu với đống sách vở và bài tập mà thầy cô giao cho trước Tết.

Việc thầy cô giao bài tập quá nhiều "đánh cắp" ngày Tết của học sinh đã được nói đến nhiều năm nay, thế nhưng tình hình vẫn không thay đổi. 

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Quảng Bình là những địa phương đầu tiên "cởi trói" cho học sinh về việc nói không với bài tập Tết. Điều này nhận được sự ủng hộ của rất nhiều phụ huynh, học sinh. Các địa phương khác thì sao?

Tình trạng học ngày học đêm, kiểu học chạy "sô", học nhiều đến nỗi phải cầm sách ngồi sau lưng ba mẹ học bài trên "con đường đến trường", học thừa kiến thức giáo khoa nhưng thiếu kiến thức thiết thực từ cuộc sống hằng ngày, học đến mụ người khiến học sinh mệt mỏi, căng thẳng, trầm cảm… không những tồn tại mà còn phát triển trong nhiều năm qua. 

Những bữa cơm ăn vội trên đường đến trường, thiếu ngủ vì làm bài tập quá nhiều ảnh hưởng sức khỏe, chưa kể tới hệ lụy khác khiến cho học sinh khó có thể có niềm vui mỗi ngày đến trường.

Tết đến, niềm vui chỉ thoáng qua mà không trọn vẹn, thậm chí có học sinh cảm thấy ám ảnh bởi áp lực mang tên "bài tập tết". Không ít trường hợp học sinh về quê đón Tết nhưng không quên "ôm" sách vở để làm bài, không ít học sinh vừa đi chơi vừa lo tới giờ về nhà làm bài tập…

Cũng có một vài trường, khi một vài thầy cô đặt mình vào vị trí học sinh đã chủ động "cởi trói" cho học sinh, sẵn sàng nói không với bài tập Tết. Tuy nhiên, số này chưa nhiều.

Trở lại câu chuyện của cháu hàng xóm, khi thầy cô đã gây áp lực cho học sinh vì ra bài tập quá nhiều, cha mẹ thay vì nên động viên và khuyến khích con hòa mình vào không khí Tết thì lại gây thêm áp lực, bắt con phải học nhiều. Có những cha mẹ (có trình độ) còn ra thêm nhiều bài tập cho con vào dịp Tết. Thế là con đón Tết trong sách vở.

Tết là dịp để con trẻ được nghỉ ngơi, để có niềm vui đón Tết. Bao bài học quý thiết thực từ những ngày Tết cần trao cho con thì cha mẹ lại "trói" con trong sách vở. Cha mẹ lại "đánh cắp" Tết của con vì điểm số, vì bệnh thành tích. 

Đừng vin vào đủ thứ lý do, nhất là lý do thi cử, để trẻ phải gồng mình trong những ngày Tết với việc "học tập tại gia". Cha mẹ được nghỉ Tết, cha mẹ cũng từng là học sinh, vậy sao còn ép con học vào dịp Tết? Tết không bài tập, được không?

Nguồn: tuoitre.vn / HOÀNG THÁI HÙNG

Tags : bài tập  Tết  học sinh 

Đề xuất có giáo viên tiếng Anh trong trường mầm non công lập

Giáo dục và đào tạo

Các trường mầm non ở Hà Nội có chung đề xuất Bộ GD-ĐT phối hợp với các bộ, ngành trình Chính phủ phê duyệt vị trí việc làm cho giáo viên dạy tiếng Anh cho trẻ tại...

'Thế hệ XO'

Giáo dục và đào tạo

Đồng hồ điểm 16 giờ 5 phút, chị Hoàng Thanh Hiền tắt phụt màn hình máy tính, sấp ngửa chạy ra bấm thang máy. Tới hầm xe, chị có 3 phút để choàng hết đồ bảo hộ, chống chọi với thời...

Chọn học ngành 'nóng' sẽ dễ có việc làm?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời gian qua, nhiều ngành học mới ra đời đáp ứng xu hướng và được xem là ngành "nóng/hot". Tuy nhiên, những ngành học trước đó cũng vẫn không giảm 'nóng'. Vậy độ...

Chọn ngành 'nóng' phải chấp nhận cạnh tranh?

Giáo dục và đào tạo

Khi quyết định nộp hồ sơ vào các ngành học xu hướng, ngành 'nóng'/'hot', thí sinh có những thuận lợi và khó khăn gì? Với những ngành học không được xem là...

Từ hôm nay học sinh có thể thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục và đào tạo

Bắt đầu từ hôm nay 24.4, thí sinh đang học lớp 12 có thể thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT trực tuyến trên hệ thống quản lý thi ngay sau khi được cấp tài khoản và mật khẩu.

Nhóm sinh viên đại diện Việt Nam đến Anh giành cơ hội khởi nghiệp bằng AI

Giáo dục và đào tạo

Với ý tưởng dùng trí tuệ nhân tạo (AI) để đánh giá tình trạng kích ứng và dị ứng da đầu, 3 sinh viên từ Trường ĐH RMIT Việt Nam đã vượt qua hơn 5.000 người để đại diện Việt...

Trang web tuyển sinh bị sập, dữ liệu thí sinh đăng ký có bị mất?

Giáo dục và đào tạo

Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM vừa thông báo gia hạn thời gian đăng ký thi các môn năng khiếu và đăng ký xét tuyển trực tuyến sau sự cố trang web tuyển sinh bị sập nhiều ngày liền.

Đề kiểm tra ngữ văn lan tỏa tinh thần 'Sống đẹp' từ cuộc thi Báo Thanh Niên

Giáo dục và đào tạo

Sáng 24.4, học sinh lớp 9 Trường THCS Minh Đức (Q.1, TP.HCM) làm bài kiểm tra môn ngữ văn có chủ đề xuyên suốt 'Sống đẹp', với ngữ liệu ở phần đọc hiểu là đoạn trích của những bài viết về...

Tài trợ gần 30 tỉ đồng cho các dự án tiếng Anh, giáo dục, nghệ thuật

Giáo dục và đào tạo

Hội đồng Anh tài trợ 946.000 bảng Anh (gần 30 tỉ đồng) để hỗ trợ 30 dự án hợp tác giữa Anh và Việt Nam ở 3 lĩnh vực nghệ thuật, giáo dục, tiếng Anh nhằm tạo ra di sản lâu dài về kết nối, cộng tác...

Công bố phổ điểm 3 đợt đầu bài thi đánh giá năng lực HSA 2024

Giáo dục và đào tạo

Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội đã công bố phổ điểm 3 đợt đầu bài thi đánh giá năng lực HSA 2024.