Danh sách bài viết

Đông trùng hạ thảo Himalaya nguy cơ tuyệt chủng

Cập nhật: 23/10/2018

Được thu hoạch quá mức và khí hậu biến đổi, số lượng đông trùng hạ thảo ở Himalaya bị giảm một cách nghiêm trọng.

Tại các nước châu Á, đông trùng hạ thảo được coi là thần dược. Dù khoa học phương Tây chưa chứng minh, người dân vẫn tin loại "thuốc" này chữa được mọi chứng bệnh, từ suy giảm khả năng tình dục đến ung thư. Người ta đun đông trùng hạ thảo trong nước để pha trà hoặc cho vào món canh, món hầm.

Do công dụng "thần kỳ" và khó khai thác, đông trùng hạ thảo vô cùng đắt đỏ. "Đây là một trong những sản phẩm sinh học giá trị nhất thế giới, đem đến nguồn thu đáng kể cho hàng trăm nghìn người thu hoạch", nhóm nhà khoa học Đại học Stanford viết trên tờ Proceedings of the National Academy of Sciences.

Những năm gần đây, số lượng đông trùng hạ thảo ít đi đáng kể khiến giá cả càng leo thang. Ở Bắc Kinh (Trung Quốc), đông trùng hạ thảo đắt gấp ba lần vàng, SCMP đưa tin.

Đông trùng hạ thảo được cho là 'thần dược' trong đông y.
Đông trùng hạ thảo được cho là "thần dược" trong đông y. (Ảnh: SCMP).

Để tìm hiểu nguyên nhân khan hiếm đông trùng hạ thảo, các nhà khoa học Đại học Stanford đã khảo sát 40 người làm nghề thu hái và buôn bán món hàng này. Họ đồng thời kiểm tra các công trình khoa học đã được công bố, bao gồm bài phỏng vấn hơn 800 người ở Nepal, Bhutan, Ấn Độ và Trung Quốc. Các yếu tố thời tiết, địa lý và điều kiện môi trường cũng được phân tích.

"Sử dụng dữ liệu của hai thập kỷ và bốn quốc gia, chúng tôi nhận thấy số lượng đông trùng hạ thảo giảm mạnh. Bên cạnh việc khai thác quá mức, biến đổi khí hậucũng là một nguyên nhân", các tác giả cho biết.

Đông trùng hạ thảo chỉ xuất hiện ở độ cao trên 3.500 mét so với mặt nước biển và hình thành khi các loại nấm ký sinh trên ấu trùng bướm dần giết chết vật chủ. Để phát triển, đông trùng hạ thảo cần môi trường lạnh song mặt đất không bị đóng băng vĩnh viễn.

"Nhiệt độ mùa đông ấm lên đáng kể từ năm 1979 đến 2013 khiến đông trùng hạ thảo bị ảnh hưởng", nhóm nghiên cứu Đại học Stanford lý giải. Trong số 4 quốc gia Nepal, Bhutan, Ấn Độ và Trung Quốc quanh dãy Himalaya, Bhutan có khí hậu ấm lên nhiều nhất với nhiệt độ trung bình mùa đông tăng từ 3,5 đến 4 độ.

Bên cạnh đó, đông trùng hạ thảo không tự di chuyển lên vùng núi cao để đối phó với sự thay đổi khí hậu nên càng bị suy giảm về số lượng.

Trước nguy cơ đông trùng hạ thảo tuyệt chủng, các nhà khoa học khuyến cáo con người nên chuyển sang sử dụng các loại thảo dược khác. Ngoài tác động đến môi trường, đông trùng hạ thảo khan hiếm còn gây ra khó khăn về mặt kinh tế và mâu thuẫn giữa những cá nhân sống nhờ nghề thu hái. Năm 2011, 19 người Nepal bị kết án do giết hại một nhóm nông dân trong lúc tranh chấp đông trùng hạ thảo.

Đông trùng hạ thảo là gì?

Đông trùng hạ thảo là một loại đông dược quý có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm Ophiocordyceps sinensis thuộc nhóm nấm Ascomycetes trên cơ thể ấu trùng của một vài loài bướm trong chi Thitarodes Viette (trước đây phân loại trong chi Hepialus Fabricius, 1775). Phần dược tính của thuốc đã được chứng minh là do các chất chiết xuất từ nấm Ophiocordyceps sinensis. Nó được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền Trung Hoa và y học cổ truyền Tây Tạng..

Tên gọi "đông trùng hạ thảo" xuất phát từ quan sát thực tế khi thấy vào mùa hè nấm Ophiocordyceps sinensis mọc chồi từ đầu con sâu nhô lên khỏi mặt đất. Vào mùa đông thì nhìn cặp cá thể này giống con sâu (côn trùng), còn đến mùa hè thì chúng trông giống một loài thực vật (thảo mộc) hơn.

Theo VNE

Nguồn: / 0

Sinh vật kỳ lạ dưới đáy Thái Bình Dương có thể cứu thế giới?

Quản trị nhân lực

Một nhóm nghiên cứu đa quốc gia phát hiện nơi đáy biển sâu nhất của Thái Bình Dương hiện diện một loài sinh vật bí ẩn đang ngốn ngấu carbon dioxide.

Xác 145 con cá voi phủ dọc bãi biển New Zealand

Quản trị nhân lực

Khoảng một nửa đàn cá voi hoa tiêu đã chết khi mắc cạn, số còn lại được giết nhân đạo vì không còn khả năng phục hồi.

Đại dương trên Trái đất đang bị "hút" xuống một nơi mà không ai biết đấy là đâu

Quản trị nhân lực

Nước dưới biển sâu đang bị hút dần xuống đáy biển. Nhưng cụ thể chúng đi đến đâu, không ai rõ.

Loài cá nhanh như tia chớp khiến giới khoa học choáng váng

Quản trị nhân lực

Tuy bề ngoài thô kệch, xấu xí, loài cá ếch lại nhanh như chớp khi chỉ tốn 1/6.000 của 1 giây để đớp con mồi.

Cá sao biến mất dưới cát trong nháy mắt để ngụy trang

Quản trị nhân lực

Cá sao dùng vây và đuôi hất cát lên rồi vùi mình xuống để đợi con mồi xuất hiện.

Cá voi sát thủ bao vây người đi biển ở New Zealand

Quản trị nhân lực

Ba con cá voi sát thủ di chuyển quanh một phụ nữ đang bơi khiến cô ấy hoảng sợ tìm cách bơi về bờ.

5 loài hải sâm tuyệt đẹp mới phát hiện ở Thái Bình Dương

Quản trị nhân lực

Các nhà sinh vật học vừa phát hiện ra một nhóm hải sâm đặc biệt dưới đáy biển phía Đông Bắc Thái Bình Dương.

Cá ngừ khổng lồ bị bão mạnh đánh dạt vào bờ biển Scotland

Quản trị nhân lực

Con cá ngừ vây xanh dài hơn một người trưởng thành dạt vào bờ biển Scotland sau cơn bão mạnh, khiến người dân địa phương đổ xô tới xem.

Giới khoa học sửng sốt phát hiện hệ sinh thái mới dưới đáy đại dương sâu 3.800m

Quản trị nhân lực

Hệ sinh thái mới được đặt tên là Jaich Maa, nằm dưới độ sâu 3.800m trong lưu vực Pescadero ở phía nam Vịnh California (Mỹ).

Phát hiện loài "cóc núi tiểu yêu tinh" tại Việt Nam

Quản trị nhân lực

Loài cóc nhỏ với hai cặp sừng nhọn được phát hiện tại các khu rừng trên núi cao mù sương và đầy rêu của Lâm Đồng, Việt Nam.