Danh sách bài viết

Dự thảo quy chế thi THPT Quốc gia: Thang điểm 20 có lợi cho thí sinh

Cập nhật: 21/12/2014

Sau khi công bố dự thảo quy chế tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, Bộ GD&ĐT có buổi làm việc lấy ý kiến một số trường ĐH nhằm góp ý cho bản dự thảo. Đa số các hiệu trưởng trường ĐH đều cho rằng, thang điểm 20 sẽ có lợi cho thí sinh.

Chi tiết hóa đáp án

PGS TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, thang điểm 20 sẽ chi tiết hóa đáp án, có lợi cho thí sinh hơn. Với thang điểm này, người ra đề và người làm đáp án sẽ vất vả hơn, nhưng người chấm theo barem cũng chính xác hơn. Việc mở rộng thang điểm cũng thuận lợi cho các trường khi xét tuyển sinh. 

Dự thảo quy chế thi THPT Quốc gia: Thang điểm 20 có lợi cho thí sinh - 1

Thi ĐH - CĐ năm nay sẽ có nhiều thay đổi.

Ông Minh ví dụ, lượng thí sinh có thể đăng ký vào một ngành rất đông, như khoa Toán trường ĐH Sư phạm năm 2014 điểm chuẩn là 25. Tuy nhiên, với mức điểm này trường thiếu khoảng 20 em. Nếu trường hạ điểm chuẩn 24,5 thì có tới 100 em trúng tuyển. Vì thế, trường đành chịu thiếu chỉ tiêu chứ không dám hạ điểm chuẩn.

TS Phan Huy Phú, Hiệu trưởng Trường ĐH Thăng Long chia sẻ: Lo lắng của phụ huynh và học sinh trước dự thảo quy chế mới về kỳ thi THPT quốc gia là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, nghiên cứu các nội dung, ông cho rằng, thang điểm mở rộng ra 20 sẽ càng chi tiết hóa nội dung. Thí sinh dễ ăn điểm từng chi tiết nhỏ sẽ càng có lợi hơn khung điểm 10. Nếu như trước đây, với khung điểm 0,25 và thang điểm 10 chỉ cần 40 ý là kịch trần thì nay cần tới 80 ý mới đạt thang điểm 20. Thí sinh mất điểm ở ý này vẫn có thể dễ dàng đạt điểm ở ý khác trong cùng một câu.

“Có kết quả điểm mới đăng ký vào trường rất có lợi cho thí sinh, vì vậy thí sinh và người nhà nên tìm hiểu ngành học, trường học tương ứng với đầu ra, tương lai nghề nghiệp... Đây cũng là bài toán hướng nghiệp của trường THPT”.  

Phó viện trưởng Viện ĐH Mở Hà Nội, ông Trương Tiến Tùng

Hầu hết ý kiến các trường khi được hỏi đều cho rằng, nội dung dự thảo quy chế mới khá hợp lý, không gây sốc. Phần lớn nội dung quy chế tập hợp lại những điều đã làm trước đó như tổ chức thi cụm, cấp 4 giấy chứng nhận kết quả thi tương ứng với 4 nguyện vọng 1, 2, 3, 4 trước đó. Nội dung đề thi chủ yếu lớp 12 đã được áp dụng trong đề thi năm 2014 và được dư luận khá hài lòng. Đặc biệt, quy chế mới cho phép thí sinh thi xong, biết kết quả mới đăng ký vào các ngành, trường phù hợp với khả năng của mình cũng là điểm lợi cho thí sinh. Nếu trước đây, thí sinh thi ĐH đánh cược với khả năng của mình thì nay “ăn chắc” điểm trong tay, biết được trình độ của mình đến đâu mới đăng ký ngành học là hợp lý.

Trong vai trò phụ huynh, Phó viện trưởng Viện ĐH Mở Hà Nội Trương Tiến Tùng chia sẻ, việc Bộ GD&ĐT tổ chức kỳ thi hai trong một là cần thiết. Tổ chức cụm thi sẽ giảm tải cho xã hội vấn đề giao thông, đi lại. Người nhà và thí sinh phần nào đỡ vất vả hơn khi không phải tìm nhà trọ ở thuê, ăn cơm bụi để thi cử. “Về lâu dài, cái lợi là người không theo học ở các trường THPT vẫn có quyền đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Đạt điểm vẫn được công nhận trình độ”, ông Tùng nói.

Trường vất vả, thí sinh ảo nhiều hơn

Sau khi biết kết quả thi, mỗi thí sinh sẽ được cấp tới 4 giấy chứng nhận thi có đóng dấu đỏ của trường chủ trì thi và mã vạch nhận dạng để thí sinh đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ. Điều này lợi cho thí sinh nhưng vất vả cho các khâu xét tuyển của các trường và khả năng thí sinh ảo tăng cao hơn.

Đại diện trường ĐH Thăng Long phân tích, dư luận lo lắng, vì mỗi thí sinh có tới 4 giấy chứng nhận thi. Ở mỗi đợt xét tuyển, thí sinh có thể dùng giấy chứng nhận kết quả để đăng ký xét tuyển vào tối đa 4 ngành của một trường sẽ làm tăng lượng thí sinh ảo. Với quy chế mới, các trường sẽ mệt mỏi hơn trong việc xét tuyển, tuy nhiên cơ hội trúng tuyển của thí sinh được tăng lên so với những năm trước.

Dự định tổ chức cụm thi cho khoảng 35.000 thí sinh, những ngày này, trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã bắt tay vào chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia trong năm tới. PGS. TS Nguyễn Văn Minh thông tin, tháng 7 mới tổ chức thi nhưng thời điểm này, trường đã liên hệ địa điểm thi. Trước đây, việc tổ chức cho khoảng 15.000-16.000 thí sinh ĐH, nay thi cụm cho kỳ thi THPT quốc gia thí sinh tăng lên khoảng 3,5 vạn, trường vất vả hơn từ khâu địa điểm tổ chức thi, địa điểm ăn ở hỗ trợ thí sinh, lực lượng coi thi, an ninh… 

Theo Nguyễn Hà (Tiền Phong)

Nguồn: /

Sở GD-ĐT TP.HCM làm việc với đơn vị dự kiến đầu tư vào Trường quốc tế AISVN

Giáo dục và đào tạo

Chiều 15.4, Văn phòng UBND TP.HCM đã truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức đối với Sở GD-ĐT và tổ công tác liên ngành theo hướng tăng cường theo dõi,...

Thi đánh giá năng lực: Giảm gần nửa số thí sinh trên 1.000 điểm

Giáo dục và đào tạo

Trong số gần 94.000 thí sinh tham dự đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM năm nay, chỉ 80 thí sinh đạt hơn 1.000/1.200 điểm.

Tuyển sinh lớp 10: Hai trường chuyên của TP.HCM tăng chỉ tiêu, thêm lớp chuyên

Giáo dục và đào tạo

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và chuyên Trần Đại Nghĩa sẽ tăng chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 và mở rộng thêm một số lớp 10 chuyên bắt đầu từ kỳ tuyển sinh năm nay.

Điểm thi đánh giá năng lực chuyên biệt: Thí sinh cao nhất môn văn chỉ 6,5 điểm

Giáo dục và đào tạo

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM vừa công bố kết quả kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt đợt 1 năm 2024. Trong số các bài thi, tiếng Anh có tỷ lệ bài thi đạt điểm cao nhiều nhất.

Cựu Hiệu trưởng Trường ĐH Đồng Nai chỉ đạo để ngoài sổ sách gần 70 tỉ đồng

Giáo dục và đào tạo

Trong thời gian từ 2009 - 2018, với vai trò là hiệu trưởng, bị can Trần Minh Hùng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chỉ đạo cấp dưới theo dõi thu, chi để ngoài sổ sách kế toán, không...

Thi đánh giá năng lực: Ít thí sinh điểm cao, có nên thi tiếp đợt 2?

Giáo dục và đào tạo

Sau khi ĐH Quốc gia TP.HCM công bố phổ điểm thi đánh giá năng lực đợt 1, các chuyên gia đã có những phân tích liên quan và lời khuyên cho thí sinh trước khi 'chốt'...

Lưu ý về đổi khu vực tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội

Giáo dục và đào tạo

Dù quy định 12 khu vực tuyển sinh ứng với hộ khẩu thường trú của học sinh tại 30 quận, huyện, thị xã nhưng Hà Nội cho phép một số trường hợp được đổi khu vực tuyển sinh khi đăng ký dự tuyển vào lớp 10...

Học lớp 6 nhưng chỉ viết được tên mình: Một 'nỗi khổ' mang tên thành tích

Giáo dục và đào tạo

Trường hợp học sinh học lớp 6 nhưng chỉ viết được tên mình ở tỉnh Quảng Bình phần nào phản ánh câu chuyện bệnh thành tích đầy nhức nhối, giáo viên bằng mọi giá không được...

Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 bằng thi Rung chuông vàng

Giáo dục và đào tạo

Trẻ em các lớp lá thi Rung chuông vàng ở từng lớp, mỗi lớp chọn ra 10 em xuất sắc nhất thi toàn trường. Hội thi với nhiều cung bậc cảm xúc, rèn luyện cho trẻ nhiều kỹ năng, kiến thức, chuẩn bị...

Làm rõ vụ nữ sinh lớp 12 Bình Phước bị bạn đánh tổn thương nội sọ

Giáo dục và đào tạo

Bị các bạn đánh khi đi học thêm, nữ sinh lớp 12 tại Bình Phước được chẩn đoán tổn thương ở đầu, tổn thương nội sọ, trầm cảm khiến gia đình lo lắng khi kỳ thi tốt nghiệp THPT đang đến gần.