Danh sách bài viết

Đức lập kỷ lục về sự vướng víu lượng tử

Cập nhật: 26/10/2022

Viện Quang học Lượng tử Max Planck hôm 24/8 báo cáo đạt được một sự vướng víu lượng tử của 14 photon, con số lớn nhất từng được ghi nhận.

Vướng víu lượng tử - được Albert Einstein mô tả như "hành động ma quái ở khoảng cách xa" - là một hiện tượng trong đó hai hay nhiều hạt trở nên đan xen vào nhau theo cách mà chúng không còn tồn tại riêng lẻ, và việc thay đổi đặc tính cụ thể của một hạt dẫn đến sự thay đổi ngay lập tức cho đối tác của nó, ngay cả khi ở rất xa.

Mặc dù khoa học chưa giải thích được điều này, các thí nghiệm đã chứng minh được vướng víu lượng tử thực sự tồn tại và thậm chí trở thành nền tảng của các công nghệ mới như máy tính lượng tử, nơi các hạt vướng víu được sử dụng để lưu trữ và xử lý thông tin. Theo thuật ngữ điện toán, chúng được gọi là bit lượng tử hoặc qubit.

Để sử dụng hiệu quả một máy tính lượng tử, cần có một số lượng lớn hơn các khối xây dựng cơ bản - về mặt kỹ thuật là vướng víu lượng tử - để thực hiện các phép tính toán. Một nhóm các nhà vật lý tại Viện Quang lượng tử Max Planck (MPQ) ở Đức đã lần đầu tiên chứng minh nhiệm vụ này với các photon do một nguyên tử phát ra.

Bằng kỹ thuật mới, nhóm nghiên cứu đã tạo ra tới 14 photon vướng víu trong một bộ cộng hưởng quang học, có thể được điều chỉnh thành các trạng thái vật lý lượng tử cụ thể một cách có mục tiêu và rất hiệu quả. Phương pháp này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các máy tính lượng tử mạnh mẽ và bền bỉ, đồng thời phục vụ cho việc truyền dữ liệu an toàn trong tương lai.

Một nguyên tử rubidi bị mắc kẹt trong bộ cộng hưởng quang học bao gồm hai gương phản xạ cao.
Một nguyên tử rubidi bị mắc kẹt trong bộ cộng hưởng quang học bao gồm hai gương phản xạ cao. Sự kích thích lặp đi lặp lại của nguyên tử tạo ra một chuỗi photon vướng vào nhau. (Ảnh: MPQ).

Trong thí nghiệm, các nhà vật lý đặt một nguyên tử rubidi ở trung tâm của một khoang quang học. Với ánh sáng laser có tần số nhất định, trạng thái của nguyên tử có thể được xác định chính xác. Sau đó, họ sử dụng một xung điều khiển bổ sung để chiếu vào nó, khiến nó phát ra một photon vướng vào nguyên tử.

Quá trình được lặp lại cho đến khi toàn bộ chuỗi photon được tạo ra, tất cả đều vướng vào nhau. Giữa mỗi lần phát xạ, nguyên tử được điều khiển theo một cách nhất định (quay), giúp tạo ra sự vướng víu của 14 photon.

"Theo hiểu biết của chúng tôi, 14 hạt ánh sáng liên kết với nhau là số lượng photon vướng víu lớn nhất được tạo ra trong phòng thí nghiệm cho đến nay", đồng tác giả Philip Thomas tại MPQ nhấn mạnh.

Nhóm nghiên cứu cũng cho biết đây là quy trình hiệu quả nhất từng được phát triển với hiệu suất đạt gần 50%.

"Điều này có nghĩa là hầu như mỗi giây nhấn nút để bắn ra tia laser vào nguyên tử rubidi sẽ tạo ra một photon có thể được sử dụng cho một ứng dụng cụ thể", Thomas nói thêm. "Nhìn chung, thí nghiệm của chúng tôi đã giải quyết được trở ngại lâu nay về điện toán lượng tử dựa trên phép đo có thể mở rộng".

Ngoài tính toán lượng tử, nghiên cứu cũng có thể thúc đẩy giao tiếp lượng tử, nơi thông tin được gửi qua cáp quang. Phương pháp do nhóm của Thomas phát triển sẽ cho phép gửi thông tin lượng tử qua các photon vướng víu, đảm bảo thông tin liên lạc an toàn, thông cáo báo chí cho biết.

Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nature hôm 24/8. Trong giai đoạn tiếp theo, Thomas và các đồng nghiệp sẽ tiếp tục làm việc để tạo ra các photon từ hai nguyên tử.


    Nguồn: /

    Công ty của tỷ phú Elon Musk chuẩn bị thử nghiệm chip cấy ghép não người đầu tiên

    Các ngành công nghệ

    Neuralink, công ty công nghệ thần kinh do Elon Musk thành lập, đang xây dựng con chip “giao diện não-máy tính” để cấy vào não người.

    SiTime thu nhỏ kích thước của chip khoảng 9 lần so với loại thông thường

    Các ngành công nghệ

    Ngày 19/9, công ty SiTime (Mỹ) thông báo đã thu nhỏ được kích thước của một loại chip mới khoảng 9 lần so với các sản phẩm hiện có trên thị trường.

    Nghiên cứu mới: AI quy hoạch đô thị tốt hơn con người

    Các ngành công nghệ

    Mô hình AI có thể tính toán trong vài giây một số nhiệm vụ nhất định trong quy hoạch đô thị mà con người phải mất từ 50 đến 100 phút để thực hiện.

    Khi nào robot biết khóc?

    Các ngành công nghệ

    Bằng việc biến cảm xúc thành các thông số được định lượng, robot trong tương lai có thể nhận biết và phản ứng sự vui, buồn của con người.

    11 lỗi sai chúng ta hay mắc khi sạc pin điện thoại, như thể thói quen khó từ bỏ

    Các ngành công nghệ

    Pin điện thoại và máy tính bảng ngày nay có chu kỳ sạc cụ thể. Cho nên để kéo dài tuổi thọ pin và sạc pin an toàn thì bạn cần trang bị kiến thức về sạc pin đúng cách.

    Top 11 thủ thuật tăng tốc website

    Các ngành công nghệ

    Nghiên cứu thói quen sử dụng máy tính cho thấy người dùng sẽ chuyển sang trang khác nếu website không có “động tĩnh” gì sau 4 giây.

    Phím số trên PC và laptop xuất hiện từ khi nào?

    Các ngành công nghệ

    Bộ phím số trên máy tính đã có một tuổi đời rất dài trước khi trở thành một trong những phần không thể thiếu được trên bất kỳ mẫu bàn phím máy tính nào hiện nay.

    Nút WPS trên router dùng để làm gì?

    Các ngành công nghệ

    Nếu bạn từng mân mê chiếc router của mình, bạn có lẽ đã phát hiện ra một nút bấm lạ với dòng chữ “WPS”. Nhưng nút bấm bí ẩn này là gì, và điều gì sẽ xảy ra nếu bạn bấm nó?

    Trình duyệt Tor là gì và nó bảo vệ sự riêng tư của bạn bằng cách nào?

    Các ngành công nghệ

    Nếu bạn mới tìm hiểu về quyền riêng tư và bảo mật trên internet, bạn có lẽ đã từng nghe về một thứ gọi là Tor - một phần mềm kết nối internet đi kèm trình duyệt của riêng nó hiện đang được sử dụng khá rộng rãi.

    Bằng sáng chế lạ của Hải quân Mỹ

    Các ngành công nghệ

    Những thiết bị tưởng như chỉ có trong phim viễn tưởng đã được mô tả trong bằng sáng chế của Hải quân Mỹ.