Danh sách bài viết

Duy thức học với máy tính (P.2)

Cập nhật: 28/12/2017

Chúng sinh sở dĩ không biết được Phật pháp, không gặp được đức Như Lai là do bởi chấp thường, chấp pháp và chấp ngã gây nên. Lý do bởi những vật chất chỗ thấy của thế gian đều cho là thật có. Hơn nữa vô minh điên đảo ở phương diện này lại thêm sâu, cho nên đối với tính nhạy cảm đặc biệt các thứ khổ não của nhân sinh, gặp được thuận cảnh thì cao hứng đắc ý hí hửng, nếu như va chạm đến nghịch cảnh thì trở nên mười phần chán nản hết mười.

CHƯƠNG III

 

TRONG TÂM THỨC ĐIÊN ĐẢO VÔ MINH KIỀM CHẾ CHÚNG SINH ĐÁNG SỢ

 

Điện não khống chế nhân loại chỉ giới hạn trong phạm vi thế giới này, nhưng trong Thức A Lại Da điên đảo vô minh kiềm chế đối với chúng sinh không biết lớn hơn điện não gấp bội nhiều ít, thật là không có thể dùng số để tính được.

 

Chúng sinh từ vô thỉ đến nay, liền khởi vọng thành hoặc lần lựa vô cùng, khiến bị sinh tử liên tục lẫn nhau, nổi chìm không bao giờ chấm dứt, có chỗ gọi là “xương khô cao hơn núi Tu Di, nước mắt rơi xuống đầy cả bốn biển lớn”. Xương khô ở đây có nghĩa là chỉ cho một người mỗi lần sau khi thọ sinh đi đến kết quả tử vong, để lại xương trắng và nước mắt ở đây có nghĩa là quyến thuộc của họ vì họ tử vong liền kêu khóc thảm thiết. Xương trắng và nước mắt nhiều như thế không thể nào không khiến tâm của con người kinh đảm đập mạnh. Cho nên mỗi người cần phải suy nghĩ kỹ càng xem đã, là có lỗi cũng nên cần sớm chấm dứt sinh tử?

 

Nghiệp lực trong ruộng tâm Thức cố nhiên là hạt giống luân hồi, nhưng nay lại không đề cập đến pháp giới khác của họ thọ luân hồi, tức là chỉ cho Thiên Đạo, A Tu La Đạo, Súc Sanh Đạo, Ngạ Quỹ Đạo và Địa Ngục Đạo, ở đây chỉ nói pháp giới của con người mà thôi. Nguyên nhân trong tâm Thức con người vọng tính điên đảo, ảo hiện giả ngã, lại chấp cho là thật, nên thọ lấy các thứ biến chuyển. Tối chủ yếu trong vọng tính điên đảo có sáu thứ phiền não căn bản là căn bản của tất cả pháp bất thiện, tức là:

 

1. Tham: khởi lên từ thân thể, sinh ra các thứ tham ái quyến luyến, không biết vô thường.

 

2. Sân: không rõ nguyên lý không của ngũ uẩn, thường sinh chấp trước, não loạn tình cảm của chí hướng.

 

3. Si: không biết nhân quả, mê nơi hiện tượng, điên đảo ngu muội.

 

4. Mạn: lỗi lầm nơi tự thị, tự tín, chọn lấy “Ngã” làm trung tâm.

 

5. Nghi: lỗi lầm nơi sự chọn lấy pháp thế gian làm xu hướng, không thể phát khởi chính tín.
 

6. Kiến: chấp ngã, chấp thường, phủ nhận lý nhân quả, tu theo tà kiến tà hạnh.
 

Con người sau khi có sáu thứ phiền não căn bản như trên đã trình bày, lại còn sinh ra chi tiết, gọi là phiền não ngọn ngành, cộng chung có hai mươi thứ. Lại nữa nguyên nhân phát sinh tiếp theo loại phiền não này chính là phiền não căn bản, có chỗ gọi là Tùy Phiền Não. Tùy Phiền Não gồm có ba loại là Tiểu Tùy Phiền Não, Trung Tùy Phiền Não và Đại Tùy Phiền Não. Tiểu Tùy Phiền Não gồm có mười thứ, Trung Tùy Phiền Não gồm có hai thứ, Đại Tùy Phiền Não gồm có tám thứ. Danh xưng và giải thích của mỗi thứ Tùy Phiền Não được trình bày như dưới đây:

 

A. Tiểu Tùy Phiền Não

 

1. Phẩn: nguyên nhân không đạt được lợi ích, tâm khởi lên ý tức giận.

 

2. Hận: sau khi câm phẩn nhớ nhung không bỏ, phát động nội kết oán hờn.

 

3. Phú: che giấu lỗi lầm, không sám không hối, tìm cầu bảo vệ danh lợi.

 

4. Não: nguyên nhân không đạt được lợi ích mà ôm ấp căm thù, thường thường nóng nảy.

 

5. Tật: nguyên nhân thấy người danh lợi lớn mà phát khởi lo âu không yên.

 

6. San: không chịu bố thí để làm lợi ích cho chúng sinh.

 

7. Cuống: vì cầu danh lợi, làm ngụy quân tử, hư vọng dối trá.

 

8. Xiểm: xu nịnh những kẻ có tài năng và thế lực để lợi ích cho mình, không cần chiếu cố đến chính nghĩa.

 

9. Hại: không tôn trọng sinh mạng, tha hồ gây tổn thương.

 

10. Kiêu: cho danh lợi thế gian là vinh quang, tham trước không xả.

 

B. Trung Tùy Phiền Não

 

1. Vô Tàm: đối với việc làm tội lỗi của mình lại không cho là xấu hổ, không tin nhân cách, tự gây tạo cho người khác.

 

2. Vô Quý: chế nhạo, nói xấu, công kích người khác không chút thương hại ai cả, cứ tha hồ đắc ý, lại hâm mộ bạo ác, lấy đó làm tấm gương cho sự học tập.

 

C. Đại Tùy Phiền Não

 

1. Bất Tín: tâm không thể tập trung cho nên khó mà tìm cầu chân lý.

 

2. Giãi Đãi: rõ biết sự sơ hở cần phải làm mà chẳng vui lòng thực hiện.

 

3. Phóng Dật: không vui thích tu tập thiện pháp ngay, lại có dịp không đề phòng thiện pháp.

 

4. Hôn Trầm: ngu muội không biết, chính kiến không phát khởi.

 

5. Trạo Cử: tâm chẳng bình lặng an tịnh, thường phản ứng nông nổi, chính định không phát sinh được.

 

6. Thất Niệm: thường thường sơ suất, không nhớ được sự giác ngộ chiếu soi, không có chính niệm.

 

7. Bất Chánh Tri: đối với đạo lý của sự việc không thể phân tích, không thể hiểu rõ.

 

8. Tán Loạn: tâm chẳng an định, phân tán không chủ đích.
 

Ngoại trừ sáu Phiền Não Căn Bản và hai mươi Tùy Phiền Não, còn có bốn Bất Định:

 

1. Hối: tức là đối với những việc lỗi lầm của mình đã làm liền phát khởi hối hận bất an. Như đối với những việc ác của mình đã làm hoặc chẳng làm những việc thiện liền phát khởi ăn năn đó là thiện. Nếu như đối với những việc thiện của mình đã làm hoặc chẳng làm những việc ác liền phát khởi ăn năn lại là ác.

 

2. Miên: ngủ nghỉ vượt hơn chỗ nhu cầu, hoặc thường ưa thích ngủ nghỉ là bất thiện.

 

3. Tầm: phàm những sự việc chỉ biết quan sát hình tướng thô thiển bên ngoài mà chẳng chú ý đến nhân duyên của nó. 4. Tứ: quan sát hình tướng vi tế, nghĩa là phàm những sự việc truy cứu đến nhân duyên của nó, nhưng chỗ quan sát nếu thiện chính là thiện, nếu ác chính là ác.

 

Ngoài đây ra còn có năm Biến Hành, năm Biệt Cảnh và mười một Thiện, cùng với Phiền Não Căn Bản, Phiền Não Chi Mạt và bốn Bất Định, nơi trong Duy thức gọi là năm mươi mốt Tâm Sở Pháp.

 

a. Biến Hành

 

1. Xúc: tức là Căn cùng chỗ đới với Cảnh và cùng Thức hoà hợp nhau.

 

2. Tác Ý: là tâm phát động tác dụng. 3. Thọ: tâm khởi các thứ cảm thọ.

 

4. Tưởng: khi có cảm thọ liền ghi nhớ những kinh nghiệm đã qua mà tiếp thu hiện tượng, thiết lập các thứ danh từ và ngôn ngữ cho nó.

 

5. Tư: tâm niệm bắt đầu hoạt động.

 

b. Biệt Cảnh
 

Biệt Cảnh tức là tâm ở nơi tình hình khác nhau mà sinh khởi, không phải thường xuyên cố định.

 

1. Dục: đối với sự vật ưa thích phát khởi sự hy vọng đạt được gọi là dục.
 

2. Thắng Giải: đối với nơi cảnh quan sát có tính quyết định nhận thức rõ ràng mời phần, còn đối với sự cảnh do dự nghi ngờ không quyết định gọi là không Thắng Giải.

 

3. Niệm: đối với kinh nghiệm không quên, còn đối với sư cảnh chưa trải qua kinh nghiệm thì không nhớ.

 

4. Định: đối với chỗ quán sát sự việc thường chuyên tâm chú ý, khi tán loạn thì không định.
 

5. Huệ: thường nương nơi chính lý chọn lựa không điên đảo gọi là chính huệ. Chọn lựa điên đảo không chính lý là tà huệ. Còn không năng lực phán đoán chọn lựa là không huệ.

 

c. Thiện Pháp:

 

Tự lợi lợi tha nơi hiện thế lại có thể khiến đời vị lai đặng thiện quả gọi là thiện pháp.

 

1. Tín: tin tưởng nhân quả, tin tưởng pháp xuất thế gian tăng thêm tiện lợi cho chúng sinh có thể đặng chính quả.

 

2. Tàm: đối với việc ác của mình đã từng làm phát khởi tâm hổ thẹn, phòng ngừa tái phạm.

 

3. Quý: thường phát động sự mong muốn làm việc thiện và hy vọng người hiền khác cũng làm việc thiện như thế.

 

4. Vô Tham: làm việc không có tâm tham cầu riêng tư, không phát khởi ý chiếm đạt.

 

5. Vô Sân: rõ lý nhân quả, đối với tất cả nghịch cảnh đều có thể giữ tâm bình an.

 

6. Vô Si: không mưu kế điên đão ngông cuồng, không nói lên lời lẽ sai lầm ngu muội.

 

7. Tinh Tấn: đối với tất cả việc làm điều lành mạnh dạng hướng về.

 

8. Khinh An: thường được chính định, không bị hôn trầm ngu muội.

 

9. Bất Phóng Dật: thường phát khởi giác chiếu, nội tâm tập trung, ngăn ngừa những điều ác, tu tập những điều lành. 10. Hành Xả: làm những việc lành mà không chấp tướng, làm những việc lành thanh tịnh tạo lấy công đức cho thế gian. 11. Bất Hại: không làm tổn hại khiến cho người khác tức giận, thường phát khởi tâm từ bi hộ trì.

 

Tám Thức và 51 Tâm của chúng sinh tác dụng khiến cho họ có căn thân và đối với sắc, thinh, hương, vị, xúc của thế gian sinh khởi các thứ ảnh tượng quan niệm. Lẽ đương nhiên tâm và ngoại cảnh khi đối diện giao nhau liền sinh khởi các thứ phản ứng giả lập, lại cộng thêm sự sai biệt của thời gian, vị trí, ngôn ngữ, tất cả vấn đề như tự thân, tha phương, tâm cảnh, cả vấn đề nhân quả, sinh tử, chân giả, phàm thánh, tu chứng..v..v.... đều không thể lìa khỏi tâm mà tồn tại, cho nên nói tất cả đều là Duy thức Biến Hiện.

 

Chúng sinh không biết đạo lý tỉnh thức, chỉ có Như Lai, ngoài ra không có pháp nào biết rõ đạo lý huyền diệu của Duy thức biến hoá, cho nên bị chìm đắm nơi hiện tượng, vô tận kiếp không thể ra khỏi luân hồi khổ hải. Kẻ ngu si chỉ biết hưởng thọ trước mắt trong thế gian, gây tạo nhiều thứ ác nhân. Còn người tri túc thì cũng chỉ biết sinh hoạt an định, mặc dù tuy không làm ác, cũng không biết con đường quan trọng của việc làm thiện, vì thế vẫn cứ bị lạc vào thuyết không. 

Riêng người hướng thượng thì có nhiều cách cầu pháp, hoặc tu theo đạo tiên, hoặc nương theo đạo Thần, hoặc tu theo các pháp thuật, nghiệp lực trong Duy thức biến họ đến biến họ đi, nhưng biến họ không ra khỏi một loại cứu cánh trên, nguyên vì họ hoàn toàn không biết nhân duyên của chính pháp. Cho nên nói chúng sinh đang chịu nghiệp lực trói buộc, ngoài ra họ hoàn toàn nhận thức được diện mục xưa nay của họ, tức là biết rõ đạo lý vạn pháp Duy thức chính là pháp môn đặc biệt hoàn toàn không có pháp môn nào khác. Điên đảo vô minh khiến chúng sinh thọ khổ nhiều kiếp lâu xa, bất cứ cái gì liên tiếp phát khởi trong vòng vô minh điên đảo thì vẫn còn đòi hỏi đáng khiếp sợ, người tu hành học Phật thì không nên thờ ơ đề phòng vấn đề này.

 

Quá trình khi chúng sinh cảm ứng pháp giới đi đầu sinh cũng không thể nghĩ lường, chỉ có phương pháp của Phật Đà đã từng lãnh hội khả năng cuối cùng của con người và ngài đã công bố với các đệ tử đại khái về sự cảm ứng của nghiệp lực. Ngài nói rằng con người khi thọ sinh thân trung ấm nhân bị nghiệp lực hơn kém cao thấp mà thấy đến những cảnh giới bất đồng. Khi họ sinh ra làm thân người nữ thì theo cha mà chống lại mẹ và nếu như làm thân người nam thì thích mẹ hơn mà ghét lại cha. 

Lại nữa nhân phước đức nhiều ít họ lại thấy những sự vật kiến trúc không giống nhau. Trong chốc lát họ chỉ thấy mưa to gió lớn, như khói như sương, chừng đó mới lo tránh né vọng tưởng. Nếu như phước lớn họ tự nhiên lên núp lầu các, vào cung điện, hoặc ngồi trên giường, còn phước ít hơn họ vào thảo am, lổ vách tường, hoặc ở dưới tàng cây..v..v..., tức thì họ nhập thai liền. 

Những hiện tượng trên đều là nghiệp lực trong Thức thứ tám tạo thành, lúc đó con người không có mảy may sức mạnh tự kềm chế, những việc không may này nguyên nhân sai lầm là ở sinh tiền thường quấy rối những người tốt khiến họ bị luân hồi mà mình lại tư nhiên không có khổ báo. Những kẻ xấu ác như thế nếu như không bị khổ báo luân hồi là khi nào Thức đã bị tiêu diệt. Đức Phật nói:

 

“Thức bị diệt thì không còn sinh” đây là pháp cứu cánh vậy.

 

CHƯƠNG IV
 

LỌC SẠCH NHÂN TÂM LÀ THEN CHỐT

 

Nghiệp lực của chúng sinh giống như chất keo tợ như nước sơn trói buộc tâm của họ, tất nhiên cần phải trục xuất dần dần một cách là bắt tâm họ lọc sạch trở lại, được như thế trí tuệ mới có thể phục hồi nguyên thể. Giống như những tài liệu được tích trử trong hệ thống điện não cũng phải cần chỉnh lý thì mới sử dụng được. Một bộ phận điện não đã hoàn thiện thì có thể có rất nhiều thiết bị mềm thích hợp các thứ tình hình mà trong mỗi thiết bị mềm đều có hệ thống tài liệu của riêng phần mình không giống nhau, nhằm để sử dụng cho mỗi thứ vấn đề và tình hình. Cho nên mỗi thứ hệ thống liền có thể chuyển đổi được ngay. Nghiệp lực trong tâm Thức của chúng sinh cũng có thể cải biến được, nhưng vấn đề cải biến có hai cách:

 

Thứ nhất, chúng sinh trước hết cần phải biết đạo lý và cùng tin tưởng nghiệp lực có thể cải biến. Thứ hai, chúng sinh cần phải biết đạo lý cải biến thế nào để có thể đạt đến thành quả viên mãn. Hai vấn đề này đúng là then chốt chủ yếu của việc lọc sạch nhân tâm.

 

Chúng sinh sở dĩ không biết được Phật pháp, không gặp được đức Như Lai là do bởi chấp thường, chấp pháp và chấp ngã gây nên. Lý do bởi những vật chất chỗ thấy của thế gian đều cho là thật có. Hơn nữa vô minh điên đảo ở phương diện này lại thêm sâu, cho nên đối với tính nhạy cảm đặc biệt các thứ khổ não của nhân sinh, gặp được thuận cảnh thì cao hứng đắc ý hí hửng, nếu như va chạm đến nghịch cảnh thì trở nên mười phần chán nản hết mười. 

Còn đối với bệnh khổ, sinh ly, tử biệt, cũng bị cảm thọ các thứ tâm lý trên. Bởi vì không rõ nguyên nhân của nó cho nên thường bị cảm thọ thất vọng. Con người sinh hoạt như thế đấy thông thường chỉ chuyên chú vào nơi sinh hoạt trước mắt, chỉ quan tâm gia đình, nổ lực nơi trên sự nghiệp, đối với phương diện vui chơi giải trí phần nhiều đều có nghiên cứu đến, lại còn phát triển các thứ ham thích, nhằm để giết thì giờ.

 

Nhưng một khi gặp thời vận khó khăn thì bị mười phần khổ não hết mười, ưỡn ngực mà chạy trốn hiểm nguy, thông đồng kẻ địch bán nước, khoác lác bợ đỡ tôn sùng nịnh hót, thảy đều cho là hợp lý cả. Ngoài đây ra họ lại thường oán trách xã hội gia đình, bao gồm cả câm giận thói đời đố kỵ thế tục. Cá tính tương đối đần độn thì lại sẽ mượn cớ uống rượu tiêu sầu, cô độc ít được vui vẻ, cho đến tự chọn lấy ý kiến nông cạn. 

Còn tính tương đối thông minh thì có nhiều phương kế dự định, phát khởi đúng với tâm địa, bỏ chạy không yêu tiếc công nghiệp đã để dành, ôi chao đi trộm cắp thục két lừa dối, không hổ không thẹn, lại bảo rằng do xã hội bức ép họ biến thành. Tình trạng đi xuống thấp như thế thì nguyên nhân khổ não lại càng nặng thêm lên, kiếp sau bị quả báo bần cùng lại càng thêm sâu, khác nào như uống rượu độc để giải khát vậy.

 

Riêng một loại chúng sinh hiểu biết rất sâu cảm nhận được rằng nhân sinh tràn ngập khổ não nên bằng mọi cách tìm cầu biện pháp để giải thoát. Nhưng vì không biết vạn pháp do bởi Duy thức, cho nên nhiều việc họ chỉ biết căn cứ vào sự đối chiếu giả ngã của Thức thứ bảy để quyết định chọn lấy hay loại bỏ, ngay lúc đó liền phát sinh các thứ kiến chấp. Con người được thấy thường nhất họ cho rằng chỉ cần sáng suốt thì giữ được mình, cho nên mọi việc đều dựa theo lương tri để thực hành, hể tâm được an thì đạt được lý, làm người như thế cũng cảm thấy an lạc. 

Nhưng thế sự luôn luôn thay đổi, mặc dù lúc bình thường đối xử với mọi người hoà thuận như thế nào đi nữa, đem thiện tâm giúp đỡ mọi người bao nhiêu, tai hoạ và khổ nạn vẫn cứ giáng xuống lên đời sống của họ như thường. Lúc ấy con người nếu như không rõ lý nhân quả sẽ phát sinh khổ não vô cùng, rồi tự phiền trách rằng mình đã suốt đời hết lòng ngay thẳng theo lẽ không nên gặp những cảnh ngộ như thế này. Sự kiện thí dụ đây thường được thấy đến. Có thể thấy con người chỉ dựa vào lương tri của riêng cá nhân mình để thực hành thì không thể nào giải thoát được tai hoạ của khổ não.

 

Có một số người hiểu rõ nhân sinh nhiều biến đổi không kể ngoài lương tri của chính mình nên cần phải có triết học đến để giúp đỡ mới hy vọng được giảm nhẹ. Cho nên những hạng người này phần nhiều nghiên cứu sách vỡ của thánh hiền, phân tích ngôn luận nghệ thuật văn học đối với nhân sinh của các nhà triết học và văn học cổ kim trên thế giới..v..v.... mong đặng tinh thần của mình có lập trường, có nguyên tắc để được một mặt kiên cố. Ở vào cảnh ngộ khổ nạn này họ cũng cần phải hiểu rõ để nhận chịu. Con người như thế ở trong thế gian rất đáng quý trọng, đối với hạng này có thể là thầy của ta. 

Nhưng dù cho những người này được nói đến, cúi đầu nhẫn nhục làm được đến đâu đi nữa, cái khổ vẫn có kẻ hở để tồn tại, vẫn phải chịu đựng, không được giải thoát, mà nhân sinh bị uy hiếp vô cùng to lớn: một khi chết chóc đã đến hoàn toàn không có phương pháp ứng phó, mắt thấy thân nhân thống khổ cũng không thể làm sao được.

 

Lại nữa có một hạng người tâm địa hiền lương, cũng đọc sách thánh hiền, nhưng không thể thăm dò tinh thần sâu xa của vũ trụ, liền suy nghĩ vũ trụ phải có chủ tể, nhơn đó họ nghiên cứu đến những giáo lý của Thần Đạo, hoặc quy thuận theo Tông Giáo để cầu xin một việc là hiểu rõ vấn đề sinh tử. 

Những hạng người này không luận tín ngưỡng tông giáo Nhất Thần hoặc phụng sự tông giáo Đa Thần tất cả đều cho là tốt cả, nói chung lại họ tin tưởng vị Thần làm chủ tể, hết mình hầu hạ cung phụng vị Thần đó và phương pháp tu hành của Thần là quy tắc phải phục tùng theo những gì quyết định của Thần bang xuống để hành sự, cho đến quy tắc của Thần để trao truyền giúp đỡ người đời như thế nào thì các tôn giáo lại có truyền thuyết hoặc ghi chép không giống nhau, nhưng nói chung không ngoài ở chỗ theo sự hiển hiện, tiên tri bằng miệng của Thần, hoặc phù trợ bằng sự bói số khiến họ lãnh thọ theo sự chỉ bảo. 

Giống như giáo thuyết Hoa Nghiêm, chỗ giảng giải và chỗ thật hành của các Thần Giáo ở trong thế gian đều có một mặt sự thật của nó, nguyên vì tâm thức của chúng sinh cứ nhớ mãi liền trở thành thứ nguyên nhân và sẽ sinh cảm ứng trong đời vị lai hiện thành sự thật, để rồi từ đó làm nhân cho quá khứ, thế nên kinh nói rằng: “Mười pháp giới đều từ một niệm sinh” chính là thứ đạo lý này.

 

Thuở xưa có một tiên nhơn sống ở thâm sơn để tu hành, chứng được định lực cao thâm. Một ngày nọ Vương quốc đi dạo trong núi tình cờ gặp được tiên nhơn này và vô cùng cảm mến, liền cung thỉnh vị tiên nhơn nói trên vào cung để cúng dường. Vị tiên nhơn ấy khi đến cung vua được cung nữ nghinh tiếp đảnh lể bằng cách đầu mặt và hai tay đặt lên trên hai chân của vị tiên nhơn để tỏ lòng cung kính, hai tay cung nữ mềm mại khiến cho vị tiên nhơn kia xúc động, không nhịn được liền khởi tà niệm, từ đó tiên thuật của ông không phải Phật pháp nên không thể phát khởi chính định. 

Ngay lập tức định lực liền mất, vị tiên nhơn đứng dậy rời khỏi cung vua đi thẳng vào trong rừng sâu để phục hồi định lực của tiên thuật, nhưng rốt cuộc không thể thiền định trở lại như xưa. Trong khi vị tiên nhơn ngồi thiền, chim chóc bay đến kêu hót líu lo khiến ông không định được liền cảm thấy hết sức phiền não, tâm ông mắng chưởi, sinh ra thứ ác nhơn thề rằng sẽ giết hết các chim trong rừng. Sau đó ông dời qua bờ sông để tu định, nhưng con ba ba thường nhiểu loạn trong lúc ông đang tu luyện kiểm tra nội tâm, tâm ông khởi lên phiền não, lại phát khởi ý niệm sẽ diệt hết loại con ba ba này, do những ác tâm nói trên ông sẽ chiêu cảm quả khổ ở đời vị lai. 

Sau đó ông rốt cuộc chứng được Thiền Vô Tưởng, sau khi chết được sinh lên cõi trời Vô Tưởng để hưởng phước lạc. Nhưng Phước lạc ở cõi trời Vô Tưởng đã hết, tự thân của ông cũng chấm dứt theo và sau khi cõi trời Vô Tưởng diệt, ông tiếp theo đó bị luân hồi thọ khổ, nguyên vì kiếp trước đã có phát thề giết chim và giết cá, cho nên bị sinh làm con chồn biết bay biết lội, chuyên ăn thịt con cá dưới nước và con chim bay trên không. 

Từ đó về sau ông bị hạt giống nghiệp sát càng sâu, luân hồi mãi trong ba đường ác không bao giờ dứt. Những sự kiên trên cho chúng ta biết rằng lúc đương thời mình phát nguyện điều gì không thể không cẩn thận. Tín đồ Phật giáo mỗi khi phát nguyện, nhớ mãi không quên những điều độ chúng sinh, đoạn phiền não, học pháp môn và để thành Phật đạo. Những điều phát nguyện này tương lai nhất định sẽ có cảm ứng. Tất cả niệm đều phải là tịnh niệm, không thể ô nhiễm tạo loạn, nếu không được như thế quả báo tương lai sẽ sinh ra những việc vụn vặt. Tín đồ Phật giáo phải chuyên chú tịnh nghiệp, mặc dù là phật sự phải tận lực mà làm cho được tốt. Sức lực tuy có mà không gặp thời thì không thể nắm lấy, mặc dù cố gắng hành sự rốt cuộc rồi cũng gặt hái những thất bại không toại nguyện. 

Có một số người chọn lấy độ chúng sinh làm nghề nghiệp, có nhiều phương cách tham cầu danh lợi, vô tình tạo kẻ hở đi ngược lại Phật Pháp mà không hay biết, khiến cho người đời nhạo báng cười chê. Những hạng hộ pháp như thế đã không kết quả gì mà ngược lại càng thêm hủy hoại Phật Pháp, hoàn toàn chướng ngại con đường thành đạo. Người hoằng pháp dù sao cũng không thể xem thường việc đó. Lại nữa tiếp theo có phong trào hoằng pháp đấu tranh, nguyên vì họ không biết tinh thần Tăng Già, đi phá hoà hợp Tăng, cứ như thế một thời khoe khang vui thích, cũng là hạng bất trị rồi sẽ bị chiêu cảm khổ báo nơi địa ngục. 

Con người hoằng pháp hiện nay cũng thật là thực tế, đối với những người có tiền của và thế lực đều rất hoan hỷ và cố tình nắm bắt để cầu công việc cho được thuận lợi. Hành động của họ như thế thật ra không đáng trách lắm, chỉ là tâm lý của những hạng này phát triển đi xuống thấp, biến thành những kẻ nịnh hót bợ đỡ. Điều đáng nói đến có hạng người đối với những kẻ không có tiền của và thế lực hoặc đối với mình không chút lợi ích thì không thèm chú ý đến. Thái độ như thế của họ hoàn toàn trái ngược lại với ý nguyện độ chúng sinh và cũng khiến cho chúng sinh sợ họ không dám thân cận. 

Ở hiện nay trong phạm vi hoằng pháp, có một số nhân sĩ chọn Phật giáo làm công tác, thường hay sơ xuất một vấn đề là hằng ngày không nhớ và cũng không chịu tiếp xúc các Phật tử mà những hạng này đều là tín đồ Phật giáo, và họ trên các phật sự đã hết lòng phụng thừa, tán thán và cúng dường. Dần dần những hẻ hoằng pháp xuất gia hoặc tại gia nói trên không chịu ly khai phạm vi hạn hẹp này, suốt ngày chỉ đam mê hưởng thụ sự cúng dường. 

Họ đã đi xuống như thế lại còn sợ bên ngoài không chịu tiếp xúc, không chịu tiếp nhận ý kiến đóng góp của kẻ khác, hết sức đáng thương! Người độ chúng sinh lẽ tất nhiên có nhiều cách hành sự, nhưng không phải thế cho dù không được “đông người”, nghĩa là không nên chỉ chú ý bám vào những kẻ quyền thế, chỉ kết giao với những kẻ giàu có, còn đối với những người thương mãi nhõ và hạng cùng đinh tôi tớ thì xem thường, tại sao có sự phân biệt như thế? Lại còn có sự thay đổi khác nữa là đối với những người tu hành hoằng pháp thanh tịnh, họ thêm vào đó sự thù hằn, nguyên vì những kẻ tu hành thanh tịnh kia có thể phản ảnh khác hơn sự tham lam của họ. 

Cho nên họ báo trước tổ chức hoằng pháp cho thật lớn để che đậy và có lúc tha hồ thêm vào đó sự phá hoại. Như tín đồ Phật giáo không có cảnh giác về phương diện này thì lẽ tất nhiên tiếp tục phổ biến lan rộng ra thứ Phật giáo chỉ chú trọng hình thức bên ngoài, thứ Phật giáo pha trộn giống nhau tất cả pháp thế gian, đối với chúng sinh tỉnh giác càng thật thà mà nói, không có một tí ý nghĩa nào cả.

 

Then chốt tịnh hoá nhân tâm là ở chỗ chuyển nghiệp. Khi nhận thức đến nghiệp, rất nhiều người chỉ tưởng đến nơi chốn xa xăm nào đó cho là “Hư vọng”, nói chân thật chính là “Nghiệp”, khiến người nghe đến mò mẫm không thấy được đầu não của nó, chỉ đành phải người ta nói sao thì nói theo như vậy, thậm chí nghe nhầm đồn bậy, nói nghiệp là thuộc đời trước, còn ngày nay thì không thấy được nó..v..v.... Tư tưởng trên đây sao lại có thể là chân Phật pháp, phải biết rằng Phật pháp là từ nơi sinh hoạt khiến người tỉnh giác được, nghiệp có thể tìm đến ở nơi tự thân. 

 

Con người gồm có năm giác quan, hai tay hai chân, ngoài thân thể ra còn có tạng phủ ở bên trong, không một pháp nào là không biểu hiện của nghiệp cả. Tâm lý của chúng sinh như 51 Tâm Pháp..v..v.... tất cả đều là nghiệp lực tạo nên cả. Vui lại cười, buồn lại khóc, đói lo ăn, khác cần uống, mệt mõi liền ngủ, không một pháp nào là không bị trói buộc của nghiệp. Bàn bạc đến nghiệp lực, hiểu rõ được nghiệp lực thì cần gì phải làm một công việc suy đoán đến huyền hư của nó? Nhận thức được nghiệp, biết được tính không của nó, tức là biết được bản lai diện mục của nó, vậy cuối cùng tiến hành tịnh hoá nghiệp lực thì cũng đã nắm vững được nó rồi.

 

Chuyển nghiệp ô nhiễm thành nghiệp thanh tịnh là pháp môn nghiên cứu trọng yếu. Có một số người cho rằng làm việc lành có thể được quả báo lành chính là phương pháp chuyển nghiệp tốt nhất. Người không biết đạo mong cầu như thế chỉ là lấy một thứ pháp không cứu cánh khác thay thế bỏ đi pháp không cứu cánh của ban sơ mà thôi. Người cầu sinh phước báo đạo trời cũng là giống nhau, mặc dù được sinh lên cõi trời cũng phải trải qua công phu tu hành của một thứ thòng lọng, nhưng dù là ở cõi trời cũng giống nhau với các pháp giới khác, nghĩa là cũng sẽ bị nhận lấy sự đoạn diệt như nhau, cho nên không đam mê thế sự tu theo pháp không thể thành của đạo trời, nghiệp lực trước sau vẫn tăng trưởng trong phạm vi ở nơi ô nhiễm. 

 

Phương pháp duy nhất của sự chuyển nghiệp chính là Phật pháp, nguyên vì Phật pháp chỉ bày con người sử dụng lý không, khiến con người không chấp trước bất cứ hình tướng nào, chọn lấy lý không đây để hành sự thì nghiệp mới có thể được thanh tịnh. Nhờ sử dụng tịnh nghiệp cho nên mới được sinh lên cõi tịnh. Nghiệp sau khi được chấm dứt thì bốn trí liền phát sinh và chứng nhập được Niết Bàn Vô Trụ. Sử dụng nhân duyên này thị hiện trong mười phương, hoá độ những kẻ hữu duyên, lời phát nguyện của đời trước đã được viên mãn thì lúc đó diệu lạc phát sinh lập tức. Cảnh giới như thế thì tất cả các pháp thế gian không thể nào so sánh được.

 

Trích trong: Duy thức học với máy vi tính điện tử

Tác giả: Trương Thông Văn

Việt dịch: Thích Thắng Hoan 

Còn nữa...

Nguồn: / 0

Một số vấn đề tư tưởng vua Trần Nhân Tông (P.2)

Tôn giáo

Sự hưng thịnh của Phật giáo cho đến cuối thế kỷ thứ 14, khi nhà Trần đã suy vong, chắc chắn đã xuất phát từ hệ tư tưởng Cư trần lạc đạo vừa nói. Phật giáo không dành riêng cho một bộ phận những người tu hành, cũng chẳng phải riêng một bộ phận quý tộc...

Tìm hiểu đường lối thực hành Thiền phái Trúc Lâm

Tôn giáo

Trước nhất muốn xác định cách tu tập của dòng thiền Trúc Lâm, thì chúng ta ngược dòng lịch sử để dẫn chứng.

Một số vấn đề tư tưởng vua Trần Nhân Tông (P.1)

Tôn giáo

Vua Trần Nhân Tông đã sống cuộc đời oanh liệt và hoành tráng, có những đóng góp to lớn và thiết thực cho dân tộc và Phật giáo. Thế thì, vua đã sống và hành động theo hướng nào, dưới sự tác động của những suy nghĩ tư tưởng gì?

Phật giáo thời Lý và những ảnh hưởng trong đời sống tinh thần ở làng xã

Tôn giáo

Giáo lý Phật giáo đồng nhất bản chất của thế giới vật chất với bản thể con người, do đó, Phật giáo thời Lý có chung một phương pháp khi xem xét con người và xem xét vũ trụ: sự vận động của vũ trụ phải nằm trong trạng thái cân bằng, và vận động của tư...

Thiền Sư Pháp Loa và Pháp Chỉ thẳng

Tôn giáo

Thiền sư Pháp Loa dạy: "Mọi người nếu hướng vào Đệ nhất nghĩa mà nói thì suy nghĩ là sai, mở miệng là lầm. Vậy thì làm sao sinh Đế, làm sao sinh Quán? Nay thử căn cứ vào đầu Đệ nhị mà nói thì cũng chẳng được sao?". Nói về pháp dạy người, thật sự đối...

Những yếu điểm của tư tưởng duy thức (P.2)

Tôn giáo

Vấn đề nhân quả là vấn đề trọng yếu trong tư tưởng Phật giáo và có nhiều người đã giải thích ý nghĩa nhân quả rất tường tận, nhưng đứng về phương diện tư tưởng trong số đó có một ít người giải thích không đúng giá trị của nhân quả. Tư tưởng nhân quả...

Những yếu điểm của tư tưởng duy thức (P.1)

Tôn giáo

Duy thức học là môn học về tâm bắt đầu từ nơi thức, nguyên do tâm chính là bản thể của thức và thức thì được phát sinh từ nơi tâm thể. Tâm thể nếu như không có thì nhất định không có thức và thức thì thuộc về sự tác dụng của tâm thể nên gọi là tâm...

Cõi âm có hay không? Nhận thức của Phật giáo đối với vấn đề này

Tôn giáo

Tôi không thể tin là có một cõi sống đặc biệt dành riêng cho những người đã chết. Nghĩa là có các cõi sống khác nhau, nhưng không có một cõi nào của người đã chết cả. Không thể có cõi sống dành cho những người chết, đó là một mâu thuẫn ngay trong bản...

Giá trị của Khoa học & Quan trọng của Phật giáo (P.4)

Tôn giáo

Điều tối quan trọng, Phật giáo không vì kiến thức văn minh rực rữ của khoa học mà bắc quàng làm sang. Hiển nhiên, khoa học chưa đủ khả năng để chứng minh Phật giáo. Ngược lại, Phật giáo dư trí tuệ để giải thích khoa học bởi vì...

Những đặc điểm của văn hóa Phật giáo trong văn hóa Việt Nam

Tôn giáo

Trong cộng đồng nhân loại, bất cứ chủng tộc nào, có tinh thần độc lập, có ý chí tự cường, có lịch sử đấu tranh lâu dài thì chủng tộc đó nhất định có sáng tạo văn hóa để thích ứng với mọi hoàn cảnh địa lý, với những điều kiện thực tế để tự cường, sinh...