Danh sách bài viết

Giá trị của Khoa học & Quan trọng của Phật giáo (P.3)

Cập nhật: 27/12/2017

Theo Phật giáo, vọng Tâm là nguồn gốc tạo ra tất cả sắc tướng và vô sắc tướng. Hạt Tâm (conscious particle) động tạo ra một dòng tâm thức (mindful wave) bao gồm những hạt nguyên tử khi được quan sát, và sóng khi không ai quan sát nó, rồi từ vô cực vi mô (Micro) đến vô cực vĩ mô (Macro) tạo ra những hiện tượng xum la và vạn vật trên vũ trụ mà tất cả đều được kết nối và tương tác liên tục, liên hoàn với nhau như những vòng dây xích của 12 nhân duyên hay tấm lưới vũ trụ.

Không ngờ

 

Nhà văn Françoise Sagan viết: “Ở một nơi nào đó có cái tuyệt diệu (bất ngờ) đang chờ ta khám phá”. 
 

Somewhere, something incredible is waiting to be known”. Françoise Sagan

 

Tôi không ngờ là tôi đã khám phá được cái ‘tuyệt diệu không ngờ’ đó là không có việc để chu toàn. Tôi không ngờ là không có thánh hạnh để hoàn tất. Tôi không ngờ là không có tử để tái sinh. Tôi không ngờ là không có sinh để tử tận. Tôi cũng không ngờ là không có “Tùy chúng duyên nhi sinh” để đáo bỉ ngạn trong luân hồi. Điều bất ngờ nhất, tôi không ngờ là không có ngờ để ngờ. 

 

Tôi chỉ hơi ngờ ngợ: Tôi là chúng sinh hay chúng sinh là tôi? Tôi là Như Lai hay Như Lai là tôi? Tôi tri kiến Phật hay Phật tri kiến tôi?

 

Cho nên, người đã tin (không nghi ngờ những điều huyền diệu này) thì không cần giải thích; người đã không tin (luôn nghi ngờ) thì giải thích cũng thêm thừa. TV show, “The Amazing Dunninger”, his motto was “For those who believe, no explanation is necessary; for those who do not believe, no explanation will suffice”.

 

Cứu hết cả khổ nạn!

 

Câu hỏi kế tiếp, nếu tôi chiếu kiến được vũ trụ giai không vậy thì tôi có độ được nhất thiết khổ ách hay không?

 

“Nhất thiết khổ ách nào?” Bát Nhã Tâm Kinh “nguyên thủy” làm gì có ghi và bảo đảm  “độ nhất thiết khổ ách?” Hình như, ông sư Tàu, Đường Tam Tạng ngụy tạo, “phát triển” chế ra... từ không ra có câu “độ nhất thiết khổ ách” để cho chúng sinh và nhất là nhân sinh an tâm.  Khổ ách do Tâm phan duyên tạo! Bồ tát không bị vướng mắc trong khổ ách. Không có khổ ách, không có chúng sinh để độ.

 

Đừng nên để kinh trì mà nên trì kinh bằng cách quán tự tại để chiếu kiến ý kinh.

 

“Đừng làm mọt sách, nhìn chung quanh mình và nghĩ về cái gì mình thấy đó”.

 

“Do not read so much, look about you and think of what you see there”.  

 

Dr. Richard Feynman’s letter to Ashok Arora, 4 January 1967, published in Perfectly Reasonable Deviations from the Beaten Track (2005) p. 230

 

Theo quan điểm Phật giáo, mà tôi hiểu, khổ luôn luôn xuất hiện khi ta cố trì giữ dòng chảy của đời sống, sở trụ vào những dạng hình tưởng là chắc thật, nhưng chúng chỉ là ảo giác (maya,) dù những dạng hình tưởng là chắc thật đó có thể là sự vật, biến cố, con người, tư tưởng, hay dù chỉ là ý niệm phan duyên của tâm thức.

 

Tương truyền sau khi giác ngộ, Phật trở lại vườn Benares để truyền giáo pháp cho các đạo hữu đã từng đồng tu hành với mình. Ngài diễn tả giáo pháp trong bài Tứ Diệu Đế nổi tiếng, bài này chứa đựng nội dung căn bản của giáo lý.  Chúng có nội dung như một bài giảng chẩn bệnh và phân tích một y sĩ: Trước hết, quan sát triệu chứng, xác định nguyên nhân, sau đó khẳng định là bệnh đó có thể chữa lành được và cuối cùng là cho toa thuốc và dĩ nhiên là với sự tình nguyện hợp tác song phương giữa bệnh nhân và lương y.

 

Sắc Không, Không Sắc

 

Theo Phật giáo, vọng Tâm là nguồn gốc tạo ra tất cả sắc tướng và vô sắc tướng. Hạt Tâm (conscious particle) động tạo ra một dòng tâm thức (mindful wave) bao gồm những hạt nguyên tử khi được quan sát, và sóng khi không ai quan sát nó, rồi từ vô cực vi mô (Micro) đến vô cực vĩ mô (Macro) tạo ra những hiện tượng xum la và vạn vật trên vũ trụ mà tất cả đều được kết nối và tương tác liên tục, liên hoàn với nhau như những vòng dây xích của 12 nhân duyên hay tấm lưới vũ trụ. 

Đây là những điều mà khoa học bây giờ khám phá ra về hạt (particle), sóng (wave) và đặc tính linh đầy thông minh cũng như bản lai vô sở, vô trụ của những siêu nguyên tử. Khoa học và vũ trụ học hiện đại cũng có lối nhìn tương tự như quan niệm của Phật giáo họ đã công nhận tự tánh của vật chất thay đổi bất thường, liên tục và hiện diện khắp nơi trong vũ trụ.

 

Điều lý thú nhất là sau khi quan sát và thí nghiệm đặc tính và phản ứng của những hạ nguyên tử, khoa học đã đi đến kết luận là nếu tâm thức (mind) ta cố tình tìm kiếm thì hạt sẽ hiện ra, hữu sắc, nếu lơ là thì nó biến thành sóng, vô sắc. Những tái khám phá mới mẻ này của khoa học hiện đại đã được Phật giáo mô tả ngắn gọn: “Tất cả do tâm tạo! Sắc là không; không là sắc” trong Bát Nhã Tâm Kinh.

 

Ngay cả những văn minh kỹ thuật hiện đại cũng từ do tâm tưởng với óc sáng tạo, tính tò mò, cố công tìm tòi, khám phá, và chế tạo ra những tiện nghi vật chất để phục vụ nhân sinh. Ngược lại, nếu nhân loại không có óc sáng tạo như những sinh vật kém thông minh khác trên trái đất này thì có thể chúng ta không bao giờ có khoa học nhân văn hiện tại?

 

Tâm tạo ra thực tại. “Consciousness Creates Reality” – Physicists Admit The Universe Is Immaterial, Mental & Spiritual, Arjun Walia, 11/11/2014.

 

Ý thức tạo vạn vật (Consciousness causes matter). Nhất thiết chúng sinh giai do tâm tạo.

 

Tôi tin tâm như là nền tảng quan trọng. Tôi kiến giác vật chất như là một sản phẩm từ tâm tạo. Chúng ta không thể vượt qua tâm. Mọi tư nghị, bất cứ gì mà chúng ta xem như hiện sinh, đều là do tâm tưởng.

 

“I regard consciousness as fundamental. I regard matter as derivative from consciousness. We cannot get behind consciousness. Everything that we talk about, everything that we regard as existing, postulates consciousness”.  

 

Max Planck, theoretical physicist who originated quantum theory, which won him the Nobel Prize in Physics in 1918.

 

Không thể công thức hóa luật cơ khí lượng tử hoàn toàn hợp lý mà không tham khảo với tâm thức.

 

“It was not possible to formulate the laws of quantum mechanics in a fully consistent way without reference to consciousness”.  

 

Eugene Wigner, theoretical physicist and mathematician. He received a share of the Nobel Prize in Physics in 1963.

 

Tâm động, vũ trụ động. Tâm bình vũ trụ bình.

 

Feynman đã nói: “Từ giả thuyết rằng thế giới là một dao động”.

 

Feynman said: “From the hypothesis that the world is a fluctuation”.

 

Thế giới xoay vần và chúng ta cũng quay cuồng theo?

  

Hình như, chúng ta định, bản tâm không quay, như như bất động, nhưng vì chúng ta (tấm thân ngũ uẩn) sở trụ bởi trọng lực trên trái đất nên khi trái đất quay chung quanh mặt trời... chúng ta cứ tưởng tất cả cùng quay rồi thì chóng mặt, động tâm, tưởng trời đất, tinh tú quay cuồng?

 

Vũ trụ dao động hay chúng ta xao động?  

 

Cả hai không động. 

 

Tuy nhiên, hình như vũ trụ co dãn? 

 

Vậy thì nên nói vũ trụ động hay không động?

 

Không nên nói động.

 

Tôi đã lìa tự nhất ngôn đồng Phật và Tổ thuyết.

 

Bởi vì, vũ trụ đang co dãn, “hít vào thở ra”.  Nhưng, trong một khoảng thời gian nào đó khi mà không gian cuộn thời gian (closed universe), (hấp) lực đàn tương đương với (phản) lực hồi cho nên chúng triệt tiêu (trung hòa). Lúc đó, dòng thời gian ngưng đọng, không gian đông đặc, và vũ trụ ở trong trạng thái, “ngưng thở” bất động tuyệt đối.

 

Trong ‘hành động đàn hồi’ sẽ chỉ là ‘động cơ dãn co’. Trong trạng thái ‘không gian cuộn thời gian’ sẽ chỉ là trạng thái ‘thời gian đụng không gian.’ Trong cái ấn tượng ‘triệt tiêu’ sẽ chỉ là cái thọ tưởng ‘trung hòa’. Trong cái tâm tưởng ‘bất động tuyệt đối’ sẽ chỉ là cái tâm thức ‘tuyệt đối tĩnh tịnh’. 

 

Hình như, Lục Tổ Huệ Năng có nói: “Cái giây phút hiện tại này là sự tĩnh lặng vô cùng. Mặc dù nó chỉ hiện hữu trong phút giây này, nó không có biên độ và cũng trong đó mà hiện ra cái miên viễn tuyệt diệu”.

 

Ngẫu nhiên, khoa học cũng diễn tả tương tự như trên:

 

Theo thuyết vũ trụ đóng, “Trong khoảng thời gian này, không gian bành trướng từ không thể tích trong cái bùng nổ vĩ đại (Big Bang) nhưng rồi thì nới rộng tới một thể tích tối đa và nó bắt đầu co lại đến không thể tích trong một co nén mãnh liệt (big crunch)”.

 

For a closed universe theory, “In this spacetime, space expands from zero volume in a Big Bang but then reaches a maximum volume and starts to contract back to zero volume in a Big Crunch”.

 

(What is the structure of the universe? Open, closed or flat?)

 

Thấy vậy nhưng không phải vậy! Vũ trụ không co không dãn. Mà vũ trụ như như động động.

 

Tình cờ, khoa học có cùng khái niệm tương tự như trên:

 

“Hằng số vũ trụ đó đã tạo quân bằng cái tỷ trọng năng lượng của vật chất và phóng xạ, làm cho vũ trụ không bành trướng cũng không thâu nhỏ, nhưng mãi mãi như vậy”. 

 

“The cosmological constant, that balanced the energy density of matter and radiation to make a Universe that neither expanded nor contracted, but stayed the same for eternity”.

 

(What is the structure of the universe? Open, closed or flat?

 

Cái hằng số vũ trụ vô sinh vô diệt đó không tăng không giảm, vô thủy vô chung.

 

Vậy thì cái gì là bản lai diện mục của nó?

 

Trái ngược với René Descartes (a French philosopher and mathematician): Tôi không nghi ngờ cái bản lai diện mục của ngã, do đó tôi không nghĩ đến cái bản lai diện mục của nó, cho nên tôi không ngã vào cái bản lai diện mục của mình.

 

Không nghi cho nên không nghĩ vì vậy không ngã.

 

"I doubt not, therefore I think not, therefore I am not!"  Tru Le

 

Nghi ngờ, tơ tưởng, hiện sinh!

 

"to doubt, to think, to be!" Tru Le

 

Vô nghi, vô ngại, vô sinh/không sinh/không sống.

 

"not to doubt, not to think, not to be/to not be/to be not!" Tru Le

 

Tôi không nghi ngờ, ‘tôi thở, tôi sống’. Tôi cũng không nghĩ tôi sống để thở, vậy thì tôi thở để sống. Nhưng tại sao tôi lại phải thở mới sống? Và, nếu tôi không thở, tôi không sống vậy thì ai nghi, ai nghĩ, ai sống để thở và rồi thì ai thở để mà sống đây?

 

Cũng không nên nghe nói thở để sống và vội cả tin mà phải biết, muốn sống đúng phải biết cách thở – hít vào oxygen (Dioxygen, O2) và thở ra thán khí (Carbon dioxide, CO2) chứ hít vào những thứ khác thì chỉ có nước ngưng thở... ra.  

 

Đa số chúng sinh không có nghĩ tới hơi thở cho tới khi không thở được.  Tôi không biết không thở có thể chết không chứ nín thở có thể đưa đến ngưng thở vĩnh viễn. Hay, tôi cũng nghi là hít vào mà không thở ra hay ngược lại, thở ra mà không hít vào thì lúc đó không có thể còn tâm trí nào nữa để mà ‘nghi, nghĩ, sống’ như Descartes tư duy nghi ngờ về cái tôi... có biết thở hay không?

 

Khi tôi đang thở bằng phổi thì tôi không thể ngờ rằng tôi cũng có thể thở bằng bụng. Khi tôi quán hơi thở bụng thì tôi bất ngờ là tôi không cần hoàn toàn thở bằng phổi mà vẫn thở.

 

Vậy thì tôi có thở tôi có sống. Tôi không thở, tôi không sống? Không có thể nghi còn thở còn sống cùng lúc ngờ không còn thở không còn sống?

 

Tôi nghi cái ngã không sống để thở vì cái ngã không cần thở để sống?

 

Réne Descartes explained, 

 

Latin: "Non posse à nobis dubitari, quin existamus dum dubitamus: at que hoc esse primum quod ordine philosophando cognoscimus."

 

English: "That we cannot doubt of our existence while we doubt, and that this is the first knowledge we acquire when we philosophize in order."

 

The proposition is sometimes given as dubito, ergo cogito, ergo sum. This fuller form was penned by the eloquent French literary critic, Antoine Léonard Thomas, in an award-winning 1765 essay in praise of Descartes, where it appeared as "Puisque je doute, je pense; puisque je pense, j'existe." In English, this is "Since I doubt, I think; since I think I exist"; with rearrangement and compaction, "I doubt, therefore I think, therefore I am", or in Latin, "dubito, ergo cogito, ergo sum".

 

A further expansion, dubito, ergo cogito, ergo sum—res cogitans ("…—a thinking thing") extends the cogito with Descartes's statement in the subsequent Meditation, "I am a thinking (conscious) thing, that is, a being who doubts, affirms, denies, knows a few objects, and is ignorant of many …". This has been referred to as "the expanded cogito".

 

Tôi nghi: “We cannot doubt of our existence while we doubt”mtrên đây của Descartes nó có ý nghĩa như thế này: Chấp ngã lúc tưởng!

 

“Thuyết pháp giới duyên khởi chủ trương Bản Thể khi Tĩnh thì là Chân Như, khi Động thì là Vạn Hữu.  Như vậy, Bản Thể tức là Hiện Tượng; Hiện tượng tức là thiên biến vạn hóa của Bản Thể. Bản Thể và Hiện Tượng không thể nào tách rời nhau, như sóng không tách rời khỏi nước”.

 

Thí dụ: Khi đã nghi chỉ là bóng (shadow, hint) thì không có thể nghi vì có hình (thể).  Chúng được quan sát như là nhị nguyên nhưng chúng bất khả phân, và chúng thường được gọi là ‘như hình với bóng’. Có hình thì có bóng. Ngược lại, ‘không hình, không bóng’.  Vô nhất vật?

 

Hay, “Thần hồn nhát thần tính”. Chúng ta không thể nghi thần tính có bị nhát trong lúc nghi không có thần hồn... để nhát. Bất ngờ nhất là vô tâm tính?

 

Chúng ta không có thể nghi là Bản Thể phải là Ngã, là Thường. Nếu khi nghi Chư Pháp là Vô Ngã, Vô Thường.

 

Chúng ta không có thể nghi là Bản thể phải là Thanh Tịnh. Nếu khi nghi Vạn Pháp là Uế Tạp. 

 

Nếu khi nghi Vạn Pháp là Khổ thì không có thể nghi Bản Thể phải là Lạc.

 

Tôi xin mạo muội Phật giáo hóa câu, “je pense, donc je suis” Descartes’ Discourse on the Method, "I think, therefore I am", “Cogito, ergo sum”: Tâm động (cogito)nên duyên khởi (ergo) thành chúng sinh (sum).  

 

‘Chúng’ có nghĩa là số nhiều, ‘Sinh’ có nghĩa là sinh vật. “Chúng sinh,” ngoài nghĩa cạn là nhân sinh và thú vật, nó còn có nghĩa ‘sâu’ là ‘những vật’ được cấu tạo thành từ vô lượng sinh vật (tỷ tỷ lượng tử và vô lượng tử, vô sắc và hữu sắc, vạn vạn pháp, vạn tỷ hiện tượng).

 

Vô minh, ích kỷ, chấp ngã!

 

Hay, Nhất niệm, vô minh sinh!

 

Tâm tưởng tạo ra chúng sinh (tâm tạo ra tất cả).

 

Trong thời gian của Réne Descartes, 1596 – 1650, triết lý Đông phương và Phật giáo rất xa lạ với Tây phương và nhất là họ đã bị thâm nhiễm ảnh hưởng độc thần của Ca Thô Lích giáo và quyền lực chi phối của Vatican. Những quan niệm triết lý và khoa học tiến bộ như Galileo Galilei và Réne Descartes đã bị tòa thánh La Mã cấm đoán, huống gì văn hóa Đông phương. Có thể vì vậy, những triết gia như Descartes chưa có diễm phúc đọc qua chân kinh của Phật giáo từ Đông độ. 

 

Descartes có thói quen nằm nướng trên giường mỗi buổi sáng, nơi ông đã tiếp tục theo dõi (perceive) giấc mộng đời ông, rồi sát nhập nó vào trong phương pháp tỉnh giấc của ông trong ý thức ‘thiền nằm’...

 

“Descartes habitually spent mornings in bed, where he continued to honor his dream life, incorporating it into his waking methodologies in conscious meditation...”

 

Phương thức của Descartes hỗn hợp toán học và lý luận với triết lý để giải thích thế giới vật chất trở qua vật lý siêu hình khi đã đối diện với những câu hỏi của lý thuyết; nó kéo ông ta tới chiêm ngưỡng sự hiện hữu của thiên nhiên và linh hồn - thể xác nhị phân, tìm thấy điểm liên hệ cho xác với hồn tại tuyến thần nhãn. Nó cũng chỉ dẫn ông ta biết ý nghĩa khái niệm nhị nguyên (dualism): vật chất gặp không vật chất. Bởi vì hệ thống triết lý trước của ông ta đã cho con người một dụng cụ để định nghĩa cái gì là thật, quan niệm này đưa đến tranh luận. May mắn, Descartes cũng đã tự sáng chế ra phương pháp hoài nghi, hay chủ nghĩa nghi ngờ của Cartes, từ đó trở thành triết lý của tất cả chúng ta.

 

“Descartes’ approach of combining mathematics and logic with philosophy to explain the physical world turned metaphysical when confronted with questions of theology; it led him to a contemplation of the nature of existence and the mind-body duality, identifying the point of contact for the body with the soul at the pineal gland. It also led him to define the idea of dualism: matter meeting non-matter. Because his previous philosophical system had given man the tools to define knowledge of what is true, this concept led to controversy. Fortunately, Descartes himself had also invented methodological skepticism, or Cartesian doubt, thus making philosophers of us all”.

 

René Descartes Biography, Academic, Philosopher, Scientist, Mathematician(1596–1650)

 

Những điều trên cho thấy, trí tuệ và giác ngộ là bản lai của chúng sinh không nhất thiết phải là phật tử. Tuy nhiên, cho đến ngày nay ít có ai nhận thức được Descartes cũng như Feynman và rất nhiều thiện tri thức Tây phương đã đạt được trí tuệ và giác ngộ tương đương với La Hán Quả.  

 

Tiếc rằng, Descartes chưa học thấu được phương pháp hữu nghi của đức Phật.  Bài học vỡ lòng là đừng mù quáng vội cả tin bất cứ ai ngay cả những gì ta (Như Lai) nói mà phải chính mình tự kiễm chứng, tự kinh nghiệm và tự trải qua để biết rõ thực hay giả trước khi hết nghi nan. Bài học kế tiếp là sau khi hết nghi ngờ cũng không phải vì vậy mà lệ thuộc vào tín ngưỡng mà phải tự mình khai thác và làm chủ lấy nó. 

Lời trăn trối đó được đức Phật tượng hình qua thí dụ, tục diệm truyền đăng, tự mình thắp đuốc mà đi chứ không nên dựa vào kẻ dẫn đường. Dĩ nhiên, cái chiêu thức tự mình thắp đuốc mà đi này không ứng dụng cho kẻ mù đi đêm/ngày hay kẻ không mù nhưng lại thắp đuốc soi đường ban ngày. Cho nên, đúng như lời Phật dạy ở trên, Như Lai nói vậy chứ không phải vậy.

 

Tôi hoài nghi (I doubt), cho nên tôi tư duy (cogito, je pense, I think [to form or have in the mind],) vì vậy (ergo, donc, therefore,) chúng sinh ra (sum. The French verbs avoir [to have], être [to be], and faire [to do/make] are the most important on this matter). 


‘Cogito ergo sum’ của Descartes đã từng là một rừng tranh luận với nhiều tư tưởng nhị nguyên đầy mâu thuẫn? Kiến thức của những triết gia và học giả này chỉ giới hạn tới ‘cái ngã từ tâm tưởng’ nhưng đã dừng lại ở biên giới vô ngã, vì đa số còn sở trụ vào kiến thức hữu hạn cho nên đã chưa đủ trí tuệ để xuyên qua bất nhị, chiếu kiến kỳ tâm.

 

Theo ngu ý, cái vô minh là cho đến bây giờ đa số chúng ta vẫn đồng ý và lầm tưởng với công án ‘cố tình nhưng vô ý’ ‘Cogito ergo sum’ của Descartes là chân lý của cái tôi nhưng cũng vẫn bất đồng căn trí về cái hiện hữu đó (hữu ngã, sum, to be, ego) mà xem nhẹ cái ý ‘thiên thượng thiên hạ’, cái nhân do tâm tưởng (cogito) bởi từ những nhân duyên (ergo) liên tục tái tạo ra cái kết quả phụ thuộc ‘duy ngã độc tôn’ (cái ngã độc nhất vô nhị).

 

Trong cái tâm thức ‘cogito’ sẽ chỉ là cái tâm tưởng ‘cogito’. Trong cái duyên thức ‘ergo’, sẽ chỉ là cái nghiệp tưởng ‘ergo’. Trong cái ấn tượng ‘sum’, sẽ chỉ là cái thọ tưởng ‘sum’.  

 

Theo tôi, thì không có "sự suy nghĩ" lẫn không có "người tư duy". Không có "duyên khởi" lẫn không có kẻ "khởi duyên".

Không có "sự cảm thấy" lẫn không có "người cảm nhận". 

Hay đơn giản hơn: Không tâm, không duyên khởi, không ngã để mà tư nghi. Vì chấp có nên mới sinh ra nhiều tư nghị. Thí dụ, ‘Không một vật’ có thể giảng giải được (khả tư nghị) nếu chấp nó có nhưng khi diễn tả được nó rồi thì lại chấp là nó không còn là... vô nhất vật nữa. Ngay trong lúc đó, nó trở thành bất khả tư nghì? 

The phrase originally appeared in French as “je pense, donc je suis,” [je is not in capital] and in English as "I think, therefore I am" in Descartes’ Discourse on the Method, 1637.

 

Tôi tư duy nên tôi hiện hữu! Nhất niệm biến thành tôi! Vì tôi động lòng trần nên sa ngã xuống đây.

 

Từ đó, tôi tưởng, rằng tôi là tôi!

 

Phật giáo xuyên thấu cái tôi ở trên:

 

Tôi ngắn gọn, “an tâm kiến tánh; ... ưng vô sở vô trụ; nhi sinh kỳ tâm!” 

 

Tâm tịnh tánh hiện; ngã không vướng mắc; tri kiến Như Lai.

 

Tôi tưởng, hình như tôi biết tiếng ‘La Tinh’:

 

Haud cogito, nullus ergo, quinymo quinimmo sum

 

Không tưởng, không duyên, không sinh.

 

Ngắn gọn nhất: Vô tâm, vô ngã!

 

Duy Ngã độc nhất vô nhị

 

“Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn!”

 

Trên đời này duy chỉ có cái ngã là... ‘nhất vật’, (single, one only; unique; sole). DNA của Nó tuyệt đối độc nhất. Bản chất của nó không trùng hợp và diện mục của nó không giống với bất cứ những con giáp nào mà chúng ta đã từng biết cả.  

 

Tôi và hơn 6 tỷ nhân sinh trên thế giới chỉ chung nhau có một cái ‘đồ’... ngã, duy nhất bất nhị đó.

 

Sau đây là vài quan niệm điễn hình của vài tông phái có ảnh hưởng quan trọng trong Phật giáo:

 

Pháp Tướng Tông quan niệm rằng A Lại Da Thức chỉ là nơi tập hợp của mọi nghiệp xưa cũ. “Vì tất cả những gì xảy ra và được chúng ta nhận biết đều chỉ là sự sinh khởi của những chủng tử chất chứa trong a-lại-da thức, nên xét theo ý nghĩa này thì có thể nói rằng chính a-lại-da thức đã tạo ra tất cả, kiểm soát tất cả. Pháp tướng tông cho rằng tất cả các pháp đều do nơi thức, từ nơi thức mà sinh khởi, rồi vận hành trong thức và cũng diệt mất đi trong thức ấy. Tuy là có 8 thức, nhưng chính lý thuyết về a-lại-da thức mới là quan trọng nhất và bao gồm trong nó tất cả”. (Các Tông Phái Đạo Phật, Đoàn Trung Còn)

 

Duy Thức Tông giải thích thế giới vũ trụ chi tiếc như sau: Các chủng tử (sa. bīja) của quá khứ theo đó mang sẵn những hạt mầm của Nghiệp (sa. karma, pi. kamma) được chứa đựng trong A Lại Da Thức và đợi nhân duyên đầy đủ sẽ hiện thành hiện tượng tâm thức.  Các chủng tử đó chín ‘muồi’ theo tác động của Nghiệp (sa. Karma,) chúng tác động qua lại lẫn nhau làm con người thấy một ảnh ảo mà tưởng nó là có thật. A Lại Da thức được so sánh với một dòng nước chảy, (dòng tâm thức) luôn luôn mới mẻ và liên tục, tiếp tục sinh hoạt động sau khi chết và sự liên tục của nó chính là cơ sở của sự tái sinh. 

 

Duy Thức Tông, khái niệm A Lại Da Thức giải thích sự hiện hữu của nhân sinh và của cái Ta (Ngã). Các tư tưởng có tính riêng tư đó tác động trong mối liên hệ với Vô Minh (sa. avidyā) và Ngã Chấp (sa. ātmagrāha) làm cho mỗi người tưởng rằng có một cái Ta đứng sau mọi hành động của mình. Tư tưởng đó lại gây tiếp các chủng tử của nghiệp, và nghiệp lại tiếp tục tạo tác. Vòng lẩn quẩn này chỉ được đối trị bằng quan điểm cho rằng, không hề có một thế giới độc lập ngoài Tâm. Theo đó thế giới chỉ là phản ánh của A Lại Da Thức, con người chỉ thấy bóng dáng của chính tâm thức nó. A Lại Da Thức thường được xem như là thật tại cuối cùng, có khi được gọi là Chân Như (sa. tathatā). 

 

Duy Thức Tông dựa vào thuyết dưới đây – được gọi là thuyết Tam Tự Tính (sa. trisvabhāva) – để giải thích sự cảm nhận, nhận thức ngoại cảnh của nhân sinh. 

 

Tam Tự tính là: 

 

1. Biến kế sở chấp tính (zh. 遍計所執性, sa. parikalpita-svabhāva), còn được gọi là huyễn giác (zh. 幻覺) hay thác giác (zh. 錯覺): Tất cả những hiện hữu đều là kết quả của trí tưởng tượng (huyễn giác,) do chấp trước, cho rằng sự vật trước mắt là có thật, là độc lập; 

2. Y tha khởi tính (zh. 依他起性, sa. paratantra-svabhāva,) nghĩa là dựa vào cái khác mà sinh ra: Tất cả pháp hữu vi đều do Nhân Duyên mà phát sinh, lệ thuộc vào nhau, không có tự tính (sa. asvabhāva); 

3. Viên thành thật tính (zh. 圓成實性, sa. pariniṣpanna) Tâm vốn thanh tịnh, là Chân như (sa. tathatā), Như Lai tạng (sa. tathāgata-garbha), là tính Không (sa. śūnyatā).

 

Trong thuyết A Lại Gia duyên khởi, Long Thọ Bồ tát (Nagarjurna, thế kỷ 2 D.L.) cho rằng: Chân Như là tuyệt đối; Vạn pháp là tương đối. Tuyệt đối không trực tiếp tạo ra tương đối, mà phải qua trung gian A Lại Da. A Lại da hay Hàm Tàng Thức gồm đủ mọi chủng tử của chúng sinh, của mọi biến hóa chuyển dịch.

 

Thuyết này cũng tương tự như thuyết Logos hay Logos Spermatikos của Heraclitus (thế kỷ 6 trước C. N.) hay của Plotinus (205-270) bên Âu châu hay như thuyết Vô Cực sinh Thái Cực của Chu Liêm Khê (1017-1073) triều Tống.

 

Tại vì những cảm nhận "vô minh" của chúng nhân sinh nên nó phát sinh ra một ấn tượng về cái "Ta". Ấn tượng về cái "Ta" là một sai lầm từ căn bản, vì thật ra chỉ có cái ấn tượng "cảm nghĩ" (feeling) chứ không có người thọ tưởng "cảm nghĩ." Và cũng vì ích kỷ mà cho rằng có tự ngã nên con người bám víu vào đó để chịu Khổ. 

 

Theo tôi, thì không có "ấn tượng cảm nhận" lẫn không có "thọ tưởng cảm nhận".

 

Cũng như bài luận này, không có người viết; không có người đọc. Không có kẻ nghe pháp lẫn không có người thuyết pháp.  Không có cái khổ đau lẫn người bị đau khổ để độ.


Lê Huy Trứ

Còn nữa...

Nguồn: / 0

Một số vấn đề tư tưởng vua Trần Nhân Tông (P.2)

Tôn giáo

Sự hưng thịnh của Phật giáo cho đến cuối thế kỷ thứ 14, khi nhà Trần đã suy vong, chắc chắn đã xuất phát từ hệ tư tưởng Cư trần lạc đạo vừa nói. Phật giáo không dành riêng cho một bộ phận những người tu hành, cũng chẳng phải riêng một bộ phận quý tộc...

Tìm hiểu đường lối thực hành Thiền phái Trúc Lâm

Tôn giáo

Trước nhất muốn xác định cách tu tập của dòng thiền Trúc Lâm, thì chúng ta ngược dòng lịch sử để dẫn chứng.

Một số vấn đề tư tưởng vua Trần Nhân Tông (P.1)

Tôn giáo

Vua Trần Nhân Tông đã sống cuộc đời oanh liệt và hoành tráng, có những đóng góp to lớn và thiết thực cho dân tộc và Phật giáo. Thế thì, vua đã sống và hành động theo hướng nào, dưới sự tác động của những suy nghĩ tư tưởng gì?

Phật giáo thời Lý và những ảnh hưởng trong đời sống tinh thần ở làng xã

Tôn giáo

Giáo lý Phật giáo đồng nhất bản chất của thế giới vật chất với bản thể con người, do đó, Phật giáo thời Lý có chung một phương pháp khi xem xét con người và xem xét vũ trụ: sự vận động của vũ trụ phải nằm trong trạng thái cân bằng, và vận động của tư...

Thiền Sư Pháp Loa và Pháp Chỉ thẳng

Tôn giáo

Thiền sư Pháp Loa dạy: "Mọi người nếu hướng vào Đệ nhất nghĩa mà nói thì suy nghĩ là sai, mở miệng là lầm. Vậy thì làm sao sinh Đế, làm sao sinh Quán? Nay thử căn cứ vào đầu Đệ nhị mà nói thì cũng chẳng được sao?". Nói về pháp dạy người, thật sự đối...

Những yếu điểm của tư tưởng duy thức (P.2)

Tôn giáo

Vấn đề nhân quả là vấn đề trọng yếu trong tư tưởng Phật giáo và có nhiều người đã giải thích ý nghĩa nhân quả rất tường tận, nhưng đứng về phương diện tư tưởng trong số đó có một ít người giải thích không đúng giá trị của nhân quả. Tư tưởng nhân quả...

Những yếu điểm của tư tưởng duy thức (P.1)

Tôn giáo

Duy thức học là môn học về tâm bắt đầu từ nơi thức, nguyên do tâm chính là bản thể của thức và thức thì được phát sinh từ nơi tâm thể. Tâm thể nếu như không có thì nhất định không có thức và thức thì thuộc về sự tác dụng của tâm thể nên gọi là tâm...

Cõi âm có hay không? Nhận thức của Phật giáo đối với vấn đề này

Tôn giáo

Tôi không thể tin là có một cõi sống đặc biệt dành riêng cho những người đã chết. Nghĩa là có các cõi sống khác nhau, nhưng không có một cõi nào của người đã chết cả. Không thể có cõi sống dành cho những người chết, đó là một mâu thuẫn ngay trong bản...

Giá trị của Khoa học & Quan trọng của Phật giáo (P.4)

Tôn giáo

Điều tối quan trọng, Phật giáo không vì kiến thức văn minh rực rữ của khoa học mà bắc quàng làm sang. Hiển nhiên, khoa học chưa đủ khả năng để chứng minh Phật giáo. Ngược lại, Phật giáo dư trí tuệ để giải thích khoa học bởi vì...

Những đặc điểm của văn hóa Phật giáo trong văn hóa Việt Nam

Tôn giáo

Trong cộng đồng nhân loại, bất cứ chủng tộc nào, có tinh thần độc lập, có ý chí tự cường, có lịch sử đấu tranh lâu dài thì chủng tộc đó nhất định có sáng tạo văn hóa để thích ứng với mọi hoàn cảnh địa lý, với những điều kiện thực tế để tự cường, sinh...