Danh sách bài viết

Giải bài tập SBT GDCD lớp 6 bài 2: Siêng năng, kiên trì

Cập nhật: 07/06/2020

Giải bài tập SBT GDCD lớp 6 bài 2: Siêng năng, kiên trì

Bài tập 1: Thế nào là siêng năng, kiên trì?

Trả lời

  • Siêng năng là đức tính của con người, biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên và đều đặn
  • Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ.

Bài tập 2: Em hãy tìm những biểu hiện của siêng năng, kiên trì và những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì?

Trả lời

  • Siêng năng, kiên trì là đức tính tốt của con người, siêng năng được biểu hiện qua sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, kiên trì là sự thể hiện quyết tâm đến cùng, cho dù gặp khó khăn gian khổ cũng không lùi bước.
  • Trái với siêng năng là lười biếng, sống dựa dẫm, ỉ lại ăn bám, Trái với kiên trì là nản lòng, chóng chán.

Bài tập 3: Siêng năng, kiên trì có ý nghĩa như thế nào đối với con người trong cuộc sống?

Trả lời

Siêng năng, kiên trì giúp con người thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

Bài tập 4: Hãy kể những việc làm thể hiện tính siêng năng, kiên trì của bản thân em trong học tập?

Trả lời

Trong học tập: đi học chuyên cần, chăm chỉ học, làm bài đầy đủ, có kế hoạch học tập.

  • Trong lao động: chăm làm việc nhà, không ngại khó, miệt mài với công việc.
  • Trong các hoạt động khác: kiên trì rèn luyện tập thể dục thể thao, đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường,.

Bài tập 5: Việc làm nào sau đây thể hiện sự siêng năng?

  1. Mai thường xuyên giúp mẹ làm việc nhà
  2. Tuấn suốt ngày ở trong phòng riêng chơi điện tử.
  3. Mỗi lần phải tham gia lao động tập thể, Toàn lại xin nghỉ ốm.
  4. Đến giờ kiểm tra Văn, Dũng luôn giở sách "Để học tốt..." ra chép bài.

Bài tập 6: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về siêng năng, kiên trì?

  1. Chỉ cần siêng năng lao động khi có cô giáo nhắc nhở.
  2. "Con mọt sách" thì mới siêng năng học tập.
  3. Học sinh rất cần có tính siêng năng, kiên trì.
  4. Siêng năng học tập cũng không thể giỏi được vì muốn học giỏi phải thông minh.

Bài tập 7: Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện rõ nhất tính kiên trì?

  1. Năng nhặt, chặt bị
  2. Có công mài sắt, có ngày nên kim
  3. Kiến tha lâu cũng đầy tổ
  4. Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.

Trả lời:

Câu 5 - A

Câu 6 - C

Câu 7 - B

Bài tập 8: Hãy nối mỗi cụm từ ở cột I sao cho tương ứng với mỗi phẩm chất, biểu hiện ở cột II.

I

II

A. Gặp bài toán hóc búa, Hoa miệt mài tìm cách giải

1. Ngại khó, nản chí

B. Lan luôn học bài đúng giờ, thường xuyên

2. Lười biếng, ỷ lại

C. Tuấn bỏ dở công việc đang làm vì gặp khó khăn

3. Siêng năng

D. Huệ hay trốn tránh việc nhà để đi chơi

4. Kiên trì

Trả lời

A - 4; B - 3; C - 1; D - 2

Bài tập 9:

An có thói quen ngồi vào bàn học bài lúc 7 giờ tối, mỗi môn học An đều học bài và làm bài đầy đủ. Nhưng để có được việc làm bài đầy đủ ấy thì khi gặp bài khó, bạn thường ngại suy nghĩ và giở sách giải bài tập ra chép cho nhanh. Một lần sang nhà bạn học nhóm, các bạn rất ngỡ ngàng khi thấy An làm bài nhanh và rất chính xác, các bạn xúm lại hỏi An cách giải thì bạn trả lời: "À, khó quá, nghĩ mãi không được nên tớ chép ở sách giải bài tập cho nhanh. Các cậu cũng lấy mà chép, khỏi mất công suy nghĩ".

Câu hỏi:

1/ Việc làm của An trong tình huống trên có điều gì được và chưa được? Bạn còn thiếu đức tính gì?

2/ Nếu em là bạn thân của An, em sẽ khuyên bạn như thế nào?

Trả lời

An có biểu hiện siêng năng học tập và làm bài tập đầy đủ. Nhưng An lại thiếu tính kiên trì vì không quyết tâm làm bài tập khi gặp bài khó.

Em sẽ khuyên An: Là học sinh, nếu chỉ có tính siêng năng thôi chưa đủ, mà còn phải có tính kiên trì mới đạt kết quả tốt trong học tập. Muốn có tính kiên trì thì cần phải thường xuyên rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ.

Bài tập 10: Nếu bạn em thường xuyên bỏ học đi chơi, em sẽ khuyên bạn như thế nào?

Trả lời

Em sẽ khuyên bạn phải chăm chỉ học tập, không nên ham chơi mà ảnh hưởng đến kết quả học tập của mình.

Bài tập 11: Em đánh giá như thế nào về những tấm gương vượt khó trong học tập?

Trả lời

Đó là những tấm gương rất đáng khâm phục, để mọi người học hỏi và noi theo

Nguồn: /

Sở GD-ĐT TP.HCM làm việc với đơn vị dự kiến đầu tư vào Trường quốc tế AISVN

Giáo dục và đào tạo

Chiều 15.4, Văn phòng UBND TP.HCM đã truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức đối với Sở GD-ĐT và tổ công tác liên ngành theo hướng tăng cường theo dõi,...

Thi đánh giá năng lực: Giảm gần nửa số thí sinh trên 1.000 điểm

Giáo dục và đào tạo

Trong số gần 94.000 thí sinh tham dự đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM năm nay, chỉ 80 thí sinh đạt hơn 1.000/1.200 điểm.

Tuyển sinh lớp 10: Hai trường chuyên của TP.HCM tăng chỉ tiêu, thêm lớp chuyên

Giáo dục và đào tạo

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và chuyên Trần Đại Nghĩa sẽ tăng chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 và mở rộng thêm một số lớp 10 chuyên bắt đầu từ kỳ tuyển sinh năm nay.

Điểm thi đánh giá năng lực chuyên biệt: Thí sinh cao nhất môn văn chỉ 6,5 điểm

Giáo dục và đào tạo

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM vừa công bố kết quả kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt đợt 1 năm 2024. Trong số các bài thi, tiếng Anh có tỷ lệ bài thi đạt điểm cao nhiều nhất.

Cựu Hiệu trưởng Trường ĐH Đồng Nai chỉ đạo để ngoài sổ sách gần 70 tỉ đồng

Giáo dục và đào tạo

Trong thời gian từ 2009 - 2018, với vai trò là hiệu trưởng, bị can Trần Minh Hùng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chỉ đạo cấp dưới theo dõi thu, chi để ngoài sổ sách kế toán, không...

Thi đánh giá năng lực: Ít thí sinh điểm cao, có nên thi tiếp đợt 2?

Giáo dục và đào tạo

Sau khi ĐH Quốc gia TP.HCM công bố phổ điểm thi đánh giá năng lực đợt 1, các chuyên gia đã có những phân tích liên quan và lời khuyên cho thí sinh trước khi 'chốt'...

Lưu ý về đổi khu vực tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội

Giáo dục và đào tạo

Dù quy định 12 khu vực tuyển sinh ứng với hộ khẩu thường trú của học sinh tại 30 quận, huyện, thị xã nhưng Hà Nội cho phép một số trường hợp được đổi khu vực tuyển sinh khi đăng ký dự tuyển vào lớp 10...

Học lớp 6 nhưng chỉ viết được tên mình: Một 'nỗi khổ' mang tên thành tích

Giáo dục và đào tạo

Trường hợp học sinh học lớp 6 nhưng chỉ viết được tên mình ở tỉnh Quảng Bình phần nào phản ánh câu chuyện bệnh thành tích đầy nhức nhối, giáo viên bằng mọi giá không được...

Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 bằng thi Rung chuông vàng

Giáo dục và đào tạo

Trẻ em các lớp lá thi Rung chuông vàng ở từng lớp, mỗi lớp chọn ra 10 em xuất sắc nhất thi toàn trường. Hội thi với nhiều cung bậc cảm xúc, rèn luyện cho trẻ nhiều kỹ năng, kiến thức, chuẩn bị...

Làm rõ vụ nữ sinh lớp 12 Bình Phước bị bạn đánh tổn thương nội sọ

Giáo dục và đào tạo

Bị các bạn đánh khi đi học thêm, nữ sinh lớp 12 tại Bình Phước được chẩn đoán tổn thương ở đầu, tổn thương nội sọ, trầm cảm khiến gia đình lo lắng khi kỳ thi tốt nghiệp THPT đang đến gần.