Danh sách bài viết

Giải bài tập SBT GDCD lớp 9 bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Cập nhật: 07/06/2020

Lao động có vai trò như thế nào đối với bản thân con người và xã hội? Hãy nêu nội dung cơ bản về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?

Bài 1: Lao động có vai trò như thế nào đối với bản thân con người và xã hội?

Trả lời

Ý nghĩa của lao động đối với con người:

  • Sử dụng có ích nhất quỹ thời gian hữu hạn của trời cho
  • Tạo ra của cải vật chất cho XH
  • Kiếm được tiền nuôi sống bản thân, gia đình
  • Tránh được những thói hư tật xấu (nhàn cư vi bất thiện)
  • Tạo sự cảm thông giữa các bạn đồng nghiệp
  • Tạo lòng tự hào, tự tin, ... vì đã đóng góp trong việc tạo thành những sản phẩm, nhất là những công trình để đời qua nhiều thế hệ
  • Lao động giúp cá nhân giữ được cân bằng trong cuộc sống

Bài 2: Hãy nêu nội dung cơ bản về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?

Trả lời

Quyền lao động: Mọi công dân có quyền dùng sức lao động của mình đề học nghề, tìm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.

Nghĩa vụ lao động: Mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình, góp phần sáng tạo ra của cải vật chất tinh thần cho xã hội, duy trì và phát triển đất nước.

Bài 3: Nhà nước có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?

Trả lời

Nhà nước ta có chính sách khuyến khích ,tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh giải quyết việc làm cho người lao động.

Khuyến khích tạo điều kiện cho các hoạt động tạo ra việc làm thu hút lao động.

Bài 4: Pháp luật nước ta quy định như thế nào về sử dụng lao động ở trẻ em?

Trả lời

  • Cấm trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc
  • Cấm sử dụng người dưới 18 tuổi làm việc nặng nhọc, nguy hiể, tiếp xúc với các chất độc hại
  • Cấm lạm dụng, cưỡng bức, ngược đãi trẻ em.

Bài 5: Lao động là

  1. Hoạt động tạo ra các sản phẩm cụ thể.
  2. Hoạt động sáng tạo ra các giá trị tinh thần.
  3. Hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội.
  4. Các việc làm đem lại thu nhập cho bản thân.

Bài 6: Theo quy định của pháp luật lao động, người lao động phải là ngườ:

  1. ít nhất đủ 18 tuổi
  2. ít nhất đủ 16 tuổi
  3. ít nhất đủ 15 tuổi
  4. ít nhất đủ 14 tuổi

Bài 7: Tạo ra việc làm, bảo đảm cho mọi người ì ao động có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của ai?

  1. Trách nhiệm của doanh nghiệp
  2. Trách nhiệm của Nhà nước
  3. Trách nhiệm của toàn xã hội
  4. Trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và của toàn xã hội.

Bài 8: Những hành vi nào dưới đây là vi phạm kỉ luật lao động?

  1. Trộm cắp, tham ô vật tư, tài sản của doanh nghiệp
  2. Nghỉ thai sản theo chế độ
  3. Đến muộn, về sớm trước thời gian quy định
  4. Thực hiện đúng quy trình sản xuất
  5. Tự ý nghỉ việc dài ngày không lí do

Trả lời

Bài 5: C

Bài 6: C

Bài 7: D

Bài 8: A, C, E

Bài 9: Tốt nghiệp tại chức ngành Kế toán, Loan nhiều lần thi vào các cơ quan nhà nước nhưng không trúng tuyển. Mọi người khuyên Loan giúp bố mẹ quản lí xưởng gốm của gia đình cũng là một việc làm tốt nhưng Loan không thích. Theo Loan, đó không phải là công việc. Loan chỉ muốn được làm việc trong các cơ quan nhà nước cho tương xứng với tấm bằng của mình.

Câu hỏi.

1/ Quan niệm của Loan về việc làm như thế đúng hay sai? Vì sao?

2/ Em hãy góp ý cho Loan về lựa chọn việc làm.

Trả lời

1/ Quan niệm của Loan không đúng, lao động bất cứ ngành nghề gì cũng vẻ vang, chỉ có người ăn bám mới đáng bị lên án.

2/ Em sẽ khuyên Loan nên về nhà tiếp quản xưởng gốm của gia đình.

Bài 10: Tú là con trai độc nhất của một gia đình giàu có. Học xong Trung học, không vào được đại học, Tú ở nhà. Hàng ngày Tú chỉ chơi điện tử, bi-a. Bạn bè hỏi: “Cậu cứ định sống thế này mãi à?”. Tú trả lời: “Nhà tớ đâu có cần tiền. Tài sản của cha mẹ tớ đủ để tớ sống thoải mái cả đời. Tớ đi làm để làm gì?

Câu hỏi

1/ Suy nghĩ của Tú đúng hay sai? Vì sao?

2/ Theo bạn, Tú có cần kiếm một việc làm để lao động như mọi người không? Giải thích lí do.

Trả lời

1/ Suy nghĩ của Tú là sai vì lao động vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của mỗi công dân. Mọi người đều có nghĩa vụ lao động để làm ra của cải nuôi sống mình, gia đình mình và đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Của cải tuy nhiều nhưng ăn tiêu mãi cũng hết, người ngồi không ăn sẵn thì cuộc sống trở nên vô vị, không phát triển được, dễ sa vào tệ nạn xã hội.

2/ Tú cũng cần kiếm một công việc để làm như mọi người bình thường.

Nguồn: /

Sở GD-ĐT TP.HCM làm việc với đơn vị dự kiến đầu tư vào Trường quốc tế AISVN

Giáo dục và đào tạo

Chiều 15.4, Văn phòng UBND TP.HCM đã truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức đối với Sở GD-ĐT và tổ công tác liên ngành theo hướng tăng cường theo dõi,...

Thi đánh giá năng lực: Giảm gần nửa số thí sinh trên 1.000 điểm

Giáo dục và đào tạo

Trong số gần 94.000 thí sinh tham dự đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM năm nay, chỉ 80 thí sinh đạt hơn 1.000/1.200 điểm.

Tuyển sinh lớp 10: Hai trường chuyên của TP.HCM tăng chỉ tiêu, thêm lớp chuyên

Giáo dục và đào tạo

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và chuyên Trần Đại Nghĩa sẽ tăng chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 và mở rộng thêm một số lớp 10 chuyên bắt đầu từ kỳ tuyển sinh năm nay.

Điểm thi đánh giá năng lực chuyên biệt: Thí sinh cao nhất môn văn chỉ 6,5 điểm

Giáo dục và đào tạo

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM vừa công bố kết quả kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt đợt 1 năm 2024. Trong số các bài thi, tiếng Anh có tỷ lệ bài thi đạt điểm cao nhiều nhất.

Cựu Hiệu trưởng Trường ĐH Đồng Nai chỉ đạo để ngoài sổ sách gần 70 tỉ đồng

Giáo dục và đào tạo

Trong thời gian từ 2009 - 2018, với vai trò là hiệu trưởng, bị can Trần Minh Hùng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chỉ đạo cấp dưới theo dõi thu, chi để ngoài sổ sách kế toán, không...

Thi đánh giá năng lực: Ít thí sinh điểm cao, có nên thi tiếp đợt 2?

Giáo dục và đào tạo

Sau khi ĐH Quốc gia TP.HCM công bố phổ điểm thi đánh giá năng lực đợt 1, các chuyên gia đã có những phân tích liên quan và lời khuyên cho thí sinh trước khi 'chốt'...

Lưu ý về đổi khu vực tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội

Giáo dục và đào tạo

Dù quy định 12 khu vực tuyển sinh ứng với hộ khẩu thường trú của học sinh tại 30 quận, huyện, thị xã nhưng Hà Nội cho phép một số trường hợp được đổi khu vực tuyển sinh khi đăng ký dự tuyển vào lớp 10...

Học lớp 6 nhưng chỉ viết được tên mình: Một 'nỗi khổ' mang tên thành tích

Giáo dục và đào tạo

Trường hợp học sinh học lớp 6 nhưng chỉ viết được tên mình ở tỉnh Quảng Bình phần nào phản ánh câu chuyện bệnh thành tích đầy nhức nhối, giáo viên bằng mọi giá không được...

Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 bằng thi Rung chuông vàng

Giáo dục và đào tạo

Trẻ em các lớp lá thi Rung chuông vàng ở từng lớp, mỗi lớp chọn ra 10 em xuất sắc nhất thi toàn trường. Hội thi với nhiều cung bậc cảm xúc, rèn luyện cho trẻ nhiều kỹ năng, kiến thức, chuẩn bị...

Làm rõ vụ nữ sinh lớp 12 Bình Phước bị bạn đánh tổn thương nội sọ

Giáo dục và đào tạo

Bị các bạn đánh khi đi học thêm, nữ sinh lớp 12 tại Bình Phước được chẩn đoán tổn thương ở đầu, tổn thương nội sọ, trầm cảm khiến gia đình lo lắng khi kỳ thi tốt nghiệp THPT đang đến gần.