Danh sách bài viết

Giải bài tập SGK GDCD 10 bài 13: Công dân với cộng đồng

Cập nhật: 07/06/2020

Hãy nêu ý nghĩa của các câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao dưới đây? Những người thân thuộc phải biết giúp đỡ lẫn nhau, hỗ trợ lẫn nhau, nếu không sẽ tổn hại cho nhau, là sự gắn bó khăng khít, ảnh hưởng lẫn nhau giữa những người có quan hệ gần gũi, thân thuộc.

Câu 1: Hãy nêu ý nghĩa của các câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao dưới đây?

Môi hở răng lạnh

Máu chảy ruột mềm

Nhường cơm sẻ áo

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Hướng dẫn giải:

Ý nghĩa của các câu tục ngữ sau:

Môi hở răng lạnh:

Những người thân thuộc phải biết giúp đỡ lẫn nhau, hỗ trợ lẫn nhau, nếu không sẽ tổn hại cho nhau, là sự gắn bó khăng khít, ảnh hưởng lẫn nhau giữa những người có quan hệ gần gũi, thân thuộc.

Máu chảy ruột mềm:

Những người trong máu mủ, họ hàng khi gặp hoạn nạn thì anh em, họ hàng cũng cảm thấy thương xót, đau đớn.

Nhường cơm sẻ áo:

San sẻ, giúp đỡ cho nhau những thứ tối cần thiết cho đời sống khi thiếu thốn, khó khăn

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn:

Con người phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Tuy không cùng một mẹ sinh ra nhưng cũng cùng chung dòng máu con Rồng cháu Tiên, là anh em một nhà.

Câu 2: Hãy tìm hiểu về những hoạt động của lớp, trường, địa phương em thể hiện truyền thống nhân nghĩa của dân tộc ta?

Hướng dẫn giải:

Để thể hiện truyền thống nhân nghĩa của dân tộc ta, trường, lớp, địa phương em đã có những hoạt động tích cực đó là:

Ở lớp, ở trường:

  • Giúp đỡ các bạn có hoàn cành khó khăn trong lớp.
  • Giúp các bạn học kém trong lớp để bạn cố gắng học tập
  • Ủng hộ các bạn học sinh miền núi sách vở, đồ dùng học tập
  • Ủng hộ đồng bào chịu ảnh hưởng thiên tai của bão lũ…

Ở địa phương:

  • Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa đối với các anh hùng liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng.
  • Tham gia các chương trình hiến máu nhân đạo do phường/ xã tổ chức….

Câu 3: Em hãy cùng các bạn lập kế hoạch giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong lớp, trong trường hoặc những người có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương?

Hướng dẫn giải:

Kế hoạch giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở trường em.

Đầu tiên, khảo sát, tìm hiểu và lên danh sách 20 bạn có hoàn cảnh khó khăn nhất trường để giúp đỡ.

Sau khi lên danh sách xong, viết đơn xin nhà trường xem xét để giảm học phí cho các bạn.

Nhờ sự can thiệp của một số thầy cô để kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài của các mạnh tường quân.

Giờ sinh hoạt cuối tuần kêu gọi các bạn học sinh trong trường quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo còn sử dụng được để giúp đỡ các bạn.

Thời gian ủng hộ kéo dài trong hai tuần, cử các bạn đại diện từng lớp nhận sự đóng góp của các bạn. Sau khi nhận được sự hỗ trợ và nhận được sự giúp đỡ từ mọi người, chúng em sẽ tổng kết lại tất cả những gì nhận được và có kế hoạch phân chia cụ thể cho các bạn.

Câu 4: Thế nào là sống hòa nhập? Điều gì sẽ xảy ra đối với người sống không hòa nhập với cộng đồng, xã hội? Vì sao?

Hướng dẫn giải:

Sống hòa nhập là sống gần gũi, chan hòa, không xa lánh mọi người, không gây mâu thuẫn, bất hòa với người khác, có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng.

Với những người sống không hòa nhập với cộng đồng, xã hội thì sẽ bị cảm thấy cô độc, lẻ loi và cuộc sống tẻ nhạt thiếu niềm vui, không được nhiều người quan tâm.

Bởi vì: Những người sống không hòa nhập sẽ không có nhiều bạn bè và những người chơi thân cận. Vì vậy, ít có người để chia sẻ mọi chuyện về gia đình, cuộc sống, học tập.

Câu 5: Em tán thành hay không tán thành với từng ý kiến dưới đây? Vì sao?

  1. Biết hợp tác với nhau cùng nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc chung.
  2. Chỉ nên hợp tác với người khác khi mình cần sự giúp đỡ của họ.
  3. Chỉ những người có năng lực yếu kém mới cần phải hợp tác.
  4. Việc của ai, người nấy biết
  5. Hợp tác trong công việc giúp mỗi người học hỏi được nhiều điều hay từ những người khác.

Hướng dẫn giải:

a) Biết hợp tác với nhau cùng nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc chung.

Em đồng ý vì khi làm một công việc chung, muốn thành công cần phải sự cố gắng của các thành viên chứ không phải đơn thuần là một vài người.

b) Chỉ nên hợp tác với người khác khi mình cần sự giúp đỡ của họ.

Em không đồng ý vì đó là lối sống ích kỉ, chỉ biết đến cái lợi của bản thân. Và nếu hành động như vậy thì chỉ có một lần và sẽ không có lần thứ hai.

c) Chỉ những người có năng lực yếu kém mới cần phải hợp tác.

Em không đồng ý vì ai cũng cần phải hợp tác để làm việc. Bởi môi trường làm việc có sự liên kết với nhau, chỉ là tùy thuộc vào công việc để sự hợp tác đó nhiều hay ít mà thôi. Tuy nhiên, xét đến cùng, sự hợp tác sẽ hoàn thành công việc nhanh hơn và hiệu quả công việc tốt hơn.

d) Việc của ai, người nấy biết

Em không đồng ý vì đúng là công việc của ai người đó phải lo trước. Tuy nhiên, cũng nên cần có sự hòa nhập, giúp đỡ, chia sẻ lầ nhau thì công việc sẽ hiệu quả hơn và mọi người cũng siết lại gần nhau hơn.

e) Hợp tác trong công việc giúp mỗi người học hỏi được nhiều điều hay từ những người khác.

Em đồng ý vì mức độ hiểu biết của mỗi người một khác nhau và ở một thế mạnh khác nhau. Vì vậy, nên hòa nhập để nhận được sự giúp đỡ cũng như học hỏi nhiều hơn từ mọi người.

Câu 6: Hãy tìm và giới thiệu về một thành quả của sự hợp tác giữa các bạn trong lớp, trong trường hoặc địa phương em với các địa phương khác?

Hướng dẫn giải:

Vừa qua, nhân dịp chào năm học mới, trường em kết hợp với đoàn thanh niên xã phát động phong trào quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo cho các bạn học sinh miền núi. Sau khi phát động, cùng sự phối hợp nhịp nhàng hai bên đã nhận được nhiều sự ủng hộ từ học sinh cũng như các đoàn viên thanh niên, người dân trong xã. Sau chiến dịch này, kết quả thu được đó chính là hơn 15 triệu tiền mặt, hàng trăm cuốn sách vở, 100 bộ quần áo đồng phục cho các em học sinh cùng các đồ dùng học tập khác. Đây là sự hợp tác thành công giữa chi đoàn khối đoàn trường và chi đoàn khối địa phương.

Nguồn: /

Sở GD-ĐT TP.HCM làm việc với đơn vị dự kiến đầu tư vào Trường quốc tế AISVN

Giáo dục và đào tạo

Chiều 15.4, Văn phòng UBND TP.HCM đã truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức đối với Sở GD-ĐT và tổ công tác liên ngành theo hướng tăng cường theo dõi,...

Thi đánh giá năng lực: Giảm gần nửa số thí sinh trên 1.000 điểm

Giáo dục và đào tạo

Trong số gần 94.000 thí sinh tham dự đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM năm nay, chỉ 80 thí sinh đạt hơn 1.000/1.200 điểm.

Tuyển sinh lớp 10: Hai trường chuyên của TP.HCM tăng chỉ tiêu, thêm lớp chuyên

Giáo dục và đào tạo

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và chuyên Trần Đại Nghĩa sẽ tăng chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 và mở rộng thêm một số lớp 10 chuyên bắt đầu từ kỳ tuyển sinh năm nay.

Điểm thi đánh giá năng lực chuyên biệt: Thí sinh cao nhất môn văn chỉ 6,5 điểm

Giáo dục và đào tạo

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM vừa công bố kết quả kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt đợt 1 năm 2024. Trong số các bài thi, tiếng Anh có tỷ lệ bài thi đạt điểm cao nhiều nhất.

Cựu Hiệu trưởng Trường ĐH Đồng Nai chỉ đạo để ngoài sổ sách gần 70 tỉ đồng

Giáo dục và đào tạo

Trong thời gian từ 2009 - 2018, với vai trò là hiệu trưởng, bị can Trần Minh Hùng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chỉ đạo cấp dưới theo dõi thu, chi để ngoài sổ sách kế toán, không...

Thi đánh giá năng lực: Ít thí sinh điểm cao, có nên thi tiếp đợt 2?

Giáo dục và đào tạo

Sau khi ĐH Quốc gia TP.HCM công bố phổ điểm thi đánh giá năng lực đợt 1, các chuyên gia đã có những phân tích liên quan và lời khuyên cho thí sinh trước khi 'chốt'...

Lưu ý về đổi khu vực tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội

Giáo dục và đào tạo

Dù quy định 12 khu vực tuyển sinh ứng với hộ khẩu thường trú của học sinh tại 30 quận, huyện, thị xã nhưng Hà Nội cho phép một số trường hợp được đổi khu vực tuyển sinh khi đăng ký dự tuyển vào lớp 10...

Học lớp 6 nhưng chỉ viết được tên mình: Một 'nỗi khổ' mang tên thành tích

Giáo dục và đào tạo

Trường hợp học sinh học lớp 6 nhưng chỉ viết được tên mình ở tỉnh Quảng Bình phần nào phản ánh câu chuyện bệnh thành tích đầy nhức nhối, giáo viên bằng mọi giá không được...

Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 bằng thi Rung chuông vàng

Giáo dục và đào tạo

Trẻ em các lớp lá thi Rung chuông vàng ở từng lớp, mỗi lớp chọn ra 10 em xuất sắc nhất thi toàn trường. Hội thi với nhiều cung bậc cảm xúc, rèn luyện cho trẻ nhiều kỹ năng, kiến thức, chuẩn bị...

Làm rõ vụ nữ sinh lớp 12 Bình Phước bị bạn đánh tổn thương nội sọ

Giáo dục và đào tạo

Bị các bạn đánh khi đi học thêm, nữ sinh lớp 12 tại Bình Phước được chẩn đoán tổn thương ở đầu, tổn thương nội sọ, trầm cảm khiến gia đình lo lắng khi kỳ thi tốt nghiệp THPT đang đến gần.