Danh sách bài viết

Giải bài tập SGK GDCD 11 bài 8: Chủ nghĩa xã hội

Cập nhật: 07/06/2020

Hai giai đoạn phát triển của xã hội cộng sản chủ nghĩa có gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó?

Câu 1: Hai giai đoạn phát triển của xã hội cộng sản chủ nghĩa có gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó?

Hướng dẫn giải:

Hai giai đoạn phát triển của xã hội cộng sản chủ nghĩa có sự khác nhau. Cụ thể là:

Ở giai đoạn đầu (hay giai đoạn thấp) của xã hội cộng sản chủ nghĩa gọi là chủ nghĩa xã hội với đặc trưng là sự phát triển kinh tế, đặc biệt là sự phát triển của lực lượng sản xuất mới đạt tới giới hạn bảo đảm cho xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”.

Bước sang giai đoạn sau (hay giai đoạn cao) của xã hội cộng sản chủ nghĩa goi là chủ nghĩa cộng sản. Ở giai đoạn này, sự phát triển mạnh mẽ của nền sản xuất xã hội, đặc biệt là sự phát triển của lực lượng sản xuất sẽ tạo ra năng suất lao động rất cao và ngày càng tăng, các nguồn của cải dồi dào, xã hội có đủ điều kiện vật chất và tinh thần để thực hiện nguyên tắc phân phối “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”

=> Sự khác nhau đó là ở mỗi giai đoạn, sự phát triển kinh tế, trong đó sự phát triển của lực lượng sản xuất khác nhau dẫn đến nguyên tắc phân phối sản phẩm xã hội cũng khác nhau.

Câu 2: Hãy nêu những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Theo em, đặc trưng nào được thể hiện rõ nhất trong thực tiễn cuộc sống hiện nay ở nước ta?

Hướng dẫn giải:

Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở nước ta là:

  • Là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh;
  • Do nhân dân làm chủ;
  • Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất;
  • Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
  • Con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện;
  • Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ;
  • Có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản;
  • Có quan hệ hữu ngị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.

Theo em, đặc trưng được thể hiện rõ nhất trong thực tiễn cuộc sống hiện nay ở nước ta là:

“Có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản”.

Câu 3: Tại sao nói, nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan?

Hướng dẫn giải:

Sau khi hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn con đường phát triển tiếp theo là đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Đây là sự lựa chọn đúng đắn với điều kiện lịch sử cũng như nguyện vọng của nhân dân.

Khi chúng ta bước lên CNXH, chúng ta mới thực sự độc lập, mới xóa bỏ được những chế độ bóc lột, áp bức. Từ đó xây dựng đất nước mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc…

Câu 4: Em hiểu thế nào là “quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa”?

Hướng dẫn giải:

Vận dụng và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào điều kiện lịch sử của cách mạng Việt Nam, từ khi thành lập Đảng đến nay Đảng ta luôn kiên định lựa chọn con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.

Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa về cơ bản là “bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Bỏ qua việc xác lập vị trí chi phối của quan hệ sản xuất TBCN trong nền sản xuất xã hội đang vận động đi lên CNXH, cũng có nghĩa ở đó còn tồn tại ở mức độ nhất định các quan hệ sản xuất tư bản và tiền tư bản, chúng vận động và tác động đến sự phát triển của nền kinh tế - xã hội đang định hướng đi lên CNXH. Chính vì vậy, trong thực tiễn cần có những chính sách để các quan hệ này vận động, đóng góp vào sự tăng trưởng chung, đồng thời hạn chế tác động tiêu cực của chúng.

Câu 5: Theo em, chế độ xã hội chủ nghĩa ưu việt hơn so với các chế độ xã hội trước đây ở nước ta ở điểm nào?

Hướng dẫn giải:

Chế độ xã hội chủ nghĩa ưu việt hơn so với các chế độ xã hội trước đây ở nước ta ở điểm:

  • Là một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
  • Do nhân dân lao động làm chủ
  • KT phát triển cao, lực lượng sản xuất hiện đại, quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất.
  • Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
  • Con người sống tự do hạnh phúc, phát triển toàn diện.
  • Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ lần nhau.
  • Có nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
  • Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.

Nguồn: /

Sở GD-ĐT TP.HCM làm việc với đơn vị dự kiến đầu tư vào Trường quốc tế AISVN

Giáo dục và đào tạo

Chiều 15.4, Văn phòng UBND TP.HCM đã truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức đối với Sở GD-ĐT và tổ công tác liên ngành theo hướng tăng cường theo dõi,...

Thi đánh giá năng lực: Giảm gần nửa số thí sinh trên 1.000 điểm

Giáo dục và đào tạo

Trong số gần 94.000 thí sinh tham dự đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM năm nay, chỉ 80 thí sinh đạt hơn 1.000/1.200 điểm.

Tuyển sinh lớp 10: Hai trường chuyên của TP.HCM tăng chỉ tiêu, thêm lớp chuyên

Giáo dục và đào tạo

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và chuyên Trần Đại Nghĩa sẽ tăng chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 và mở rộng thêm một số lớp 10 chuyên bắt đầu từ kỳ tuyển sinh năm nay.

Điểm thi đánh giá năng lực chuyên biệt: Thí sinh cao nhất môn văn chỉ 6,5 điểm

Giáo dục và đào tạo

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM vừa công bố kết quả kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt đợt 1 năm 2024. Trong số các bài thi, tiếng Anh có tỷ lệ bài thi đạt điểm cao nhiều nhất.

Cựu Hiệu trưởng Trường ĐH Đồng Nai chỉ đạo để ngoài sổ sách gần 70 tỉ đồng

Giáo dục và đào tạo

Trong thời gian từ 2009 - 2018, với vai trò là hiệu trưởng, bị can Trần Minh Hùng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chỉ đạo cấp dưới theo dõi thu, chi để ngoài sổ sách kế toán, không...

Thi đánh giá năng lực: Ít thí sinh điểm cao, có nên thi tiếp đợt 2?

Giáo dục và đào tạo

Sau khi ĐH Quốc gia TP.HCM công bố phổ điểm thi đánh giá năng lực đợt 1, các chuyên gia đã có những phân tích liên quan và lời khuyên cho thí sinh trước khi 'chốt'...

Lưu ý về đổi khu vực tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội

Giáo dục và đào tạo

Dù quy định 12 khu vực tuyển sinh ứng với hộ khẩu thường trú của học sinh tại 30 quận, huyện, thị xã nhưng Hà Nội cho phép một số trường hợp được đổi khu vực tuyển sinh khi đăng ký dự tuyển vào lớp 10...

Học lớp 6 nhưng chỉ viết được tên mình: Một 'nỗi khổ' mang tên thành tích

Giáo dục và đào tạo

Trường hợp học sinh học lớp 6 nhưng chỉ viết được tên mình ở tỉnh Quảng Bình phần nào phản ánh câu chuyện bệnh thành tích đầy nhức nhối, giáo viên bằng mọi giá không được...

Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 bằng thi Rung chuông vàng

Giáo dục và đào tạo

Trẻ em các lớp lá thi Rung chuông vàng ở từng lớp, mỗi lớp chọn ra 10 em xuất sắc nhất thi toàn trường. Hội thi với nhiều cung bậc cảm xúc, rèn luyện cho trẻ nhiều kỹ năng, kiến thức, chuẩn bị...

Làm rõ vụ nữ sinh lớp 12 Bình Phước bị bạn đánh tổn thương nội sọ

Giáo dục và đào tạo

Bị các bạn đánh khi đi học thêm, nữ sinh lớp 12 tại Bình Phước được chẩn đoán tổn thương ở đầu, tổn thương nội sọ, trầm cảm khiến gia đình lo lắng khi kỳ thi tốt nghiệp THPT đang đến gần.