Danh sách bài viết

Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 10 bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng

Cập nhật: 07/06/2020

Hãy phân tích sự khác nhau giữa đối tượng nghiên cứu giữa Triết học với các môn khoa học cụ thể, cho ví dụ.

Bài 1 trang 11 GDCD 10: Hãy phân tích sự khác nhau giữa đối tượng nghiên cứu giữa Triết học với các môn khoa học cụ thể, cho ví dụ.

Trả lời:

- Đối tượng nghiên cứu của các môn khoa học cụ thể: Đi sâu nghiên cứu bản chất, hiện tượng của từng bộ phận, đối tượng, lĩnh vực riêng lẻ.

+ Ví dụ:

Toán học nghiên cứu về các con số và những hình thức không gian.

Hóa học nghiên cứu sự cấu tạo, tính chất, sự biến đổi của các chất.

- Đối tượng nghiên cứu của triết học: Triết học nghiên cứu những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của con người về thế giới (tự nhiên, xã hội và tư duy); về vị trí và vai trò của con người trong thế giới đó.

+ Ví dụ: Triết học nghiên cứu mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, giữa lí luận và thực tiễn, nghiên cứu các quy luật chung nhất về sự vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng.

Bài 2 trang 11 GDCD 10: Ở các ví dụ sau, ví dụ nào thuộc kiến thức khoa học cụ thể, ví dụ nào thuộc kiến thức triết học? Vì sao?

- Bình phương của cạnh huyền bằng tổng bình phương của hai cạnh góc vuông.

- Mọi sự vật và hiện tượng đều có quan hệ nhân quả.

- Ngày 3/2/1930 là ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh.

Trả lời:

Các ví dụ thuộc khoa học cụ thể:

- Bình phương của cạnh huyền bằng tổng bình phương của 2 cạnh góc vuông – kiến thức thuộc lĩnh vực Toán học.

- Ngày 3-2-1930 là ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - kiến thức thuộc lĩnh vực Lịch Sử.

Ví dụ thuộc kiến thức Triết học:

- Mọi sự vật và hiện tượng đều có quan hệ nhân quả.

- Ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh.

- Vì nó chỉ nêu lên nét khái quát và chỉ ra quy luật chung nhất, phổ biến nhất của các sự vật, hiện tượng.

Bài 3 trang 11 GDCD 10: Dựa vào cơ sở nào để phân chia các hệ thống thế giới quan trong Triết học?

Trả lời:

Cơ sở để phân chia các hệ thống thế giới quan trong Triết học dựa trên việc giải quyết “vấn đề cơ bản của Triết học”.

- Đó là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tư duy và tồn tại, giữa tự nhiên và tinh thần cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?

- Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?

Bài 4 trang 11 GDCD 10: Phân tích các yếu tố duy vật, duy âm về thế giới trong truyện và câu dẫn sau:

- Truyện thần thoại Thần Trụ trời.

- “Sống chết có mệnh, giàu sang do trời”. (Khổng tử)

Trả lời:

- Truyện thần thoại "Thần Trụ trời":

+ Yếu tố duy vật: đất đá, cột chống trời, cách làm cột...

+ Yếu tố duy tâm: thần Trụ trời (Thế lực siêu nhiên, có sức mạnh và tài phép).

- "Sống chết có mệnh, giàu sang do trời."

+ Yếu tố duy vật: sống, chết, giàu, sang.

+ Yếu tố duy tâm: mệnh, trời (sự giàu sang và cái chết của con người là do Trời định, tất có sự xắp đặt).

Bài 5 trang 11 GDCD 10: Hãy nêu ý kiến của mình về các yếu tố biện chứng, siêu hình về phương pháp luận trong truyện, các câu tục ngữ và thành ngữ sau:

- Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi.

- Tục ngữ, thành ngữ: Rút dây động rừng, Tre già măng mọc, Môi hở răng lạnh, Nước chảy đá mòn.

Trả lời:

- Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi:

+ Phương pháp luận siêu hình: Vì nhìn nhận sự vật (con voi) tồn tại trong trạng thái phiến diện, cô lập, máy móc, áp đặt; không có sự nhìn nhận, đánh giá một cách tổng thể.

- Các câu tục ngữ thành ngữ: Rút dây động rừng, Tre già măng mọc, Môi hở răng lạnh, Nước chảy đá mòn.

+ Sử dụng phương pháp luận biện chứng vì nhìn nhận các sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc, gắn bó, liên hệ chặt chẽ với nhau trong sự vận động, phát triển.

Nguồn: /

Sở GD-ĐT TP.HCM làm việc với đơn vị dự kiến đầu tư vào Trường quốc tế AISVN

Giáo dục và đào tạo

Chiều 15.4, Văn phòng UBND TP.HCM đã truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức đối với Sở GD-ĐT và tổ công tác liên ngành theo hướng tăng cường theo dõi,...

Thi đánh giá năng lực: Giảm gần nửa số thí sinh trên 1.000 điểm

Giáo dục và đào tạo

Trong số gần 94.000 thí sinh tham dự đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM năm nay, chỉ 80 thí sinh đạt hơn 1.000/1.200 điểm.

Tuyển sinh lớp 10: Hai trường chuyên của TP.HCM tăng chỉ tiêu, thêm lớp chuyên

Giáo dục và đào tạo

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và chuyên Trần Đại Nghĩa sẽ tăng chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 và mở rộng thêm một số lớp 10 chuyên bắt đầu từ kỳ tuyển sinh năm nay.

Điểm thi đánh giá năng lực chuyên biệt: Thí sinh cao nhất môn văn chỉ 6,5 điểm

Giáo dục và đào tạo

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM vừa công bố kết quả kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt đợt 1 năm 2024. Trong số các bài thi, tiếng Anh có tỷ lệ bài thi đạt điểm cao nhiều nhất.

Cựu Hiệu trưởng Trường ĐH Đồng Nai chỉ đạo để ngoài sổ sách gần 70 tỉ đồng

Giáo dục và đào tạo

Trong thời gian từ 2009 - 2018, với vai trò là hiệu trưởng, bị can Trần Minh Hùng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chỉ đạo cấp dưới theo dõi thu, chi để ngoài sổ sách kế toán, không...

Thi đánh giá năng lực: Ít thí sinh điểm cao, có nên thi tiếp đợt 2?

Giáo dục và đào tạo

Sau khi ĐH Quốc gia TP.HCM công bố phổ điểm thi đánh giá năng lực đợt 1, các chuyên gia đã có những phân tích liên quan và lời khuyên cho thí sinh trước khi 'chốt'...

Lưu ý về đổi khu vực tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội

Giáo dục và đào tạo

Dù quy định 12 khu vực tuyển sinh ứng với hộ khẩu thường trú của học sinh tại 30 quận, huyện, thị xã nhưng Hà Nội cho phép một số trường hợp được đổi khu vực tuyển sinh khi đăng ký dự tuyển vào lớp 10...

Học lớp 6 nhưng chỉ viết được tên mình: Một 'nỗi khổ' mang tên thành tích

Giáo dục và đào tạo

Trường hợp học sinh học lớp 6 nhưng chỉ viết được tên mình ở tỉnh Quảng Bình phần nào phản ánh câu chuyện bệnh thành tích đầy nhức nhối, giáo viên bằng mọi giá không được...

Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 bằng thi Rung chuông vàng

Giáo dục và đào tạo

Trẻ em các lớp lá thi Rung chuông vàng ở từng lớp, mỗi lớp chọn ra 10 em xuất sắc nhất thi toàn trường. Hội thi với nhiều cung bậc cảm xúc, rèn luyện cho trẻ nhiều kỹ năng, kiến thức, chuẩn bị...

Làm rõ vụ nữ sinh lớp 12 Bình Phước bị bạn đánh tổn thương nội sọ

Giáo dục và đào tạo

Bị các bạn đánh khi đi học thêm, nữ sinh lớp 12 tại Bình Phước được chẩn đoán tổn thương ở đầu, tổn thương nội sọ, trầm cảm khiến gia đình lo lắng khi kỳ thi tốt nghiệp THPT đang đến gần.