Danh sách bài viết

Giới thiệu cây Bồ hòn, tác dụng và cách sử dụng

Cập nhật: 13/10/2020

Bồ hòn, tên khoa học là Sapindus mukorossi thuộc họ bồ hòn Sapindaceae, tên tiếng Anh gọi là Soapnut. Cây bồ hòn mọc nhiều từ vùng ôn đới đến nhiệt đới. Bồ hòn ra hoa vào mùa hè. Mùa quả từ tháng 7 đến tháng 12. Trái có một hạt nhỏ màu đen, mịn và cứng.

Các tên khác: Bòn hòn, Vô hoạn, Thụ, Lai patt (dân tộc núi Bà Rá-Biên Hoà), Savonnier (Pháp).

Tên khoa học: Sapindus mukorossi Gaertn.

Thuộc họ: Sapindaceae (Bồ hòn).

 

Cây Bồ Hòn, Sapindus mukorossi

A. Mô tả cây

Cây cao to, có thể đạt tới 20-30m. Lá kép hình lông chim gồm 4-5 đôi lá chét gần đối nhau. Phiến lá chét nguyên nhẵn. Hoa mọc thành chuỳ ở đầu cành. Đài 5, tràng 5, nhị 8. Quả gồm ba quả hạch nhưng hai tiêu giảm đi, chỉ còn một hình tròn, vỏ quả màu vàng nâu nhạt, da nhăn nheo, trong chứa một hạt màu đen, hình cầu.
Mùa quả: tháng 10-11

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây được trồng ở khắp các tỉnh miền Bắc nước ta, có nơi trồng làm cây bóng mát quanh nhà. Trước đây vào những năm người ta còn thu mua xuất khẩu, hằng năm có thể thu tới 20-30 tấn quả chủ yếu tại nhũng tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn (Than Mọi), Bắc Cạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hà Tây, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang.

Quả hái về để nguyên cả hạt hoặc có khi bóc bỏ hạt, xâu thịt quả vào một que tre, hạt phơi khô cũng được dùng làm thuốc

C. Thành phần hoá bọc

Thịt quả chứa 18% saponizit gọi là sapindus saponozit C41H61O13- Sapindus saponin là một thứ bột vô định hình, màu trắng, có năng suất quay cực αD+13°. Thuỷ phân cho d. arabinoza và một sapogenin có tinh thể, độ chảy 319°C, vào loại tritecpen. Hạt: Chứa 9-10% dầu béo

D. Công dụng và liều dùng

Nhân dân thường dùng bồ hòn giặt quần áo thay xà phòng tốt nhất trong những trường hợp giặt đồ len, lụa, không chịu được kiềm của xà phòng. Hạt thường được xâu thành tràng hạt cho các nhà sư. Làm nguyên liệu chế saponozit dùng trong công nghiệp giấy và phim ảnh, nhuộm mạ kim loại.

Theo tài liệu cổ bồ hòn có tác dụng chữa ho trừ đờm, nhân hạt ăn được và có tác dụng chữa hôi miệng, sảu răng.

Một số vùng ở Việt Nam và Trung Quốc dùng vỏ cây bồ hòn giã nát ngâm nước tắm cho sác vật bị bọ, rận, chấy.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - Gs. Ts. Đỗ Tất Lợi (mới nhất)

Cây Bồ Hòn, Sapindus mukorossi



Bồ hòn kháng nấm, 
trị bệnh ngoài da

Giống như trái bồ kết, bồ hòn được xem như là một loại thảo dược nổi tiếng trong kho tàng dược liệu.

Dưới đây là 7 lợi ích của cây bồ hòn.

1. Chữa các bệnh ngoài da: nước từ quả bồ hòn có tính chất như một loại sữa rửa mặt lý tưởng và tốt cho da, giúp da mịn và mềm mại. Nó giúp chữa được các bệnh ngoài da như vẩy nến và eczema, loại bỏ mụn đầu đen, mụn mủ và tàn nhang.

2. Chữa côn trùng đốt: nước ngâm quả bồ hòn bôi tại chỗ có tác dụng loại bỏ và hủy nọc độc của rắn hay bò cạp ra khỏi cơ thể.

3. Kháng nấm tóc: gội bằng nước bồ hòn có tác dụng khử các loại nấm da và nấm tóc.

4. Chống gàu: chỉ cần thoa lên tóc dung dịch nước quả bồ hòn và để yên trong vài phút, sau đó gội sạch da đầu bằng nước sạch sẽ giúp làm sạch các mảng trắng và gàu bám trên da đầu.

5. Nước rửa mặt, hoặc để cạo râu, thay cho việc sử dụng các loại sữa rửa mặt khác: pha một ít nước quả bồ hòn và thêm vào 1-2 giọt tinh dầu chanh, sau đó rửa mặt sẽ giúp cho làn da sạch và đẹp.

6. Làm nước gội đầu, tốt cho tóc: từ thời Trung cổ, bồ hòn đã được sử dụng cho tóc vì nó không chỉ làm sạch và mượt tóc mà còn chữa được các chứng bệnh về tóc như gàu, ngứa da đầu... Người ta đã biết tự điều chế loại quả này để sử dụng trước khi có sự ra đời của các loại mỹ phẩm hoặc thuốc tẩy rửa từ hóa chất công nghiệp.

Cách làm đơn giản như sau: lấy lớp vỏ khô bên ngoài của quả (khoảng 7-10 mảnh), cho vào đó 1/2 lít nước rồi ngâm qua đêm. Sáng ra lọc lấy nước và gội đầu, sau đó xả lại với nước sạch.

Cách hai là lấy khoảng 10 vỏ quả khô đem xay thành bột, lấy 3 muỗng nhỏ bột này cho vào một chén nhỏ rồi thêm ít nước, trộn cho đều thành một khối sền sệt, cho thêm nước ép của 1 quả chanh và 2 muỗng sữa chua rồi trộn đều, sau đó thoa đều toàn bộ lên da đầu và tóc, nhất là ở các vùng tóc bị khô cháy, sau 15 phút thì xả lại tóc với nước sạch. Mỗi tuần áp dụng 2-3 lần.

Loại dầu gội tự nhiên này có thể được bào chế tại nhà và để dành trong chai lọ.

Lấy 15-16 quả và loại bỏ hạt, xay nhỏ và cho vào một chậu sắt (saponin kết hợp với Fe sẽ tạo hiệu ứng tốt hơn cho mái tóc đen bóng), thêm khoảng 500ml nước ngâm trong 8 giờ hoặc để qua đêm để chiết hết saponin trong quả.

Sau đó lọc và đun sôi dung dịch này trong 10-15 phút, để nguội và đóng vào chai để dùng gội đầu. Khi gội có thể nhỏ thêm vài giọt tinh dầu oải hương cho thơm tóc.

7. Giặt sạch quần áo và đồ trang sức: là phương pháp mà các chuyên gia Ấn Độ chuyên dùng. Đặt các món trang sức vào trong dung dịch lỏng của quả bồ hòn sẽ thấy các đồ vật trở nên sáng bóng hơn.

Cho 2 muỗng bột quả bồ hòn khô vào 1/2 xô nước, quậy đều, để yên trong 5 phút, sau đó cho tất cả quần áo vào ngâm trong 1 giờ và xả sạch. Tác dụng: làm sạch bụi bẩn và chất mồ hôi dầu trên quần áo.

Cách này giúp giữ màu quần áo, khăn mặt tốt mà không bị bay màu. Xà phòng từ bồ hòn không gây dị ứng và do đó rất tốt cho làn da cũng như đối với trẻ sơ sinh hoặc người có da nhạy cảm. Đây được xem là sản phẩm tuyệt vời để giặt quần áo trẻ em.

Một vài lưu ý

Chưa thấy tài liệu nói về độc tính của nó nhưng cần lưu ý tránh nước bồ hòn rơi trực tiếp vào mắt sẽ gây kích ứng, đỏ mắt, nếu thấy có triệu chứng như phát ban, đỏ da hoặc ngứa ngáy bất kỳ trên da hoặc tóc thì ngưng ngay lập tức vì cơ địa dị ứng với saponin trong quả bồ hòn.

Phụ nữ đang có thai những tháng đầu cũng được khuyến cáo không nên dùng nhiều. Trong y học cổ truyền người ta còn dùng bồ hòn để chữa bệnh tiểu đường, bệnh ngoài da và giảm béo phì

Nguồn: / 0

Đại dương hấp thụ 50% CO2 phát thải

Khoa học sự sống

Khoảng 50% tổng lượng khí CO2 do con người thải ra kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đã hoà tan vào các đại dương của thế giới, ảnh hưởng xấu tới các sinh vật biển.

Mặt biển dâng cao

Khoa học sự sống

Các khoa học gia nói rằng các số liệu đo đạc do vệ tinh và máy bay cung cấp cho thấy rằng mặt biển đã lên cao trong 10 năm qua với tốc độ nhanh nhất trong vòng nửa thế kỷ nay. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân của hiện tượng này là việc cá

Hé lộ bí ẩn của loài cá lớn nhất thế giới

Khoa học sự sống

Các thẻ điện tử công nghệ cao gắn trên lưng cá mập voi - loài cá lớn nhất thế giới - đã tiết lộ hành trình và địa điểm kiếm ăn của chúng.

Chụp được hình ảnh con mực khổng lồ

Khoa học sự sống

Các nhà khoa học Nhật Bản đã thu được những bức ảnh đầu tiên của một trong các sinh vật bí ẩn nhất dưới đại dương sâu thẳm - con mực khổng lồ. Cho đến nay, thông tin duy nhất về hành vi của các sinh vật này - có chiều dài tới 18 mét - đều d

Nghiên cứu về sinh vật từng sống sâu dưới đại dương

Khoa học sự sống

Những sinh vật kỳ lạ sống tại môi trường sâu dưới biển đang được các nhà khoa học nghiên cứu, có thể cho biết về lịch sử tiến hoá khác với sự sống trên trái đất và mang lại dấu hiệu về khả năng tồn tại sự sống trên các hà

Phát hiện những sinh vật biển lạ

Khoa học sự sống

Nhóm các nhà khoa học Mỹ chuyên nghiên cứu những vùng biển sâu đã phát hiện tại vùng vịnh Mexico một số loài sinh vật biển, mà theo họ trước nay chưa hề được nhìn thấy. Nhờ trợ giúp của những camera chuyên dụng, c

San hô Việt Nam có thể so sánh với san hô thế giới

Khoa học sự sống

Với số lượng khoảng 400 loài san hô khác nhau thuộc 80 giống loài, 17 họ khác nhau, khu hệ san hô biển Việt Nam có thể so sánh với những vùng san hô đa dạng nhất trên thế giới.

Dự báo tình trạng các đại dương

Khoa học sự sống

Cung cấp cho toàn cầu những bản tin dự báo về tình trạng của các đại dương trong vòng 15 ngày, tương tự như đối với khí quyển: đó là tham vọng của dự án Mercator. Dự án Mercator đã được thành lập cách đây 10 năm bởi một nhóm nhà đại dươ

Phát hiện loài sâu biển mới

Khoa học sự sống

Một nhóm nhà khoa học Anh và Thụy Điển vừa phát hiện được một loài sâu biển mới trên xác một con cá voi tại Biển Bắc, trên lãnh hải của Thụy Điển.

Tìm hiểu về Hoa huệ biển

Khoa học sự sống

Hoa huệ biển (Endoxocrinus parrae) mang tên này do giống hệt một loài hoa bám dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Mỹ, đây là một loài động vật da gai tương tự như loài nhím biển, có khả năng chạy trốn trướ