Danh sách bài viết

Hoàn thành thử nghiệm động cơ đẩy điện mạnh nhất thế giới

Cập nhật: 19/11/2023

Hệ thống đẩy điện tiên tiến (AEPS) công suất 12 kilowatt sẽ được dùng trên trạm vũ trụ Mặt trăng của NASA trong tương lai.

NASA và công ty hàng không vũ trụ Aerojet Rocketdyne, hoàn thành thử nghiệm chất lượng thành công đối với Hệ thống đẩy điện tiên tiến (AEPS), một động cơ đẩy điện mặt trời (SEP) 12 kilowatt được chế tạo để sử dụng cho nhiệm vụ dài hạn như bay tới Mặt trăng và những nơi xa hơn. AEPS được mô tả là động cơ đẩy điện (hay còn gọi là động cơ đẩy ion) mạnh nhất từng sản xuất, Space hôm 9/11 đưa tin. Công suất 12 kilowatt đủ để cung cấp cho hơn 1.330 bóng đèn LED. Trước đó, NASA thông báo bắt đầu loạt thử thử nghiệm chất lượng hồi tháng 7.

 Động cơ AEPS được thử nghiệm trong buồng chân không.
Động cơ AEPS được thử nghiệm trong buồng chân không. (Ảnh: NASA).

"AEPS thực sự là công nghệ thế hệ mới", Clayton Kachele, quản lý dự án AEPS ở Trung tâm nghiên cứu Glenn của NASA cho biết. "Hệ thống đẩy điện hiện nay có công suất khoảng 4,5 kilowatt. Ở đây, chúng tôi đã tăng đáng kể công suất trong một động cơ đẩy. Khả năng đó mở ra cơ hội mới cho khám phá vũ trụ trong tương lai. AEPS sẽ đưa chúng ta bay nhanh hơn và xa hơn".

Quầng khí xả màu xanh dương từ AEPS trong thử nghiệm chất lượng được tạo ra từ khí xenon ion hóa, dẫn đến tên gọi động cơ đẩy ion. Trong khi hệ thống đẩy hóa học thông thường sử dụng nhiên liệu đẩy lỏng để tạo ra luồng năng lượng ngắn nhưng rất mạnh, giúp đẩy tàu vũ trụ theo hướng mong muốn, động cơ đẩy điện sử dụng nhiên liệu đẩy khí trơ, cho ít năng lượng hơn nhưng có thời gian dài hơn nhiều nên hiệu suất cao hơn, có thể hữu dụng đối với nhiệm vụ dài hạn trong vũ trụ.

Mục tiêu là sử dụng AEPS trên trạm vũ trụ Gateway sắp tới của NASA bằng cách đặt 3 động cơ đẩy AEPS trên Bộ phận điện và lực đẩy của trạm, phục vụ nhiều mục đích bao gồm duy trì quỹ đạo của Gateway quanh Mặt trăng, liên lạc tốc độ cao với Trái Đất và cung cấp điện cho toàn trạm. Dự kiến phóng vào năm 2025, Gateway là dự án cộng tác với nhiều đối tác thương mại và quốc tế. Đây là một phần thiết yếu đối với các nhiệm vụ Artemis của NASA ở cực nam Mặt trăng trong vài năm tới. Ngoài ra, AEPS cũng có tiềm năng sử dụng trong các nhiệm vụ không gian sâu.

Trong khi AEPS là động cơ điện mặt trời, một loại động cơ đẩy điện khác đang được nghiên cứu là lực đẩy điện hạt nhân (NEP), sử dụng lò phản ứng hạt nhân để cung cấp lực đẩy. Dự án AEPS không phải lần đầu tiên NASA sử dụng lực đẩy điện cho nhiệm vụ không gian sâu. Nhiệm vụ Dawn của NASA tới hành tinh lùn Ceres và Vesta là nhiệm vụ đầu tiên sử dụng hệ thống đẩy ion. Gần đây nhất, nhiệm vụ Psyche của NASA phóng thành công hôm 13/10 sử dụng động cơ đẩy điện mặt trời để thực hiện hành trình 3,6 tỷ km tới tiểu hành tinh 16 Psyche.


    Nguồn: /

    Lò phản ứng nhiệt hạch có thể điều trị ung thư

    Các ngành công nghệ

    Một công ty khởi nghiệp ở Anh giới thiệu công nghệ tiên tiến có khả năng thay đổi việc chẩn đoán và điều trị ung thư.

    Robot AI khổng lồ giúp bảo dưỡng máy bay

    Các ngành công nghệ

    Robot AI do công ty Avinxt chế tạo có thể cách mạng hóa hoạt động phá băng, bảo dưỡng máy móc và kiểm tra kỹ thuật cho máy bay.

    Trí tuệ nhân tạo AGI là gì, mà khiến các nhà khoa học phải kinh sợ, làm hỗn loạn nội bộ OpenAI

    Các ngành công nghệ

    Nhiều nguồn tin cho rằng, việc các nhà nghiên cứu của OpenAI tiệm cận đến việc có thể tạo ra AGI là nguyên nhân khiến CEO Sam Altman đột ngột bị sa thải.

    Mũi điện tử ngăn chặn ngộ độc thực phẩm

    Các ngành công nghệ

    Mũi điện tử dựa vào cảm biến và công nghệ AI có thể phát hiện thực phẩm nhiễm bệnh cũng như đánh giá độ tươi ngon của thức ăn.

    Robot 12 tấn có thể tự động xây tường đá

    Các ngành công nghệ

    Robot HEAP sử dụng những công nghệ tiên tiến để rà quét, phân loại các khối đá và vật liệu tái chế, sau đó tự động xây tường.

    Thiết kế cách mạng hóa hình dáng máy bay tương lai

    Các ngành công nghệ

    Thiết kế máy bay cánh liền thân có tiềm năng lớn giúp giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu và khí thải nhưng đi kèm nhiều thách thức lớn.

    Trung Quốc phát triển sạc không dây cấy trong cơ thể người

    Các ngành công nghệ

    Các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị nhận và lưu trữ năng lượng không dây, có khả năng phân hủy sinh học, cung cấp năng lượng cho các thiết bị cấy ghép điện tử sinh học.

    AI có thể cách mạng hóa chiến tranh như thế nào

    Các ngành công nghệ

    Trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng thay đổi cục diện chiến tranh, khiến các cuộc xung đột diễn biến khác biệt và nguy hiểm hơn nhiều.

    Drone cánh song song có thể cất hạ cánh thẳng đứng

    Các ngành công nghệ

    Mẫu drone mới với thiết kế độc đáo ra mắt tại Hội chợ Công nghệ cao Trung Quốc lần thứ 25 tại Thâm Quyến hôm 19/11.

    Vụ nổ không gian mạnh đến mức làm rung chuyển bầu khí quyển Trái đất

    Các ngành công nghệ

    Ánh sáng từ một lỗ đen mới hình thành cách chúng ta hàng tỷ năm ánh sáng đã tấn công Trái đất với sức mạnh khủng khiếp, làm rung chuyển bầu khí quyển phía trên của hành tinh.