Danh sách bài viết

Kết quả nghiên cứu: Tụng niệm tôn giáo giúp giảm căng thẳng

Cập nhật: 28/12/2017

Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo Hồng Kông nói rằng sức mạnh của việc tụng kinh có hiệu quả khi đối phó với những đau khổ về tâm lý.

Các nhà nghiên cứu Phật giáo nói trên từng công bố những phát hiện chỉ ra mối quan hệ giữa lý trí và tình cảm trước đây cũng đã công bố những phát hiện cho thấy việc tụng kinh có thể làm giảm căng thẳng.

Ngài Sik Hin Hung, Tu sĩ Phật giáo kiêm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phật học Đại học Hồng Kông nói: "Chúng tôi phát hiện ra sức mạnh của việc tụng kinh có hiệu quả trong việc đối phó với những đau khổ về tâm lý. "Đó là lý do tại sao tôi nghĩ rằng luận văn nghiên cứu này có liên quan đến những người đang phải đối mặt với căng thẳng."

Nghiên cứu đã được thực hiện trên 21 người theo Phật giáo có ít nhất một năm kinh nghiệm niệm A Di Đà là tên của một vị Phật. Mỗi người tham gia phải đối diện với những hình ảnh kích thích sự căng thẳng và hình ảnh trung tính trong khi âm thầm niệm A Di Đà, Santa Claus, hoặc không tụng niệm.

Ở giai đoạn đầy, kết quả cho thấy trong cả ba điều kiện tụng niệm, phản ứng ban đầu trước các hình ảnh gây căng thẳng cao hơn phản ứng trước các hình ảnh trung tính và phản ứng ban đầu đối với các kích thích căng thẳng đã không thay đổi ở những người niệm A Di Đà. Điều này có nghĩa là những người tham gia không chuyển sự chú ý của họ ra khỏi những hình ảnh tiêu cực bằng cách tụng kinh, họ đã chú ý đối diện vào các bức tranh mà không cần phải tránh.

Sang đến giai đoạn sau, kết quả cho thấy phản ứng trước các hình ảnh gây căng thẳng gần như đã biến mất hoặc tương tự như phản ứng của người tham gia khi đối diện trước các hình ảnh trung tính.

Trong phân tích của họ, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng kết quả này phù hợp với Thuyết giảng của Đức Phật về sự đau đơn (Sallatha Sutta) khi ngài nói rằng một người thực hành tốt chỉ phải trải qua những cơn đau ban đầu của các sự kiện có hại, nhưng sẽ không phản ứng lại với những cảm xúc tiêu cực bổ sung.

Để khám phá thêm những tác động của việc tụng niệm A Di Đà, các nhà nghiên cứu đã hỏi một tu sĩ có nhiều kinh nghiệm thực hiện việc tụng niệm trong khi chụp ảnh cộng hưởng chức năng (FMRI) vị tu sĩ này.

Các kết quả cho thấy rằng vỏ não viền phía sau - một khu vực của não nhạy cảm với ký ức tự truyện và tự phản chiếu - cho thấy mức độ hoạt tính thấp hơn. Điều này cho thấy rằng việc tụng kinh giảm tác động của căng thẳng bằng cách làm suy giảm ảnh hưởng của suy nghĩ tự thân.

"Mọi người vẫn tụng niệm vì nó mang lại cho họ những lợi ích tâm lý", Ông Hin Hung nói. "Không chỉ vì họ muốn đi đến cõi tịnh độ. Nếu bạn có một cuộc sống hằng ngày căng thẳng, điều này cũng sẽ giúp bạn".

An Nam

Nguồn: / 0

Một số vấn đề tư tưởng vua Trần Nhân Tông (P.2)

Tôn giáo

Sự hưng thịnh của Phật giáo cho đến cuối thế kỷ thứ 14, khi nhà Trần đã suy vong, chắc chắn đã xuất phát từ hệ tư tưởng Cư trần lạc đạo vừa nói. Phật giáo không dành riêng cho một bộ phận những người tu hành, cũng chẳng phải riêng một bộ phận quý tộc...

Tìm hiểu đường lối thực hành Thiền phái Trúc Lâm

Tôn giáo

Trước nhất muốn xác định cách tu tập của dòng thiền Trúc Lâm, thì chúng ta ngược dòng lịch sử để dẫn chứng.

Một số vấn đề tư tưởng vua Trần Nhân Tông (P.1)

Tôn giáo

Vua Trần Nhân Tông đã sống cuộc đời oanh liệt và hoành tráng, có những đóng góp to lớn và thiết thực cho dân tộc và Phật giáo. Thế thì, vua đã sống và hành động theo hướng nào, dưới sự tác động của những suy nghĩ tư tưởng gì?

Phật giáo thời Lý và những ảnh hưởng trong đời sống tinh thần ở làng xã

Tôn giáo

Giáo lý Phật giáo đồng nhất bản chất của thế giới vật chất với bản thể con người, do đó, Phật giáo thời Lý có chung một phương pháp khi xem xét con người và xem xét vũ trụ: sự vận động của vũ trụ phải nằm trong trạng thái cân bằng, và vận động của tư...

Thiền Sư Pháp Loa và Pháp Chỉ thẳng

Tôn giáo

Thiền sư Pháp Loa dạy: "Mọi người nếu hướng vào Đệ nhất nghĩa mà nói thì suy nghĩ là sai, mở miệng là lầm. Vậy thì làm sao sinh Đế, làm sao sinh Quán? Nay thử căn cứ vào đầu Đệ nhị mà nói thì cũng chẳng được sao?". Nói về pháp dạy người, thật sự đối...

Những yếu điểm của tư tưởng duy thức (P.2)

Tôn giáo

Vấn đề nhân quả là vấn đề trọng yếu trong tư tưởng Phật giáo và có nhiều người đã giải thích ý nghĩa nhân quả rất tường tận, nhưng đứng về phương diện tư tưởng trong số đó có một ít người giải thích không đúng giá trị của nhân quả. Tư tưởng nhân quả...

Những yếu điểm của tư tưởng duy thức (P.1)

Tôn giáo

Duy thức học là môn học về tâm bắt đầu từ nơi thức, nguyên do tâm chính là bản thể của thức và thức thì được phát sinh từ nơi tâm thể. Tâm thể nếu như không có thì nhất định không có thức và thức thì thuộc về sự tác dụng của tâm thể nên gọi là tâm...

Cõi âm có hay không? Nhận thức của Phật giáo đối với vấn đề này

Tôn giáo

Tôi không thể tin là có một cõi sống đặc biệt dành riêng cho những người đã chết. Nghĩa là có các cõi sống khác nhau, nhưng không có một cõi nào của người đã chết cả. Không thể có cõi sống dành cho những người chết, đó là một mâu thuẫn ngay trong bản...

Giá trị của Khoa học & Quan trọng của Phật giáo (P.4)

Tôn giáo

Điều tối quan trọng, Phật giáo không vì kiến thức văn minh rực rữ của khoa học mà bắc quàng làm sang. Hiển nhiên, khoa học chưa đủ khả năng để chứng minh Phật giáo. Ngược lại, Phật giáo dư trí tuệ để giải thích khoa học bởi vì...

Những đặc điểm của văn hóa Phật giáo trong văn hóa Việt Nam

Tôn giáo

Trong cộng đồng nhân loại, bất cứ chủng tộc nào, có tinh thần độc lập, có ý chí tự cường, có lịch sử đấu tranh lâu dài thì chủng tộc đó nhất định có sáng tạo văn hóa để thích ứng với mọi hoàn cảnh địa lý, với những điều kiện thực tế để tự cường, sinh...