Danh sách bài viết

Kỹ thuật điều khiển quá trình cây đào ra hoa đúng dịp Tết Nguyên Đán

Cập nhật: 13/10/2020

Chăm sóc cây đào để đào nở hoa vào đúng dịp Tết, không phải chỉ tác động vào giai đoạn cuối mà phải tác động trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây.

Ngoài các biện pháp chăm sóc như tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, cắt tỉa tạo tán... muốn cho cây đào ra hoa đúng dịp Tết Nguyên đán chúng ta cần phải thực hiện thêm các biện pháp kỹ thuật như: khoanh vỏ hoặc đảo cây, vặt lá (tuốt lá)… 

Vào tháng 10 -11 (tuỳ từng năm nhuận hay năm thường, phụ thuộc vào cây sinh trưởng tốt hay xấu để áp dụng) chúng có thể tiến hành các biện pháp sau:

1. Dừng bón phân, tưới nước cho đào

- Không bón phân, tưới nước muộn (từ tháng 10 trở đi).

- Phun tưới nước cũng là một công đoạn quan trọng vì đào phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Tùy điều kiện trời mưa rét hay nắng ấm, người trồng đào phải phun nước ấm (hoặc nước lạnh) để kích thích đào nở sớm (hay hãm cho đào nở đúng dịp).

Phun nước (ấm hoặc nước lạnh) để điều khiển cây đào ra hoa

Phun nước (ấm hoặc nước lạnh) để điều khiển cây đào ra hoa

2. Đảo cây đào

- Thời gian đảo cây: Giống Đào Bích đảo cây khoảng 1/8 (âm lịch), đào Phai 20/7, đào Thất Thốn 1/7

- Cách đảo cây: Đào 1 bầu cách gốc 20 – 25 cm, sâu 20 – 25 cm (tùy theo kích cỡ của cây), tránh làm vỡ bầu. Chọn ngày trời nắng để đảo và đảo vào buổi sáng. Khi đảo cây ta có thể bứng cây vào chậu luôn hoặc chuyển cây sang hố khác, lấp đất chặt gốc.

3. Tuốt lá đào

Giữa tháng 11 âm lịch, tuốt hết lá bằng tay hoặc phun thuốc hoá học.

Thường dùng Ethreel (thuốc dấm hoa quả Trung Quốc) 4 - 5 lọ (20-25ml)/10 lít nước, phun ướt đều tán sau 7-10 ngày lá rụng hết.

Với đào thế, nên đánh cây và trồng cây vào chậu trước khi tuốt lá 1 - 2 tháng.

Tác dụng của việc tuốt lá là để cây tập trung dinh dưỡng làm nụ, đảm bảo nụ hoa ra nhiều, đều, mập, hoa to, cánh dày, màu đẹp.

Thời điểm tuốt lá là vào khoảng giữa tháng 11 âm lịch nhưng nếu năm nào thời tiết nóng thì cần tiến hành tuốt lá muộn hơn vài ngày, năm thời tiết rét nhiều thì cần tuốt lá sớm hơn vài ngày.

Sau khi tuốt lá xong, nếu trời nắng nóng kéo dài, phải làm giàn che và phun nước lạnh thường xuyên toàn bộ tán cây, pha phân ure nồng độ 1% phun lên thân lá hoặc tưới nhằm hãm cho đào không ra hoa sớm.

- Phun phân bón lá Đầu Trâu 701 nhằm kích thích ra nụ, ra hoa, hoa to, cánh dày, màu đẹp.

- Đào thuộc loại cây rụng lá hàng năm về mùa đông. Sau khi lá rụng, nụ hoa phát triển và lớn nhanh. Nếu cứ để tự nhiên thì đào rụng lá vào cuối tháng chạp và hoa nở vào cuối tháng giêng hoặc tháng hai năm tới. Cho nên muốn có hoa đẹp trong dịp Tết, đi đôi với việc hãm cây nói trên ta phải tuốt lá trước một thời gian. Thời gian đó dài, ngắn tùy giống, tùy cây mạnh hay yếu, cây tơ hay già.

Thường tuốt lá đào bích từ mùng 5 đến 20/11 âm lịch, đào bạch từ mùng đến 15/10 âm lịch. Những cây già, yếu thời gian tuốt lá chậm hơn so với những cây to khỏe.

- Cần phải bảo vệ mắt hoa ở cuối nách lá. Nên bứt từng lá. Không được một tay tuốt lá thẳng từ đọt xuống, làm như vậy tổn thương đến mầm hoa.

Tuốt lá cho cây đào cảnh

Tuốt lá cho cây đào cảnh

4. Khoanh vỏ cây đào

Khoanh vỏ là biện pháp hãm cây nhằm hạn chế sự sinh trưởng, bắt cây chuyển sang giai đoạn ra hoa.

- Thời gian khoanh vỏ: Các giống khác nhau sẽ có thời điểm khoanh vỏ khác nhau: Đào Bích là khoảng 15/8 (âm lịch), đào Phai là 5/8, đào Thất Thốn là 1/7. Hãm trước những cây khỏe, có toàn bộ lá xanh tốt. Hãm sau những cây yếu, một phần lá đã chuyển sang màu vàng. Không hãm những cây già.
 
- Cách khoanh vỏ: Chọn vị trí thân cây cách gốc 20 - 40 cm, dùng dao sắc khoanh 1 vòng tròn 360 o sâu tới phần gỗ của cây, day đi day lại 2 - 3 lần để tạo ra vết khoanh rõ rệt. Cần khoanh vỏ vào buổi sáng ngày không mưa. Động tác khoanh vỏ chỉ thành công khi sau 1 ngày thấy nhựa cây đùn ra vết khoanh, và sau 2 - 3 đến một tuần, lá đào hơi chuyển màu từ xanh đậm sang xanh nhạt và hơi rũ xuống là được. Nếu lá vẫn chưa chuyển là chưa được, cần phải hãm lại bằng cách khứa thêm một vòng khác ở trên vết cũ. Nếu vẫn chưa được lại phải hãm lần thứ 3.

Dùng dao sắc khoanh vòng xung quanh gốc hoặc cành đào

Dùng dao sắc khoanh vòng xung quanh gốc hoặc cành đào

5. Thắp điện sưởi ấm cho cây đào

- Nếu rét đậm kéo đài (nhiệt độ < 10oC) quá 7 ngày thì hầu hết nụ đài bích sẽ bị toe nên ta phải sưởi ấm bằng cách bọc cây đào bằng túi nylon, phun nước ấm 40 - 50oC vào quanh gốc bổ sung 5 - 6 lần/ngày, thắp bóng điện vào ban đêm và phun phân bón lá Đầu Trâu 901, 902 kích thích cho đào ra hoa đúng tết.

Bọc túi nylon và thắp điện sưởi ấm cho cây đào

Bọc túi nylon và thắp điện sưởi ấm cho cây đào

Theo những người trồng đào kinh nghiệm ở Nhật Tân, với cách làm như trên chắc chắn đào sẽ ra hoa nhiều, hoa to, màu sắc đẹp và đúng dịp Tết.

Vào trung tuần nở rộ từ ngày 28 - 29 tháng chạp đến mồng 4 - 5 tháng giêng, đúng vào dịp đón Tết mừng Xuân.

6. Thúc và hãm thời gian ra hoa cho đào

- Mặc dầu đã thực hiện những biện pháp chăm sóc và điều khiển như trên, nhưng thời gian ra hoa có năm cũng không đúng Tết. Vì nếu gặp rét, hoa sẽ ra chậm. Ngược lại, gặp thời tiết ấm hoa sẽ ra sớm hơn. Do đó vấn đề thúc và hãm phải thực hiện trong những trường hợp cần thiết.

+ Thúc: Đầu tháng 12 âm lịch, nếu thấy các nụ hoa chưa nhú một cách rõ ràng, báo hiệu hoa sẽ nở chậm, cần phải thúc bằng cách: Tưới phân đạm Sunfat nitrat hay ure. Bới xung quanh gốc sâu độ 5cm, tưới phân Bắc, nước tiểu. Tưới nước nóng 35 - 40oC.

+ Hãm: Vào hạ tuần tháng 11 âm lịch nếu thấy nụ hoa nhú to, có thể hoa nở sớm, cần áp dụng các biện pháp hãm là che ánh nắng, tạo bóng tối cho cây cả ngày trong thời gian 10 -15 ngày. Vừa che vừa theo dõi thời tiết và tiếp tục nghiên cứu cây. Làm giàn che lưới đen che cây kết hợp với pha phân ure nồng độ 1% vào nước lạnh phun nên thân lá hoặc tưới vào gốc.

Không tưới, không xới xáo. Dùng dao khứa quanh thân một vòng đứt vỏ như đã nói ở phần trên. Bới đất, chặt bớt rễ, dùng mai xén bớt từ 10 - 20% rễ, cần xén rải rác đều xung quanh gốc, liệu xén như bầu định đánh lên vào dịp Tết. Thúc, hãm chỉ làm trong trường hợp thật cần thiết. Vì cả hai trường hợp đều ảnh hưởng đến phẩm chất của hoa.

Một cây đào đẹp nở hoa vào đúng dịp Tết Nguyên Đán

Một cây đào đẹp là nở hoa vào đúng dịp Tết Nguyên Đán

Nguồn: / 0

Đại dương hấp thụ 50% CO2 phát thải

Khoa học sự sống

Khoảng 50% tổng lượng khí CO2 do con người thải ra kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đã hoà tan vào các đại dương của thế giới, ảnh hưởng xấu tới các sinh vật biển.

Mặt biển dâng cao

Khoa học sự sống

Các khoa học gia nói rằng các số liệu đo đạc do vệ tinh và máy bay cung cấp cho thấy rằng mặt biển đã lên cao trong 10 năm qua với tốc độ nhanh nhất trong vòng nửa thế kỷ nay. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân của hiện tượng này là việc cá

Hé lộ bí ẩn của loài cá lớn nhất thế giới

Khoa học sự sống

Các thẻ điện tử công nghệ cao gắn trên lưng cá mập voi - loài cá lớn nhất thế giới - đã tiết lộ hành trình và địa điểm kiếm ăn của chúng.

Chụp được hình ảnh con mực khổng lồ

Khoa học sự sống

Các nhà khoa học Nhật Bản đã thu được những bức ảnh đầu tiên của một trong các sinh vật bí ẩn nhất dưới đại dương sâu thẳm - con mực khổng lồ. Cho đến nay, thông tin duy nhất về hành vi của các sinh vật này - có chiều dài tới 18 mét - đều d

Nghiên cứu về sinh vật từng sống sâu dưới đại dương

Khoa học sự sống

Những sinh vật kỳ lạ sống tại môi trường sâu dưới biển đang được các nhà khoa học nghiên cứu, có thể cho biết về lịch sử tiến hoá khác với sự sống trên trái đất và mang lại dấu hiệu về khả năng tồn tại sự sống trên các hà

Phát hiện những sinh vật biển lạ

Khoa học sự sống

Nhóm các nhà khoa học Mỹ chuyên nghiên cứu những vùng biển sâu đã phát hiện tại vùng vịnh Mexico một số loài sinh vật biển, mà theo họ trước nay chưa hề được nhìn thấy. Nhờ trợ giúp của những camera chuyên dụng, c

San hô Việt Nam có thể so sánh với san hô thế giới

Khoa học sự sống

Với số lượng khoảng 400 loài san hô khác nhau thuộc 80 giống loài, 17 họ khác nhau, khu hệ san hô biển Việt Nam có thể so sánh với những vùng san hô đa dạng nhất trên thế giới.

Dự báo tình trạng các đại dương

Khoa học sự sống

Cung cấp cho toàn cầu những bản tin dự báo về tình trạng của các đại dương trong vòng 15 ngày, tương tự như đối với khí quyển: đó là tham vọng của dự án Mercator. Dự án Mercator đã được thành lập cách đây 10 năm bởi một nhóm nhà đại dươ

Phát hiện loài sâu biển mới

Khoa học sự sống

Một nhóm nhà khoa học Anh và Thụy Điển vừa phát hiện được một loài sâu biển mới trên xác một con cá voi tại Biển Bắc, trên lãnh hải của Thụy Điển.

Tìm hiểu về Hoa huệ biển

Khoa học sự sống

Hoa huệ biển (Endoxocrinus parrae) mang tên này do giống hệt một loài hoa bám dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Mỹ, đây là một loài động vật da gai tương tự như loài nhím biển, có khả năng chạy trốn trướ