Danh sách bài viết

Kỹ thuật nhân giống Chè bằng giâm cành

Cập nhật: 13/10/2020

1. Đặc điểm phương pháp nhân giống chè bằng cành.

Sau khi chọn được giống tốt hoặc những cây đầu dòng ưu tú, cần phải tiến hành nhân giống với số lượng lớn để phục vụ sản xuất. Hiện nay trong sản xuất áp dụng phương nhân giống chè vô tính (giâm cành).

Giâm cành là biện pháp nhân giống vô tính, từ một đoạn cành chè bao gồm 1 - 2 lá cùng với chồi nách đem giâm trên một nền vật liệu (đất, cát) để tạo thành cây mới.

Phương pháp giâm cành có ưu và nhược điểm sau:

1.1. Ưu điểm:

- Quần thể đồng đều, giữ nguyên đặc tính cây mẹ.

- Năng suất cao, chất lượng và tính chống chịu ổn định.

- Hệ số nhân giống cao hơn nhân giống bằng hạt từ 15 - 20 lần.

1.2. Nhược điểm:

- Đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật công phu.

- Giá thành cao hơn nhân giống bằng hạt (thông thường chi phí trồng cành gấp 6 - 8 lần so với trồng bằng hạt).

2. Kỹ thuật giâm cành

2.1. Chọn địa điểm làm vườn giâm.

- Chọn nơi đất bằng hoặc hơi thoải dưới 5 độ, thoáng, gần nguồn nước tưới.

- Mực nước ngầm nhỏ hơn 1 mét, tiện lợi giao thông đi lại.

- Gần khu vực trồng chè.

2.2. Chọn thời vụ giâm

* Ở phía Bắc có 2 thời vụ giâm cành tốt nhất là vụ đông xuân và vụ hè thu.

- Vụ đông xuân có thể giâm cành từ 15 tháng 11 năm trước đến trung tuần tháng 2 năm sau.

- Vụ hè thu có thể giâm từ trung tuần tháng 6 đến trung tuần tháng 8. Vụ hè thu tỷ lệ sống thấp hơn vụ đông xuân do nhiệt độ không khí cao, mưa nhiều rất khó điều chỉnh ánh sáng và độ ẩm hợp lý. Nếu không thiếu giống nghiêm trọng thì miền Bắc chỉ nên giâm cành vào vụ đông xuân để vừa có hiệu quả trong sản xuất cây giống, vừa để vườn giống gốc có thời gian phục hồi sức sống.

* Ở miền Nam (vùng Tây Nguyên và Bảo Lộc): Thời vụ giâm từ tháng 4 đến tháng 8.

2.3. Thiết kế luống, chọn đất và đóng bầu

Sau khi chọn địa điểm tiến hành san bằng, đóng cọc căng dây phân luống. Những nơi sản xuất nhiều cần phân nhỏ thành từng vườn, mỗi vườn khoảng 500m2, vườn nọ cách vườn kia 2 m để cho thông thoáng.

Trong vườn cần xác định vị trí để đào giếng lấy nước tưới. Luống chè là nơi đặt các bầu chè giâm.

Luống có chiều dài 15 - 20 m, chiều rộng 1,0 - 1,2 m, giữa 2 luống chừa lại 1 rãnh rộng 40 - 50 cm để đi lại chăm sóc.

Xung quanh vườn đào hệ thống rãnh tiêu nước để đảm bảo vườn không bị úng khi mưa nhiều. Để đóng bầu cần chọn đất tơi xốp, đất có thành phần cơ giới trung bình.

Ở miền B ắc đất thường có màu đỏ nâu, ở miền Nam (Bảo Lộc) đất có màu xám.Trước khi lấy đất cần gạt tầng đất mặt từ 10 - 20 cm. Đất được đập nhỏ qua sàng (đường kính viên đất nhỏ hơn 0,5 cm), nếu có điều kiện đất có thể được phơi khô trước khi cho vào bầu càng tốt.

Túi đóng bầu là túi PE thường có kích thước 10 cm (nửa chu vi) x 16 cm (chiều cao) hàn đáy và đục 6 lỗ ở phần 1/3 đáy, đường kính lỗ đục 0,8 -1,0cm (nên dùng túi có màu tối, có độ dai, bền).

Khi đưa đất vào túi bầu phải nhồi chặt, xếp bầu vào luống thật đứng và sít vào nhau, dùng che nứa nẹp xung quanh luống, giữ bầu đứng không nghiêng, không đổ.

2.4. Làm giàn che

* Tác dụng của giàn che:

- Giàn che có tác dụng che nắng, che mưa, gió.

- Giữ độ ẩm không khí và nhiệt độ thích hợp cho vườn. * Nguyên liệu làm giàn che bao gồm:

- Khung giàn thường làm bằng tre, những nơi có kế hoạch sản xuất bầu chè lâu dài, cột giàn có thể đổ bằng bê tông.

- Cọc giàn không được chôn vào rãnh luống sẽ rất khó khăn khi đi lại chăm sóc, khoảng cách 2,5 - 3m có 1 cọc.

- Mái và che xung quanh che nhiều lớp bằng lưới nilon màu đen (có thể che bằng phên nứa, cỏ tế, lá mía), nhưng tốt nhất là phên nứa, vì thuận lợi điều chỉnh ánh sáng và ẩm độ, nhiệt độ tốt hơn cho cây.

- Độ cao che giàn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng để đảm bảo cho đi lại chăm sóc tiện lợi dễ dàng ở Việt Nam nên làm cao từ 1,7m - 1,8m.

- Kiểu giàn che hiện nay rất phong phú tuỳ theo từng nơi.

Ví dụ:

- Ở Gruzia làm giàn vòm phủ kín bằng vải trắng để có ánh sáng yếu nhưng giữ ẩm tốt, bên trong có vòi tưới phun tự động.

- Srilan ka làm giàn thấp sát đất đỡ tốn vật liệu nhưng đi lại chăm sóc khó khăn.

- Trước đây Việt Nam làm nhiều kiểu giàn khác nhau, ở Tây Nguyên có kiểu giàn bể giâm cành, xây bằng gạch nửa chìm trên dậy nylon để giữ ẩm, loại giàn này thích hợp với vùng khô Tây Nguyên.

- Ở Bảo Lộc làm giàn che cao 1,8 - 1,9 m, trên che bằng lưới thưa màu đen.

Vườn giâm cành chè

Vườn giâm cành chè

2.5. Chọn cành, cắt hom và cắm hom

* Chọn cành:

- Chọn cành khỏe không sâu bệnh, cành bánh tẻ, độ dài và đường kính hom tùy theo giống.

- Đường kính hom từ 4 - 6mm, chiều dài hom từ 4 - 6cm (giống PH1), đường kính hom từ 2 - 3,5 mm, dài hom từ 3 - 5cm (các giống chè LDP1, LDP2).

- Màu sắc hom tùy theo giống, giống PH1 yêu cầu màu xanh. Giống TRI777 và các giống LDP1, LDP2 có màu nâu sáng.

- Cành chè khi cắt cần nguyên vẹn, tránh giập lá, gãy cành.

* Cắt hom:

- Khi cắt cành về cần cắt ra hom ngay, dụng cụ cắt hom bằng kéo sắc, vết cắt yêu cầu gọn, nhẵn không được dập xước.

- Mỗi hom có một mầm nách còn nguyên vẹn. Cắt mỗi hom 1 lá nguyên (giống lá nhỏ), cắt bớt 1/3 lá để giảm thoát hơi nước (giống lá to). Vết cắt trên và dưới theo mặt chiếu bên của hom có dạng hình thang cân. Tiêu chuẩn hom như bảng sau:

Tiêu chuẩn hom

Hom loại 1

Hom loại 2

Chiều dài hom (cm)

3,5 - 5,0

3,5 - 4,5

Đường kính thân hom (mm)

3,0 - 4,0

2,5 - 3,0

Độ dài mầm (mm)

< 10

< 50

Diện tích lá (cm2)

> 20

> 18

Số hom /kg

800 - 900

> 900 - 1200

Cắt hom chè

Cắt hom chè

* Cắm hom:

- Trước khi cắm hom, bầu đất cần được tưới ẩm 80 - 85% bằng ô doa, hom chè được cắm thẳng đứng, lá xuôi theo chiều gió, cuống lá gần sát đất.

- Không cắm sâu quá mầm dễ bị thối, sau khi cắm xong phải tưới ẩm ngay, tốt nhất là tưới dưới dạng sương mù.

Cắm hom chè

Cắm hom chè

2.6. Bảo quản, vận chuyển hom

- Trường hợp cần vận chuyển hom đi xa thì nhất thiết phải bảo quản hom

trong túi PE dày 0,5 mm, kích thước túi 100 x 80 cm, đựng 300 - 4000 hom/túi, buộc kín phun ẩm, bảo quản được 5 - 7 ngày.

- Khi vận chuyển hom bằng ô tô cần phải làm giá đỡ nhiều tầng, để mỗi

tầng ch ỉ xếp một lượt túi, tránh chống lên nhau làm cho hom giập nát. Xe vận chuyển phải có mui bạt che phủ.

- Trước khi cắm hom chè có thể xử lý bằng sunfat đồng (CuSO4) 0,1% để xử lý nấm bệnh.

2.7. Quản lý chăm sóc vườn giâm cành

Chăm sóc vườn ươm là khâu rất quan trọng quyết định trực tiếp đến tỷ lệ xuất vườn, chất lượng cây giống của vườn ươm.

2.7.1. Tưới giữ ẩm

Vườn ươm phải luôn luôn được duy trì độ ẩm thích hợp tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của hom chè mà yêu cầu tưới nước khác nhau.

- Giai đoạn 1:

Từ khi cắm cành đến 15 - 20 ngày đầu, hom chè vừa tách khỏi cây mẹ sống tự lập, chưa ổn định, lá từ trạng thái tươi đến héo rũ, cần tưới đủ ẩm, giảm bớt sự thoát hơi nước qua mặt lá. Yêu cầu độ ẩm không khí 80 - 90%, độ ẩm đất 80%, vườn ươm cần che kín cả xung quanh. Thông thường nếu trời không mưa mỗi tưới

1 - 2 lần, lượng nước 1 - 2 lít cho 1 m2, tốt nhất dùng bình bơm tay để tưới.

- Giai đoạn 2:

Giai đoạn từ 15 - 30 ngày lúc này vết cắt của hom liền, hom chè hút nước

mạnh, mặt lá có sức căng lớn, mô sẹo bắt đầu hình thành. Lượng nước tưới lúc này vừa phải 2 ngày tưới 1 lần, mỗi lần 1,5 lít nước cho 1 m2. Độ ẩm đất yêu cầu

70 - 80% (dùng bơm tay, ô doa hoặc vòi phun mưa).

- Giai đoạn 3:

Giai đoạn từ 30 - 60 ngày. Rễ bắt đầu hình thành và phát triển, lượng nước cần phải tưới thường xuyên, 2 - 3 ngày tưới 1 lần, mỗ i lần tưới 1,5 lít nước cho 1 m2 bầu, độ ẩm đất yêu cầu 75 - 80% (dùng ô doa hoặc vòi phun mưa).

- Giai đoạn 4:

Giai đoạn từ 60 - 90 ngày. Bộ rễ hom giâm phát triển mạnh, đặc biệt là rễ hút, cây bắt đầu sử dụng dinh dưỡng trực tiếp từ bầu đất. Giai đoạn này kết hợp với việc bón phân cần duy trì lượng nước thường xuyên đầy đủ để cây phát triển tốt, 3 ngày tưới 1 lần, mỗi lần từ 1,5 - 2 lít nước cho 1 m2 bầu, độ ẩm đất yêu cầu 75-80% (dùng ô doa tưới hoặc vòi phun mưa).

- Giai đoạn 5:

Giai đoạn từ 90 - 120 ngày đây là giai đoạn sinh trưởng của mầm chè, do

vậy nhu cầu nước tưới tăng, độ ẩm đất yêu cầu 70 - 80%, 5 - 6 ngày tưới một lần, lượng nước tưới 2 lít cho 1 m2 bầu, nếu quá khô tăng số lần tưới.

- Giai đoạn 6:

Giai đoạn từ 120 - 180 ngày sau giâm. Bộ rễ lúc này bắt đầu phát triển mạnh, chiều cao cây đạt khoảng 20 - 30cm, rễ phát triển dài 10 - 20cm, cây con đã hoàn chỉnh và nhiều cây đã đủ tiêu chuẩn xuất vườn. Độ ẩm đất yêu cầu thấp hơn 70 - 75% vì vậy số lần tưới có thể thưa hơn khoảng 5 - 6 ngày tưới 1 lần, lượng nước 3 lít cho 1 m2 bầu (tưới bằng ô doa hoặc vòi phun).

Tưới nước

Tưới nước

2.7.2. Điều chỉnh ánh sáng

Hom chè giâm mỗ i giai đoạn cần có lượng ánh sáng khác nhau, đòi hỏi điều chỉnh ánh sáng phù hợp.

- Vụ Đông Xuân:

Trong thời gian 60 ngày sau cắm chỉ để 15 - 20 % ánh sáng trực xạ, vì vậy lúc này cần che kín cả trên mái và xung quanh chỉ mở xung quanh khi trời râm mát.

Từ 60 - 90 ngày mở xung quanh để tăng lượng ánh sáng vì lúc này là thời gian mầm bắt đầu phát triển và mở phần rãnh khi trời râm mát (nếu che bằng lưới thì mở bớt lớp).

Từ 90 - 120 ngày mở giàn che mái 30% (phên ở rãnh), để tăng cường độ ánh sáng cho cây chè có thể quang hợp tốt.

Từ 150 - 180 ngày mở giàn che 50%. Sau 180 ngày mở toàn bộ giàn che và xung quanh để cây thích nghi với điều kiện tự nhiên.

- Vụ Hè Thu:

Sau khi cắm hom 1 - 30 ngày che xung quanh từ 7 giờ sáng đến 15 giờ chiều. Từ 60 ngày che xung quanh từ 8 giờ sáng đến 16 giờ chiều.

Từ 60 ngày - 90 ngày che xung quanh từ 10 giờ đến 13 giờ chiều. Sau 120 - 150 ngày mở phên che giãnh để đảm bảo cho cây chè có thể quang hợp (mở 50%) những ngày nắng to nhiệt độ cao phải che lại.

Từ 150 ngày trở đi có thể mở dần toàn bộ giàn che, để cây thích nghi với điều kiện ánh sáng tự nhiên.

2.7.3. Bón phân thúc cho vườn ươm

Hom chè sau khi giâm trong vòng 2 tháng đầu tuyệt đối không được bón bất kỳ loại phân gì, vì lúc này là giai đoạn hình thành mô sẹo và rễ. Trong suốt giai đoạn vườn ươm cần được cung cấp phân đạm, lân, kali ngày một tăng, theo bảng sau:

Lượng bón phân cho vườn ươm (g/m2)

Thời gian cắm hom

Đạm Sun phát

Đạm Ure

Supe lân

Kali Sunphat hoặc Kali Clorua

Sau 2 tháng

9

5

4

10

Sau 4 tháng

13

7

6

10

Sau 6 tháng

17

9

8

11

Sau 8 tháng

21

10

12

19

Cách bón:

Hoà tan phân vào ô doa tưới rải đều trên mặt luống (nồng độ 1%), sau đó tưới rửa lại bằng nước lã, khi mầm chè mọc cao đã có 2 - 3 lá hoàn chỉnh có thể tiến hành phun ure 2% (1 lít phun cho 5 m2 bầu) kết hợp với phun thuốc bảo vệ thực vật.

Có thể tăng lượng phân bón lên 1,5 - 2 lần so với lượng trên nhưng phải thêm 2 - 4 lần bón nữa (tăng số lần và lượng bón, không được tăng nồng độ mỗi lần bón, rút ngắn khoảng cách giữa hai lần bón) trong thời gian từ 2 - 8 tháng sẽ làm tăng tỷ lệ xuất vườn của vườn ươm.

Bón phân thúc

Bón phân thúc

2.7.4. Dặm cây, phá váng, vê nụ và bấm ngọn.

Bầu chè phải thường xuyên được xăm xỉa bằng dụng cụ chuyên dùng có đầu nhọn để tạo sự thông thoáng cho cây chè sinh trưởng, phát triển. Thường khi quan sát thấy bề mặt bầu đất bị váng chặt là chúng ta cần xăm xỉa ngay. Cần chú ý trước lúc tưới phân 1 - 2 tuần bầu chè được xăm xỉa cho đất trong bầu thông thoáng.

Thường xuyên tiến hành kiểm tra vườn ươm và tiến hành giặm ngay những hom chết, hom bị sâu bệnh (cắm dự phòng 10% số hom để dặm).

Ngắt hết nụ và hoa trên hom chè để tập trung dinh dưỡng vào cho hom giâm phát triển rễ và mầm, một tháng trước khi đem trồng tiến hành bấm ngọn những cây cao khống chế cây ở độ cao 25 - 30 cm.

Xới phá váng, dặm cây

Xới phá váng, dặm cây

2.7.5. Phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại

Sau khi cắm hom 7 ngày ta nên phun kép 2 lần cách nhau 10 ngày các thuốc

sau: Comite 73EC 10ml +Manage 5WP 10 gam + Atonik 3ml cho 1 bình 10 lít phun cho 3 vạn bầu. Mục đích phun Comite để trừ nhện đỏ còn lại trên lá chè từ vườn giống gốc, thuốc manage 5WP có tác dụng làm cho nấm không xâm nhập vào các vết cắt và diệt các nấm ký sinh còn trong đất, Atonik là thuốc kích thích sinh trưởng khi phun lên đất có tác dụng làm hom chè nhanh hình thành mô sẹo và ra rễ.

Sau hai tháng hom chè đã bắt đầu nảy mầm đồng thời cũng là thời kỳ phát sinh của rầy xanh nên dùng thuốc Actara 25WG pha 1 gói 1 gam cho 10 lít nước phun cho 3 vạn bầu hoặc dùng Admire 50EC pha 10 ml cho bình 10 lít nước; Butyl 10WP pha 25 gam cho bình 10 lít nước; Padan 20 gam cho bình 10 lít nước.

Sau 5 - 7 tháng trong vườn ươm xuất hiện bọ cánh tơ ta dùng thuốc Confidoe 100 SL pha 10ml cho bình 10 lít nước. Đồng thời trong thời gian này thường có bọ xít muỗi gây h ại có thể dùng các loại thuốc sau: Bulldok 25 EC pha 15 ml cho 1 bình 10 lít nước hoặc Bestox 5EC.

Trong vườn ươm thường có nhện trắng hại lá và búp non cần phát hiện sớm phun Comite 73EC hoặc Nissorun 5EC, chú ý khi phun thuốc phải ngửa vòi phun cho ướt đều mặt dưới của lá, búp non hoặc thuốc Dandy 15EC pha 20 ml cho bình 10 lít.

Ngoài ra, trong vườn ươm còn xuất hiện một số bệnh đốm nâu, đốm xám, thối búp, rụng lá... cần vệ sinh vườn ươm thường xuyên, khi thấy bệnh xu ất hiện từng chòm nhỏ nên phun thuốc ngay, tốt nhất là dùng Manage 15WP một gói 10 gam pha cho 10 lít nước đồng thời có thể kết hợp 3-5 ml Atonik để cây chè phát triển nhanh và tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra có thể dùng Daconil 500 SC, Til-supe và Boocđô để trừ các bệnh này.

Thường xuyên vệ sinh vườn ươm, nhặt những hom chết, que, cọc, lá rụng và nh ổ cỏ xung quanh vườn và trong bầu đất để tránh tranh chấp dinh dưỡng và giảm tác hại của sâu bệnh.

2.7.6. Luyện cây, phân loại

Luyện cây là một biện pháp kỹ thuật tổng hợp bao gồm các khâu:

Điều chỉnh ánh sáng, độ ẩm đất cho cây thích nghi dần với điều kiện tự nhiên, điều chỉnh lượng phân bón để tạo điều kiện cho cây phát triển cân đối. Luyện cây tiến hành theo các nguyên tắc sau:

- Điều chỉnh ánh sáng:

Khi cây đã đủ chiều cao cần cho ánh sáng trực xạ chiếu vào 100%, có thể đưa ra cạnh luống hoặc đưa hẳn ra ngoài vườn (không để tấm che) thời gian này trước khi trồng 1-2 tháng.

- Điều chỉnh độ ẩm:

Trước khi đưa trồng 1 - 2 tháng không nên tưới quá ẩm mà chỉ tưới giữ ẩm 70%. - Phân bón:

Trước khi xuất bầu trồng 2 tháng không được bón phân và phun thuốc kích thích. - Đảo bầu cây:

Cây cần được nhấc ra khỏ i vị trí để làm đứt những rễ bám sâu vào đất trước khi trồng 1 - 2 tháng, (có thể kết hợp tiến hành phân loại bầu).

Khi vườn ươm có 60% số cây cao > 20cm thì phân loại những cây cao chuyển sang một bên, những cây nhỏ để riêng một bên tiếp tục được chăm sóc theo chế độ riêng.

2.8. Tiêu chuẩn cây xuất vườn và vận chuyển bầu

Cây quá non khi trồng dễ bị chết, còn cây quá già thì bộ rễ thường đâm sâu xuống đất khi nhấc lên dễ bị chột. Cây con khi đem trồng yêu cầu về:

- Cao cây: ≥ 22 cm, có 6 lá trở lên, lá cứng cáp, dày, xanh hơi vàng.

- Đường kính gốc: ≥ 3mm tùy giống

- Thân hoá nâu ≥ 1/2(nửa thân phần gốc đã chuyển mầu nâu)

- Cây không còn nụ, hoa.

- Sạch sâu bệnh

- Bầu túi nilon còn nguyên vẹn

- Những cây cao > 30cm, bấm ngọn.

- Bầu đất còn nguyên vẹn

- Khi vận chuyển bầu có thể bằng xe thô sơ (khoảng cách gần), xe ô tô (nếu ở xa)

Chú ý:

Khi xếp bầu không được xếp quá nhiều lớp, khi xếp không được làm vỡ

bầu, rơi đất hoặc làm dập nát thân cây.

Cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn

Cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn

Nguồn: / 0

Đại dương hấp thụ 50% CO2 phát thải

Khoa học sự sống

Khoảng 50% tổng lượng khí CO2 do con người thải ra kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đã hoà tan vào các đại dương của thế giới, ảnh hưởng xấu tới các sinh vật biển.

Mặt biển dâng cao

Khoa học sự sống

Các khoa học gia nói rằng các số liệu đo đạc do vệ tinh và máy bay cung cấp cho thấy rằng mặt biển đã lên cao trong 10 năm qua với tốc độ nhanh nhất trong vòng nửa thế kỷ nay. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân của hiện tượng này là việc cá

Hé lộ bí ẩn của loài cá lớn nhất thế giới

Khoa học sự sống

Các thẻ điện tử công nghệ cao gắn trên lưng cá mập voi - loài cá lớn nhất thế giới - đã tiết lộ hành trình và địa điểm kiếm ăn của chúng.

Chụp được hình ảnh con mực khổng lồ

Khoa học sự sống

Các nhà khoa học Nhật Bản đã thu được những bức ảnh đầu tiên của một trong các sinh vật bí ẩn nhất dưới đại dương sâu thẳm - con mực khổng lồ. Cho đến nay, thông tin duy nhất về hành vi của các sinh vật này - có chiều dài tới 18 mét - đều d

Nghiên cứu về sinh vật từng sống sâu dưới đại dương

Khoa học sự sống

Những sinh vật kỳ lạ sống tại môi trường sâu dưới biển đang được các nhà khoa học nghiên cứu, có thể cho biết về lịch sử tiến hoá khác với sự sống trên trái đất và mang lại dấu hiệu về khả năng tồn tại sự sống trên các hà

Phát hiện những sinh vật biển lạ

Khoa học sự sống

Nhóm các nhà khoa học Mỹ chuyên nghiên cứu những vùng biển sâu đã phát hiện tại vùng vịnh Mexico một số loài sinh vật biển, mà theo họ trước nay chưa hề được nhìn thấy. Nhờ trợ giúp của những camera chuyên dụng, c

San hô Việt Nam có thể so sánh với san hô thế giới

Khoa học sự sống

Với số lượng khoảng 400 loài san hô khác nhau thuộc 80 giống loài, 17 họ khác nhau, khu hệ san hô biển Việt Nam có thể so sánh với những vùng san hô đa dạng nhất trên thế giới.

Dự báo tình trạng các đại dương

Khoa học sự sống

Cung cấp cho toàn cầu những bản tin dự báo về tình trạng của các đại dương trong vòng 15 ngày, tương tự như đối với khí quyển: đó là tham vọng của dự án Mercator. Dự án Mercator đã được thành lập cách đây 10 năm bởi một nhóm nhà đại dươ

Phát hiện loài sâu biển mới

Khoa học sự sống

Một nhóm nhà khoa học Anh và Thụy Điển vừa phát hiện được một loài sâu biển mới trên xác một con cá voi tại Biển Bắc, trên lãnh hải của Thụy Điển.

Tìm hiểu về Hoa huệ biển

Khoa học sự sống

Hoa huệ biển (Endoxocrinus parrae) mang tên này do giống hệt một loài hoa bám dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Mỹ, đây là một loài động vật da gai tương tự như loài nhím biển, có khả năng chạy trốn trướ