Danh sách bài viết

Kỹ thuật trồng cây Bơ - Trồng mới

Cập nhật: 13/10/2020

1. Chuẩn bị trồng

1.1. Xác định thời điểm trồng mới

Cây Bơ là cây trồng thích hợp trong điều kiện nhiệt đới có nhiệt độ từ 24 - 300C, ẩm độ không khí vào khoảng 75 - 80% nên trồng được quanh năm nếu chủ động được nguồn tưới và điều kiện trồng trọt.

Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất thời điểm trồng thích hợp nhất là vào đầu mùa mưa của các vùng để giảm chi phí tưới nước.

1.2. Bốc, xếp cây giống

* Cây giống tự sản xuất:

Một số nhà vườn có thể tự sản xuất cây giống để trồng việc bốc cây từ vườn ươm và xếp cây giống lên xe vận chuyển thường chủ động hơn.

- Chọn cây giống đạt tiêu chuẩn đem trồng

- Bốc cây xếp cẩn thận vào sọt, mỗi sọt nên cho 10 cây để bê vừa sức và dễ kiểm soát số cây.

- Bê sọt cây cẩn thận để tránh vỡ bầu đất.

- Xếp cây lên xe theo từng lớp, tránh làm gãy cây ở lớp dưới và xếp theo thứ tự từ trong ra ngoài.

Xếp cây trên xe

Xếp cây trên xe

- Mỗi lần xếp cây xong, ta đánh 1 gạch vào sổ ghi chép. Mỗi gạch tương ứng với 1 sọt (10 cây).

Ghi lại số sọt cây

Ghi lại số sọt cây

Khi đã bốc cây xong hoặc đầy xe, ta tính tổng số cây đã bốc.

Cách tính như sau: ta đếm tổng số ô đã gạch đầy nhân 5 và cộng thêm các gạch còn lẻ ở ô cuối cùng, tất cả nhân với 10 sẽ ra số cây.

 Ví dụ: tính số cây

 Có tổng số ô đầy là 12 ô và 2 gạch lẻ

 Ta lấy: (12 x 5) + 2 = 62 (gạch)

 Lấy: 62 x10 = 620 (cây)

 Hoặc có thể tính 2 ô đầy là 100 cây, 12 ô đầy có 600 cây, cộng với 2 gạch là 20 cây. Tổng cộng có 620 cây.

* Trường hợp không tự sản xuất được cây giống.

- Trước khi bốc cây ta nên thống nhất với chủ vườn về tiêu chuẩn cây giống cần mua.

- Chọn 1 vài cây đạt tiêu chuẩn làm mẫu

- Cử người giám sát, kiểm tra chất lượng và số lượng cây giống.

1.3. Vận chuyển và rải cây giống ra lô

Nên vận chuyển cây ra lô đồng thời với thời điểm trồng để đỡ công bảo quản và đảm bảo chất lượng cây giống.

- Dùng xe rùa để vận chuyển cây đến vị trí hố trồng.

Xe rùa để chở cây ra lô

Xe rùa để chở cây ra lô

- Cẩn thận đặt cây vào cạnh hố, mỗi hố đặt một cây.

- Nên rải cây giống ở vị trí xa đường trước, vị trí ở gần rải sau, để tránh đi lại ở khu vực đã rải cây rồi hoặc đã trồng rồi sẽ làm hư hỏng cây.

- Nên rải cây vừa đủ trồng trong ngày, không nên rải cây trước nhiều ngày trên vườn.

2. Trồng

2.1. Móc hốc

Móc hốc là tạo 1 lỗ sâu, rộng bằng với kích thước của bầu cây để đặt cây vào đó trồng.

- Đảo đất và phân: dùng cuốc đảo đều đất và phân trong hố.

Đảo đất trong hố

Đảo đất trong hố

- Xác định vị trí đặt cây

 Dùng thước trồng để xác định vị trí đặt cây. Căn cứ vào 2 cọc tiêu đã cắm trước khi đào hố, ta đặt thước trồng sao cho 2 khuyết ở 2 đầu thước trùng với 2 cọc tiêu, vị trí khuyết 1 chính là vị trí hốc trồng cây.

Vị trí trồng cây

Vị trí trồng cây

- Đánh đấu vị trị đặt cây

- Móc hốc:

Dùng dụng cụ thuổng đơn hoặc thuổng đôi để móc hốc:

Thuổng đơn: nhẹ hơn nhưng khó tạo hốc hơn, nên làm lâu hơn.

Thuổng đơn

Thuổng đơn

Thuổng đôi: nặng hơn nhưng tạo hốc nhanh hơn, hốc vừa với kích thước bầu cây hơn.

Thuổng đôi

Thuổng đôi

Móc hốc

Móc hốc

- Kiểm tra kích thước hốc: Đặt thử cây vào hốc xem đã vừa hay chưa, nếu đã vừa với bầu cây thì hốc đã đảm bảo, còn chưa vừa với bầu cây ta móc sâu thêm cho vừa.

Kiểm tra kích thước hố

Kiểm tra kích thước hố

2.2. Cắt túi bầu

Do bầu đất cây giống Bơ to nên khi loại bỏ túi bầu đòi hỏi cẩn thận và phải đúng quy trình, nếu không bầu dễ bị vỡ, ảnh hưởng đế khả năng phục hồi của cây con sau này.

Các bước loại bỏ túi bầu

- Cắt đáy bầu: cắt phần đáy của túi bầu, vị trí cắt cách đáy bầu 1- 2cm

Cắt đáy túi bầu

Cắt đáy túi bầu

- Rạch bầu: dùng dao rạch giấy, rạch dọc bầu từ dưới lên hơn nữa chiều dái bầu.

Rạch bầu

Rạch bầu

Chú ý: không được bóc hết túi bầu trước rồi mới đặt cây vào hốc trồng. Làm như vậy dễ bị vỡ bầu đất ảnh hưởng đến bộ rễ và khả năng phục hồi sau trồng của cây.

Gỡ bỏ túi bầu trước

Gỡ bỏ túi bầu trước

 2.3. Đặt cây và lấp đất

Tiến hành thao các bước sau:

Bước 1: sau khi cắt túi bầu xong, dùng hai tay bê nguyên túi và bầu đất đặt vào hốc.

Đặt bầu đất vào hố

Đặt bầu đất vào hố

Bước 2: từ từ, kéo túi bầu ở phía dưới, xé tiếp phần túi phía trên và lấy túi bầu ra khỏi hốc.

Gỡ bỏ túi bầu

Gỡ bỏ túi bầu

Chú ý: không được để nguyên túi bầu trồng xuống hố. Nếu để nguyên túi bầu rễ sẽ khó ăn ra ngoài đất mà chỉ co cụm quanh trong túi bầu, đến một thời gian sau (1 vài năm) túi bầu hết dinh dưỡng cây còi cọc dần và chết.

Đặt nguyên túi bầu vào hốc

Đặt nguyên túi bầu vào hốc

Bước 3: cho đất vào hơn nữa hốc rồi nện chặt phần đất đã lấp

Lấp 1 phần đất vào hố

Lấp 1 phần đất vào hố

Bước 4: tiếp tục lấp đất cho đến khi đất phủ hết mặt bầu, ta nén chặt đất quanh bầu

Đất đã lấp hết mặt bầu

Đất đã lấp hết mặt bầu

Lưu ý:

- Không nên đợi lấp đất đầy hố rồi mới nén chặt, làm như vậy đất xung quanh bầu cây không được chặt, một thời gian sau do tưới hoặc mưa làm cho đất sụt lún, cây dễ bị nghiêng ngã.

 - Trong quá trình lấp đất, cần điều chỉnh cho thân cây ở tư thể thắng đứng vuông góc với mặt đất.

Cây Bơ trồng thẳng đứng

Cây Bơ trồng thẳng đứng

3. Chăm sóc sau trồng

 3.1. Định vị cây

 Chúng ta cần chuẩn bị các vật liệu sau:

 - Cây cọc: Thông thường ta nên dùng các vật liệu tre, nứa, gỗ để làm cọc có đường kính 1,5 - 2,0 cm, dài 1,0 - 1,2m.

 - Dây buộc: dùng các loại dây mềm như nylon, dây nhựa…

 Tuỳ theo kích thước của cây giống, điều kiện thời tiết khí hậu của vùng mà có thể chuẩn bị số lượng và kích thước cọc cho thích hợp. Số cọc cần chuẩn bị ít nhất là mỗi cây một cọc, nhiều nhất là gấp 3 lần số cây Bơ trồng.

 Ở vùng hay có gió mạnh, về vụ mưa, cây giống to cao thì nên sử dụng 3 cọc cho 1 cây.

 Cọc được vót nhọn, đóng chắc chắn theo thế chân kiềng, tạo góc 45 - 50o so với thân cây hoặc đóng thẳng theo thân cây.

Điểm tiếp xúc của thân cây với cọc ở trạng thái tự nhiên để khi cố định cây vào cọc không làm ảnh hưởng xấu đến tư thế cây và bộ rễ. 

Dùng dây cột chặt vừa phải cọc với thân cây không gây tổn thương lớp vỏ thân chỗ tiếp xúc. Thông thường ta buộc cọc chống cây khoảng 2/3 chiều cao thân cây là vừa.

Cắm cọc giữ cố định cây

Cắm cọc giữ cố định cây

Cây được giữ cố định

Cây được giữ cố định

3.2. Che, tủ gốc và tưới nước

* Tủ gốc:

Tủ gốc là biện pháp tốt để giữ ẩm cho đất, duy trì sự hoạt động hữu hiệu của tầng rễ ngang sát mặt đất, giảm số lần tưới, giảm cỏ dại, hạn chế xói mòn đất do mưa, hạn chế sự phát tán mầm bệnh nằm trong đất.

Tủ gốc bằng thân ngô

Tủ gốc bằng thân Ngô

Ngoài ra, khi lớp phủ hoai mục sẽ trở thành nguồn chất hữu cơ cải tạo tính chất của đất, cung cấp thêm 1 phần dinh dưỡng cho cây.

Tuy nhiên, cần lưu ý là lớp phủ hữu cơ này cũng là môi trường dễ gây cháy vườn cây; thuận lợi cho mối phát sinh, phát triển. Do đó, cần theo dõi thường xuyên để có biện pháp phòng trừ khi cần thiết.

Dùng rơm rạ khô, thân, lá cây khô... tủ quanh gốc cây một lớp dày khoảng 5 - 10 cm và cách xa gốc khoảng 10 - 20 cm (khoảng 1 gang tay), rồi lấp lên 1 lớp đất mỏng để chống gió bay và chống cháy.

Tủ gốc bằng rơm rạ

Tủ gốc bằng rơm rạ

* Che nắng

Nếu sau trồng trời nắng gắt, ta nên che bớt ánh nắng cho cây. Dùng lưới che hoặc cành cây che bớt nắng gắt vào buổi trưa.

Che cây nắng cho cây

Che cây nắng cho cây

* Che gió:

Những vùng có gió mạnh, cũng cần che chắn gió cho cây. Ta có thể tận dụng bao tải, các loại cọc tre, cành cây tạo thành bờ che gió, thông thường gió 1 bên nên ta chỉ che 1 bên gió là được.

Che gió cho cây bơ

Che gió cho cây Bơ

* Tưới nước

Sau khi trồng phải tưới nước ngay để cây nhanh chóng hồi phục.

Tưới lượng nước vừa đủ, nên gắn vòi tưới phun nhỏ vào ống tưới hoặc tưới bằng ô doa để nước dễ ngấm vào đất, không làm xói lỡ và rửa trôi.

Những ngày nắng gắt, ta nên tưới từ ngọn đến gốc để điều hoà thân nhiệt cho cây, cây sẽ phát triển tốt hơn.

Tưới cây sau khi trồng

Tưới cây sau khi trồng

3.3. Dọn vệ sinh sau trồng

 Sau khi hoàn thành công việc trồng và chăm sóc sau trồng, ta thu gom toàn bộ các vật liệu thừa như cọc tiêu, dây buộc, bì nilon, túi bầu và các vật liệu khác đưa ra khỏi vườn.

Công việc này tuy đơn giản nhưng rất cần thiết vừa bảo vệ môi trường vừa làm sạch vườn trồng, tiện cho việc đi lại chăm sóc cây sau này.

Nguồn: / 0

Đại dương hấp thụ 50% CO2 phát thải

Khoa học sự sống

Khoảng 50% tổng lượng khí CO2 do con người thải ra kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đã hoà tan vào các đại dương của thế giới, ảnh hưởng xấu tới các sinh vật biển.

Mặt biển dâng cao

Khoa học sự sống

Các khoa học gia nói rằng các số liệu đo đạc do vệ tinh và máy bay cung cấp cho thấy rằng mặt biển đã lên cao trong 10 năm qua với tốc độ nhanh nhất trong vòng nửa thế kỷ nay. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân của hiện tượng này là việc cá

Hé lộ bí ẩn của loài cá lớn nhất thế giới

Khoa học sự sống

Các thẻ điện tử công nghệ cao gắn trên lưng cá mập voi - loài cá lớn nhất thế giới - đã tiết lộ hành trình và địa điểm kiếm ăn của chúng.

Chụp được hình ảnh con mực khổng lồ

Khoa học sự sống

Các nhà khoa học Nhật Bản đã thu được những bức ảnh đầu tiên của một trong các sinh vật bí ẩn nhất dưới đại dương sâu thẳm - con mực khổng lồ. Cho đến nay, thông tin duy nhất về hành vi của các sinh vật này - có chiều dài tới 18 mét - đều d

Nghiên cứu về sinh vật từng sống sâu dưới đại dương

Khoa học sự sống

Những sinh vật kỳ lạ sống tại môi trường sâu dưới biển đang được các nhà khoa học nghiên cứu, có thể cho biết về lịch sử tiến hoá khác với sự sống trên trái đất và mang lại dấu hiệu về khả năng tồn tại sự sống trên các hà

Phát hiện những sinh vật biển lạ

Khoa học sự sống

Nhóm các nhà khoa học Mỹ chuyên nghiên cứu những vùng biển sâu đã phát hiện tại vùng vịnh Mexico một số loài sinh vật biển, mà theo họ trước nay chưa hề được nhìn thấy. Nhờ trợ giúp của những camera chuyên dụng, c

San hô Việt Nam có thể so sánh với san hô thế giới

Khoa học sự sống

Với số lượng khoảng 400 loài san hô khác nhau thuộc 80 giống loài, 17 họ khác nhau, khu hệ san hô biển Việt Nam có thể so sánh với những vùng san hô đa dạng nhất trên thế giới.

Dự báo tình trạng các đại dương

Khoa học sự sống

Cung cấp cho toàn cầu những bản tin dự báo về tình trạng của các đại dương trong vòng 15 ngày, tương tự như đối với khí quyển: đó là tham vọng của dự án Mercator. Dự án Mercator đã được thành lập cách đây 10 năm bởi một nhóm nhà đại dươ

Phát hiện loài sâu biển mới

Khoa học sự sống

Một nhóm nhà khoa học Anh và Thụy Điển vừa phát hiện được một loài sâu biển mới trên xác một con cá voi tại Biển Bắc, trên lãnh hải của Thụy Điển.

Tìm hiểu về Hoa huệ biển

Khoa học sự sống

Hoa huệ biển (Endoxocrinus parrae) mang tên này do giống hệt một loài hoa bám dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Mỹ, đây là một loài động vật da gai tương tự như loài nhím biển, có khả năng chạy trốn trướ