Danh sách bài viết

Loài cá mập nhanh nhất thế giới đang lâm nguy

Cập nhật: 16/10/2020

Số lượng cá mập mako tại Bắc Đại Tây Dương đang ở mức báo động do bị đánh bắt quá mức. EU và Mỹ bị chỉ trích khi phản đối các kế hoạch bảo vệ loài này.

Trong tuần qua (16/11-22/11), các quốc gia đánh bắt cá tại Đại Tây Dương đã có nhiều cuộc đàm phán về vấn đề bảo tồn các loài nguy cấp.

Theo cập nhật của Project Aware, một tổ chức bảo vệ đại dương phi lợi nhuận, vào ngày 17/11, các nhà bảo tồn cáo buộc Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ phản đối các kế hoạch khẩn cấp nhằm bảo vệ loài cá mập mako vây ngắn. Các cuộc đàm phán sẽ còn kéo dài thêm vài tuần nữa, Project Aware cho biết.

Cá mako bị săn bắt quá mức

Theo Guardian, cá mập mako vây ngắn được mệnh danh là loài cá mập nhanh nhất thế giới. Tốc độ bơi của chúng có thể đạt tới hơn 69 km/h. Chính sức mạnh và tốc độ đáng nể của loài này đã biến chúng trở thành mục tiêu chinh phục của dân câu cá thể thao, đặc biệt là ở Mỹ.

Ngoài ra, thịt và vây của chúng cũng có giá trị thương mại cao. Những điều này đã khiến cá mako bị săn bắt quá mức trên toàn cầu, và đặc biệt nguy cấp tại Bắc Đại Tây Dương.

Số lượng cá mập mako vây ngắn đang suy giảm đến mức báo động.
Số lượng cá mập mako vây ngắn đang suy giảm đến mức báo động. Các nhà khoa học dự đoán phải mất 50 năm không bị đánh bắt thì số lượng loài này mới phục hồi. (Ảnh: Nature Picture Library).

Theo các nhà khoa học tại Ủy ban Bảo tồn Cá ngừ Đại Tây Dương (International Commission for the Conservation of Atlantic Tunas - ICCAT), ngay cả khi cá mập mako vây ngắn không bị đánh bắt nữa, vẫn cần khoảng 50 năm thì số lượng loài này mới có thể phục hồi.

Phần lớn cá mako bị đánh bắt ở Bắc Đại Tây Dương trong năm 2019 là do các tàu đánh cá của EU, chủ yếu đến từ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Morocco. Hầu hết chúng đều bị đánh bắt vô tình khi vướng phải lưới đánh bắt các loài khác.

Nguy cấp

Năm 2019, sau khi EU đồng bảo trợ một đề xuất, nhiều quốc gia đã bỏ phiếu ủng hộ việc điều chỉnh việc buôn bán các loài nguy cấp theo công ước về buôn bán quốc tế các loài nguy cấp (Convention on International Trade in Endangered Species). Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có lệnh cấm dứt khoát nào được ban bố.

Trong thời gian đàm phán, vương quốc Anh - với tư cách là một thành viên độc lập của ICCAT, không thuộc khối EU - đã ủng hộ đề xuất của Canada về một lệnh cấm triệt để. Anh cũng cho biết họ rất thất vọng vì đã không đạt được một thỏa thuận nào trong năm 2019.

Tuy nhiên, EU và Mỹ đã từ chối ủng hộ lệnh cấm. Họ cho rằng lệnh cấm sẽ không giúp giảm tỷ lệ đánh bắt nhầm đối với cá mako. Cả EU và Mỹ đều đưa ra những đề xuất riêng cho phép ngư dân được đánh bắt cá mako trong một số trường hợp nhất định.

Do thiếu sự đồng thuận giữa các quốc gia, chủ tịch ủy ban ICCAT cho biết ông không có lựa chọn nào khác ngoài cách hoãn việc đưa ra quyết định về vấn đề khai thác cá mako cho đến tháng 7/2021.

Ali Hood, giám đốc bộ phận bảo tồn của Shark Trust cho biết: “Sự suy giảm cá mako ở Bắc Đại Tây Dương là một trong những cuộc khủng hoảng bảo tồn cá mập cấp bách nhất trên thế giới. Thế mà EU và Mỹ lại đặt lợi ích của việc đánh bắt cá ngắn hạn lên trên hết. Họ đã phá hỏng cơ hội vàng để thống nhất một biện pháp khắc phục rõ ràng và đơn giản”.

Một con cá mập mako vây ngắn bị mắc câu trong một giải đấu câu cá ở Massachusetts, Mỹ.
Một con cá mập mako vây ngắn bị mắc câu trong một giải đấu câu cá ở Massachusetts, Mỹ. (Ảnh: Getty).

Grantly Galland, một quan chức hoạt động trong lĩnh vực thủy sản của tổ chức Pew Charity Trusts, nhận xét rằng sự chậm trễ trong việc áp dụng lệnh cấm sẽ đẩy nhanh sự suy giảm của loài cá vốn đã nguy cấp.

“Với mức độ đánh bắt như hiện tại, trong vòng một năm nữa, quần thể cá mako ở Bắc Đại Tây Dương sẽ ở trong tình trạng nguy cấp hơn”, ông Galland nói rõ.

Năm ngoái, các nhà khoa học đã cảnh báo rằng số lượng cá thể cá mập mako vây ngắn đang suy giảm nhanh hơn dự đoán. Họ khuyến nghị giảm mức đánh bắt cho phép ở Bắc Đại Tây Dương từ 3.000 tấn xuống còn 300 tấn mỗi năm, nhằm phục hồi loài này.

Ian Campbell, phó giám đốc phụ trách các vấn đề chính sách của Project Aware, cho biết: “Tôi rất đau lòng khi chứng kiến Mỹ, từ một quốc gia đi đầu trong việc bảo tồn cá mập toàn cầu, trở thành trở ngại chính yếu đối với các biện pháp khoa học mang tầm quốc tế nhằm bảo vệ loài cá mako nguy cấp”.

Ông kêu gọi chính quyền mới của ông Joe Biden và bà Kamala Harris sẽ khôi phục cam kết của Mỹ đối với các sinh vật biển dễ bị tổn thương.


    Nguồn: /

    Đại dương hấp thụ 50% CO2 phát thải

    Khoa học sự sống

    Khoảng 50% tổng lượng khí CO2 do con người thải ra kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đã hoà tan vào các đại dương của thế giới, ảnh hưởng xấu tới các sinh vật biển.

    Mặt biển dâng cao

    Khoa học sự sống

    Các khoa học gia nói rằng các số liệu đo đạc do vệ tinh và máy bay cung cấp cho thấy rằng mặt biển đã lên cao trong 10 năm qua với tốc độ nhanh nhất trong vòng nửa thế kỷ nay. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân của hiện tượng này là việc cá

    Hé lộ bí ẩn của loài cá lớn nhất thế giới

    Khoa học sự sống

    Các thẻ điện tử công nghệ cao gắn trên lưng cá mập voi - loài cá lớn nhất thế giới - đã tiết lộ hành trình và địa điểm kiếm ăn của chúng.

    Chụp được hình ảnh con mực khổng lồ

    Khoa học sự sống

    Các nhà khoa học Nhật Bản đã thu được những bức ảnh đầu tiên của một trong các sinh vật bí ẩn nhất dưới đại dương sâu thẳm - con mực khổng lồ. Cho đến nay, thông tin duy nhất về hành vi của các sinh vật này - có chiều dài tới 18 mét - đều d

    Nghiên cứu về sinh vật từng sống sâu dưới đại dương

    Khoa học sự sống

    Những sinh vật kỳ lạ sống tại môi trường sâu dưới biển đang được các nhà khoa học nghiên cứu, có thể cho biết về lịch sử tiến hoá khác với sự sống trên trái đất và mang lại dấu hiệu về khả năng tồn tại sự sống trên các hà

    Phát hiện những sinh vật biển lạ

    Khoa học sự sống

    Nhóm các nhà khoa học Mỹ chuyên nghiên cứu những vùng biển sâu đã phát hiện tại vùng vịnh Mexico một số loài sinh vật biển, mà theo họ trước nay chưa hề được nhìn thấy. Nhờ trợ giúp của những camera chuyên dụng, c

    San hô Việt Nam có thể so sánh với san hô thế giới

    Khoa học sự sống

    Với số lượng khoảng 400 loài san hô khác nhau thuộc 80 giống loài, 17 họ khác nhau, khu hệ san hô biển Việt Nam có thể so sánh với những vùng san hô đa dạng nhất trên thế giới.

    Dự báo tình trạng các đại dương

    Khoa học sự sống

    Cung cấp cho toàn cầu những bản tin dự báo về tình trạng của các đại dương trong vòng 15 ngày, tương tự như đối với khí quyển: đó là tham vọng của dự án Mercator. Dự án Mercator đã được thành lập cách đây 10 năm bởi một nhóm nhà đại dươ

    Phát hiện loài sâu biển mới

    Khoa học sự sống

    Một nhóm nhà khoa học Anh và Thụy Điển vừa phát hiện được một loài sâu biển mới trên xác một con cá voi tại Biển Bắc, trên lãnh hải của Thụy Điển.

    Tìm hiểu về Hoa huệ biển

    Khoa học sự sống

    Hoa huệ biển (Endoxocrinus parrae) mang tên này do giống hệt một loài hoa bám dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Mỹ, đây là một loài động vật da gai tương tự như loài nhím biển, có khả năng chạy trốn trướ