Danh sách bài viết

Lương giáo viên cao nhất một trường phổ thông ngoài công lập là 60,7 triệu đồng/tháng

Cập nhật: 29/11/2024

Lương giáo viên cao nhất một trường phổ thông ngoài công lập là 60,7 triệu đồng/tháng- Ảnh 1.

ẢNH: HÀ ÁNH

Thông tin chính sách tiền lương giáo viên là một điểm nhấn được nêu ra tại hội thảo góp ý, hoàn thiện dự thảo luật Nhà giáo do Bộ GD-ĐT tổ chức sáng nay (29.11) tại TP.HCM.

Lương giáo viên trường ngoài công lập ở mức nào?

Chia sẻ tại hội thảo, ông Tưởng Nguyên Sự, Hiệu trưởng Trường TH-THCS-THPT Ngô Thời Nhiệm (TP.HCM), có những chia sẻ đại diện cho đơn vị giáo dục ngoài công lập loại hình tư thục. Hệ thống này hiện có gần 10.000 học sinh với đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên tới 950 người.

Về chính sách đãi ngộ, ông Tưởng Nguyên Sự cho biết trường thực hiện đầy đủ chính sách đối với tất cả người lao động về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn, khám sức khỏe hằng năm; cán bộ, giáo viên, nhân viên được trang bị đồng phục và ăn trưa miễn phí tại trường; riêng giáo viên, nhân viên nội trú được bố trí ăn 3 bữa và ở tại trường để quản lý học sinh.

Đáng chú ý là chính sách tiền lương tại trường này. Mức lương bình quân toàn trường hiện nay là 27,3 triệu đồng/tháng, thấp nhất là 6,1 triệu đồng/tháng (nhân viên tạp vụ), cao nhất là 137,8 triệu đồng/tháng. Với giáo viên, mức lương bình quân hiện 30,7 triệu đồng/tháng; mức cao nhất 60,7 triệu đồng/tháng và thấp nhất 14 triệu đồng/tháng. Mức lương bình quân nhân viên 15 triệu đồng/tháng, cao nhất 42 triệu đồng/tháng, thấp nhất là 6,1 triệu đồng/tháng. Mức lương thực hiện đóng bảo hiểm xã hội đối với giáo viên thấp nhất là trên 8,9 triệu đồng/tháng, cao nhất trên 11,4 triệu đồng/tháng.

Ngoài chế độ du lịch, nghỉ dưỡng hằng năm, nhà trường xây dựng và phân phối 80 căn hộ chung cư và 40 căn nhà phố với giá gốc, không tính lãi…

Lương giáo viên cao nhất một trường phổ thông ngoài công lập là 60,7 triệu đồng/tháng- Ảnh 2.

ẢNH: HÀ ÁNH

Băn khoăn quy định về lương giáo viên ngoài công lập trong dự thảo luật Nhà giáo

Về góp ý đối với dự thảo luật Nhà giáo, Hiệu trưởng Trường TH-THCS-THPT Ngô Thời Nhiệm cho rằng theo dự thảo của luật Nhà giáo thì giáo viên trường ngoài công lập được công nhận là nhà giáo bình đẳng về vị trí, vai trò như nhà giáo công lập. Đây là điều nhà giáo ngoài công lập rất phấn khởi, là sự ghi nhận, động viên về tinh thần rất lớn đối với đội ngũ này.

Một nội dung của dự thảo quy định về chính sách tiền lương đối với nhà giáo, theo đó tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo trong cơ sở giáo dục ngoài công lập bảo đảm không ít hơn tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập có cùng trình độ đào tạo, cùng chức danh trừ khi có thỏa thuận khác. Nhưng theo ông Tưởng Nguyên Sự, để đảm bảo tính khả thi, đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu, sửa đổi theo hướng: "Tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo trong cơ sở giáo dục ngoài công lập bảo đảm mức tối thiểu không ít hơn tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập có cùng trình độ đào tạo, cùng chức danh".

PGS-TS Thái Bá Cần, Hiệu trưởng Trường ĐH Gia Định, cũng có ý kiến liên quan chính sách tiền lương với nhà giáo. PGS Cần khẳng định, nội dung tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo trong cơ sở giáo dục ngoài công lập bảo đảm không ít hơn tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập, là ý tưởng tốt đẹp. Tuy nhiên, PGS Cần băn khoăn về cơ sở để thực hiện điều này. "Mức lương ở trường công lập hiện cũng đã rất khác nhau, ngay trong trường công lập đã không có chuẩn thì không thể lấy đây làm chuẩn cho trường ngoài công lập. Do đó, cơ sở này khó xác định được và khó thực thi", PGS Cần nhấn mạnh.

Cùng quan điểm, PGS-TS Bùi Anh Thủy, Trưởng khoa Luật Trường ĐH Văn Lang, kiến nghị tiền lương cho nhà giáo khu vực ngoài công lập có lẽ chỉ nên trên cơ sở của mức lương cơ sở Nhà nước ban hành. PGS Thủy cho rằng đặc thù trường ngoài công lập, nếu không có chính sách thu hút sẽ không có giảng viên. Ví dụ, ngay tại Trường ĐH Văn Lang, cùng là trưởng khoa và cùng mức học hàm học vị phó giáo sư và tiến sĩ nhưng mức lương được trả có thể rất khác nhau. Đó là do sự thỏa thuận giữa nhà trường với từng người lao động. Do đó, tiền lương của khu vực ngoài công lập chỉ cần đảm bảo từ mức lương cơ sở theo quy định Nhà nước và không cần có quy định cụ thể hơn.

Trước các ý kiến trên, Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT) Vũ Minh Đức, cho rằng chính sách tiền lương với nhà giáo ngoài công lập là một vấn đề còn nhiều băn khoăn của ban soạn thảo khi xây dựng luật Nhà giáo. Quy định cần đảm bảo quyền lợi nhà giáo đồng thời hiệu quả trường ngoài công lập trong hoạt động như mô hình doanh nghiệp.


Nguồn: / Theo Thanhnien

3 quán quân cuộc thi Khởi nghiệp sáng tạo công nghệ 2024

Giáo dục và đào tạo

Vòng chung kết cuộc thi Khởi nghiệp sáng tạo công nghệ (RnD to Startup) 2024 đã diễn ra vào tối nay (8.12) tại Hội trường Nguyễn Văn Đạo, ĐH Quốc gia Hà Nội với sự tranh tài giữa 18 đội.

Nhiều học sinh thèm bữa cơm gia đình

Giáo dục và đào tạo

Không phải những chuyến du lịch đắt đỏ, cũng không phải những món quà đắt tiền, có một thứ tưởng chừng giản đơn lại đang trở thành xa xỉ với nhiều học sinh ở đô thị. Đó là bữa cơm gia...

Xu hướng trường đại học thành đại học

Giáo dục và đào tạo

Trong hơn 1 tháng, có thêm 2 trường đại học (ĐH) là Kinh tế quốc dân và Duy Tân trở thành ĐH, nâng tổng số ĐH của VN lên 9 trường. Đây là 2 trong số 4 trường ĐH chuyển...

Để tránh nhầm 'đại học' với 'trường đại học'

Giáo dục và đào tạo

Trường ĐH độc lập, trường ĐH thành viên trong ĐH, trường trực thuộc ĐH... là cách gọi lâu nay khiến người học, phụ huynh và xã hội dễ hiểu lầm và không biết vì sao lại "rối" như thế....

Để phát triển hài hòa nguồn nhân lực

Giáo dục và đào tạo

Thời gian gần đây, có nhiều ý kiến trái chiều về việc chọn môn thi thứ ba vào lớp 10. Trong khi đó, xu hướng học sinh chọn môn xã hội để học và thi tốt nghiệp THPT khiến dư luận...

Trung tâm ngoại ngữ Dynamic tổ chức đánh giá năng lực tiếng Anh chuẩn Cambridge

Giáo dục và đào tạo

Trung tâm ngoại ngữ Dynamic tại Bảo Lộc triển khai chương trình đánh giá năng lực tiếng Anh miễn phí theo chuẩn Cambridge cho trẻ em từ 7-12 tuổi. Đây là cơ hội vàng giúp phụ huynh định...

Nếu bỏ xét tuyển sớm, thí sinh đăng ký đại học ra sao?

Giáo dục và đào tạo

Để tạo sự công bằng, Bộ GD-ĐT đang xem xét giảm tỷ lệ được xét tuyển sớm hoặc bỏ luôn hình thức xét tuyển sớm. Nếu bỏ xét tuyển sớm, việc đăng ký đại học của thí sinh sẽ ra sao?

Trải nghiệm muôn màu sắc ứng dụng và vẻ đẹp của toán học

Giáo dục và đào tạo

Ngày 8.12, tại Trường THCS và THPT Trần Đại Nghĩa (quận 1, TP.HCM), Viện Nghiên cứu cao cấp về toán phối hợp Sở GD-ĐT TP.HCM, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, tổ chức Ngày hội toán học mở năm 2024 với chủ đề...

Bộ GD-ĐT cân nhắc bỏ xét tuyển sớm

Giáo dục và đào tạo

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho hay, để tạo sự công bằng, bộ đang xem xét giảm tỷ lệ được xét tuyển sớm hoặc bỏ luôn hình thức xét tuyển sớm.

Sao không cố định lịch nghỉ tết hàng năm cho học sinh?

Giáo dục và đào tạo

Sở GD-ĐT TP.HCM đề xuất tăng thêm 2 ngày nghỉ Tết Nguyên đán 2025 cho học sinh thành phố. Trước tình huống này, có phụ huynh đặt câu hỏi 'Tại sao mỗi năm lại có lịch nghỉ tết...