Danh sách bài viết

Lý thuyết khoa học mới về vai trò của tôn giáo trong tiến hóa xã hội

Cập nhật: 29/12/2017

Lịch sử phát triển của con người theo hướng thông minh với tính cộng đồng cao hơn có thể bắt đầu cùng với sự xuất hiện của tôn giáo, theo Giáo sư Robin Dunbar, một nhà khoa học về tâm lý học tiến hóa tại Đại học Oxford. 

Giáo sư Dunbar cho rằng con người cần một thứ gì đó để ngăn chặn việc giết hại, làm tổn thương lẫn nhau và tôn giáo đã mang lại những logic cần thiết thông qua việc đưa ra các ý tưởng rằng tất cả mọi người là một phần của một gia đình.

Giáo sư tâm lý học tiến hóa hiện đang giảng dạy tại Đại học Oxford và trước đó đã nổi danh bởi nghiên cứu của mình về các kết nối đồng loại trong thế giới động vật. Ông thấy mỗi loài linh trưởng đã có thể tạo ra và giữ một gắn kết đồng loại với các thành viên khác của loài đó. Ông đã tìm thấy bộ não của một loài linh trưởng nào đó càng lớn thì các gắn kết đồng loại được hình thành càng nhiều. Ví dụ, loài vượn có gắn kết đồng loại tốt hơn so với con khỉ.

Tương tự như vậy, giáo sư Dunbar chỉ ra rằng loài người là có khả năng nhất trong việc duy trì các mối quan hệ xã hội. Trong thực tế, ông là người sáng lập của "thông số Dunbar", một cấu trúc số được sử dụng để nhận diện, đánh giá mức độ quan hệ xã hội của một con người có thể duy trì. Theo thông số Dunbar, trung bình mỗi người có thể duy trì quan hệ với 5 người mật thiết, 50 người bạn tốt, 150 bạn bè và 1.500 người quen.

Trong việc tìm kiếm gần đây của giáo sư Dunbar để xác định lý do tại sao những thông số trên rất cao đối với loài người, ông tin rằng đã tìm thấy câu trả lời của mình trong tôn giáo. Theo giáo sư, hầu hết các quan sát của ông đều hướng đến tôn giáo ở theo cách này hay cách dạng khác.

Điều này phù hợp với những gì các nhà thần kinh học gần đây đã bắt đầu khẳng định rằng tôn giáo là thứ gì đó mang tính tự nhiên. Giờ đây, với giả thuyết của giáo sư Dunbar, có thể cắt nghĩa tại sao hầu hết mọi người có tín ngưỡng tôn giáo. Cuối cùng, tôn giáo có thể đã đặt nền tảng cho tất cả các chức năng quan trọng nhất của xã hội.

Ông Robin Dunbar đã tiến hành các nghiên cứu khác và kết luận rằng tiếng cười và ca hát là hai thành phần quan trọng khác liên quan đến sự phát triển của các mối quan hệ xã hội. Tôn giáo là nhân tố thứ ba nhà khoa học này đang cố gắng làm sáng tỏ.

Giáo sư Dunbar nói rằng cả ba nhân tố kích hoạt những gì được biết đến như là sự tiết ra chất endorphin (chất dẫn truyền thần kinh trong não có tác dụng tạo cảm giác tích cực và cải thiện tâm trạng trong cơ thể) dẫn đến sự liên kết xã hội.

Tuy nhiên, vai trò của tôn giáo sẽ chỉ được làm rõ hơn trong thời gian tới. Giáo sư Dunbar hy vọng sẽ có được kết quả cuối cùng trong thời gian ba năm. Nghiên cứu này sẽ dựa trên "cây tiến hóa của tôn giáo" để xác định khi nào các truyền thống tôn giáo đã xuất hiện và liên hệ với nhau.

Quang Nhượng (tổng hợp).

Nguồn: / 0

Một số vấn đề tư tưởng vua Trần Nhân Tông (P.2)

Tôn giáo

Sự hưng thịnh của Phật giáo cho đến cuối thế kỷ thứ 14, khi nhà Trần đã suy vong, chắc chắn đã xuất phát từ hệ tư tưởng Cư trần lạc đạo vừa nói. Phật giáo không dành riêng cho một bộ phận những người tu hành, cũng chẳng phải riêng một bộ phận quý tộc...

Tìm hiểu đường lối thực hành Thiền phái Trúc Lâm

Tôn giáo

Trước nhất muốn xác định cách tu tập của dòng thiền Trúc Lâm, thì chúng ta ngược dòng lịch sử để dẫn chứng.

Một số vấn đề tư tưởng vua Trần Nhân Tông (P.1)

Tôn giáo

Vua Trần Nhân Tông đã sống cuộc đời oanh liệt và hoành tráng, có những đóng góp to lớn và thiết thực cho dân tộc và Phật giáo. Thế thì, vua đã sống và hành động theo hướng nào, dưới sự tác động của những suy nghĩ tư tưởng gì?

Phật giáo thời Lý và những ảnh hưởng trong đời sống tinh thần ở làng xã

Tôn giáo

Giáo lý Phật giáo đồng nhất bản chất của thế giới vật chất với bản thể con người, do đó, Phật giáo thời Lý có chung một phương pháp khi xem xét con người và xem xét vũ trụ: sự vận động của vũ trụ phải nằm trong trạng thái cân bằng, và vận động của tư...

Thiền Sư Pháp Loa và Pháp Chỉ thẳng

Tôn giáo

Thiền sư Pháp Loa dạy: "Mọi người nếu hướng vào Đệ nhất nghĩa mà nói thì suy nghĩ là sai, mở miệng là lầm. Vậy thì làm sao sinh Đế, làm sao sinh Quán? Nay thử căn cứ vào đầu Đệ nhị mà nói thì cũng chẳng được sao?". Nói về pháp dạy người, thật sự đối...

Những yếu điểm của tư tưởng duy thức (P.2)

Tôn giáo

Vấn đề nhân quả là vấn đề trọng yếu trong tư tưởng Phật giáo và có nhiều người đã giải thích ý nghĩa nhân quả rất tường tận, nhưng đứng về phương diện tư tưởng trong số đó có một ít người giải thích không đúng giá trị của nhân quả. Tư tưởng nhân quả...

Những yếu điểm của tư tưởng duy thức (P.1)

Tôn giáo

Duy thức học là môn học về tâm bắt đầu từ nơi thức, nguyên do tâm chính là bản thể của thức và thức thì được phát sinh từ nơi tâm thể. Tâm thể nếu như không có thì nhất định không có thức và thức thì thuộc về sự tác dụng của tâm thể nên gọi là tâm...

Cõi âm có hay không? Nhận thức của Phật giáo đối với vấn đề này

Tôn giáo

Tôi không thể tin là có một cõi sống đặc biệt dành riêng cho những người đã chết. Nghĩa là có các cõi sống khác nhau, nhưng không có một cõi nào của người đã chết cả. Không thể có cõi sống dành cho những người chết, đó là một mâu thuẫn ngay trong bản...

Giá trị của Khoa học & Quan trọng của Phật giáo (P.4)

Tôn giáo

Điều tối quan trọng, Phật giáo không vì kiến thức văn minh rực rữ của khoa học mà bắc quàng làm sang. Hiển nhiên, khoa học chưa đủ khả năng để chứng minh Phật giáo. Ngược lại, Phật giáo dư trí tuệ để giải thích khoa học bởi vì...

Những đặc điểm của văn hóa Phật giáo trong văn hóa Việt Nam

Tôn giáo

Trong cộng đồng nhân loại, bất cứ chủng tộc nào, có tinh thần độc lập, có ý chí tự cường, có lịch sử đấu tranh lâu dài thì chủng tộc đó nhất định có sáng tạo văn hóa để thích ứng với mọi hoàn cảnh địa lý, với những điều kiện thực tế để tự cường, sinh...