Danh sách bài viết

Mối quan hệ giữa lời ca và âm nhạc trong dân ca H’rê

Cập nhật: 27/12/2017

NGUYỄN THẾ TRUYỀN

 Tộc người H’rê là một hợp phần của các tộc vùng Trường Sơn - Tây Nguyên, thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơme, ngữ hệ Nam Á. Dân số H’rê đông thứ 19 trong danh mục thành phần các dân tộc Việt Nam. Họ sống chủ yếu ở miền núi của tỉnh Quảng Ngãi, thuộc triền Đông của dãy Trường Sơn hùng vĩ, tập trung ở lưu vực các sông: Sông Rvá (Minh Long), sông Liên, sông H’rê (Ba Tơ) , sông Rhê (Sơn Hà)... Ngoài ra, người H’rê còn cư trú ở huyện An Lão (thuộc tỉnh Bình Định), huyện Kon Plong (thuộc tỉnh Kon Tum) và một số vùng thuộc tỉnh Bình Thuận, v.v...

 Trước kia, người H’rê được gọi bằng những tên: Mọi Đá Vách, Mọi Sơn Phòng, Thượng Ba Tơ, Mọi Lũy, Chom, Chăm Rê, Chăm Quảng Ngãi, v.v... Đồng bào tự gọi theo tên sông nước trong vùng. Ở An Lão (thuộc Bình Định) có sông Đinh, gọi là “người Nước Đinh”; ở Minh Long (thuộc Quảng Ngãi) có sông Rvá, gọi là “người Rvá”; ở Sơn Hà (thuộc Quảng Ngãi) có sông Krế, gọi là “người Krế”; ở Ba Tơ (thuộc Quảng Ngãi) có sông Liên, gọi là “người Nước Liên” và sông H’rê, gọi là “người H’rê. Nhóm ở dọc sông H’rê (sông Re) đông đúc hơn cả [1].

 Trong mối quan hệ giữa lời ca và âm nhạc trong dân ca H’rê, chúng tôi sẽ xem xét các vấn đề: mối quan hệ giữa thanh điệu và giai điệu, các  thủ pháp ca từ và các thủ pháp âm nhạc ứng dụng với ca từ.

Tiếng H’rê là một ngôn ngữ có thanh điệu. Theo nhà nghiên cứu Nga Ri Vê[2] thì tiếng H’rê gồm hai thanh: thanh cao (thanh căng) và thanh thấp (thanh chùng). Thanh cao phân bố hầu hết ở các loại âm tiết mở hoặc phát âm tận cùng bằng nguyên âm - tức luồng hơi tự do. Thanh thấp chỉ có ở những âm tiết khép. Chẳng hạn, Kon iêng lem tro (Cô gái xinh đẹp), các âm tiết mở ứng với các nguyên âm “o” trong âm tiết “Kon” và “ê” trong âm tiết “iêng”. Vậy từ “Kon iêng” là thuộc thanh cao. Sau đó, “lem” là âm tiết khép nên thuộc thanh thấp và “tro” là nguyên âm nên thuộc thanh cao. Như vậy, ngữ điệu trong câu Kon iêng lem trođược tạo bởi hai thanh điệu: cao và thấp, cụ thể là:

                                          kon -  iêng -  lem -  tro

                                          cao -  cao -  thấp -  cao

Mối quan hệ giữa thanh điệu và giai điệu trong âm nhạc dân gian H’rê đều được thể hiện rõ trong dân ca. Chúng tôi đồng ý với PGS Tú Ngọc khi ông cho rằng: “...Khi tiếng nói đã trở thành một bộ phận của ngôn ngữ âm nhạc thì những quy luật vận động và mối quan hệ giữa các thanh điệu cũng trở thành linh hoạt hơn, vì ở đây không chỉ có tác động của quy luật ngữ âm, mà những quy luật của ngữ âm phải kết hợp thỏa đáng (đôi khi nhượng bộ) với những quy luật của nhạc âm”3.

Bước đầu khảo sát 10 bài dân ca H’rê4 qua giọng đọc của ông Phạm Minh Đát (người H’rê, quê tại Làng Teng, Ba Thành, Ba Tơ, Quảng Ngãi), chúng tôi nhận thấy như sau:

Bài thứ 1 là Kon iêng lem tro, âm tiết có thanh căng là 123 âm và âm tiết có thanh chùng là 17 âm.

Bài thứ 2 là Ca ngợi đoàn kết anh em, âm tiết có thanh căng là 50 âm và âm tiết có thanh chùng là 9 âm.

Bài thứ 3 là Lêu lêu ohđhaq, âm tiết có thanh căng là 51 âm và âm tiết có thanh chùng là 6 âm.

Bài thứ 4 là Vui trong đêm nay, âm tiết có thanh căng là 91 âm và âm tiết có thanh chùng là 13 âm.

Bài thứ 5 là Đi cắt lúa, âm tiết có thanh căng là 101 âm và âm tiết có thanh chùng là 0 âm (bài này, chúng tôi không tính những chỗ dịch lời Việt xen kẽ với tiếng H’rê).

Bài thứ 6 là Ma nê thương binh, âm tiết có thanh căng là 123 âm và âm tiết có thanh chùng là 17 âm.

Bài thứ 7 là Đối đáp nam nữ, âm tiết có thanh căng là 91 âm và âm tiết có thanh chùng là 17 âm.

Bài thứ 8 là Tình yêu nam nữ, âm tiết có thanh căng là 61 âm và âm tiết có thanh chùng là 8 âm.

Bài thứ 9 là Theo lời Đảng gọi, âm tiết có thanh căng là 61 âm và âm tiết có thanh chùng là 4 âm.

Bài thứ 10 là Ký kết hòa bình, âm tiết có thanh căng là 126 âm và âm tiết có thanh chùng là 19 âm.

Như vậy, tổng số lượng âm tiết trong 10 bài dân ca H’rê trên là: 988, trong đó, những âm tiết có thanh căng là: 878 âm - chiếm tỉ lệ 89% và âm tiết có thanh chùng là: 110 âm - chiếm tỉ lệ 11%. Những con số này cho thấy, những âm tiết có thanh căng chiếm đa số tuyệt đối trong ngôn ngữ H’rê, trong khi đó, những âm tiết có thanh chùng xuất hiện rất ít ỏi (11%).

Trong bài dân ca Kon iêng lem tro (trích),ở nhịp thứ 4 và thứ 5 của khuông nhạc thứ 3 có ba âm tiết khép: chem, đhốp, hêpthuộc thanh thấp. Ba âm tiết thuộc thanh thấp này đã nằm đúng vị trí cao độ được thể hiện trong giai điệu.

Ví dụ 1:

KON IÊNG LEM TRO (trích)

(Cô gái đẹp)

                                                                                            Sưu tầm: Đoàn công tác Viện Âm 
                                                                                            nhạc (năm 2001) tại Quảng Ngãi
                                                                                    Ký âm: Nguyễn Thế Truyền

 Để xác định điều này, phải căn cứ vào nốt nhạc đứng cạnh đó, cụ thể là nốt f1 kết hợp với âm tiết Iêng (thuộc thanh cao) là cao hơn nốt d1 kết hợp với âm tiết chem, đhốp, hêp (thuộc thanh thấp, âm tiết khép).

Tuy nhiên, còn có nhiều trường hợp do yêu cầu phát triển của giai điệu, nên yếu tố thanh điệu phải nhượng bộ. Chẳng hạn như các ví dụ sau:

- Đoạn trích bài Kon iêng lem tro (ví dụ 1), nốt c1 là thấp nhất lại ứng với âm tiết “ê” thuộc nguyên âm.

- Bài Vui trong đêm nay 5

- Có những trường hợp cùng một loại thanh cao nhưng lại được hát bằng những cao độ khác nhau, thì nốt đầu tiên được chọn làm chuẩn, như: Bài ca ngợi đoàn kết anh em 6

Các thủ pháp ca từ

- Sử dụng nhiều từ đệm

Việc sử dụng nhiều từ đệm/hư từ cũng phần nào chứng minh sự phong phú về âm điệu trong dân ca của họ. Có những loại từ đệm: lia lia tô la7ôi, ê, lêu lêu, tu lêu tu lêu được dùng xen kẽ trong các bài dân ca các ví dụ sau.

Trích lời bài Theo cách mạng

Bộ đội gan dạ (ôi)

Bộ đội quyết tâm (ê)

Mình nghe tháng 7 (ê)

Mình đánh miền Tây (ôi) mình

Mình đánh Tây Nguyên (ê)

Đánh giải phóng miền Nam…

Trích lời bài Ma nê thương binh( Ca ngợi thương binh)

(Lêu lêu) các anh thương binh

(Lêu lêu) các anh bộ đội

(Lêu lêu) đánh giặc nơi nào

Trong bài Kon iêng lem troc (Cô gái đẹp) cũng có các từ đệm: Tu lêu tu lêu.Có những trường hợp các từ đệm trên, được ghép lại với nhau: Ôi lêu ôi lêu, hoặc: lêu lêu lêu lêu 8 như:

Thật đáng ca ngợi

Mình được (nhớ) ghi lấy

Nhân dân được học theo

Ôi lêu ôi lêu  anh em

- Sử dụng nhiều điệp từ

Ngoài việc sử dụng các từ đệm/hư từ, điệp từ cũng là một thủ pháp khá quen thuộc trong dân ca H’rê. Thủ pháp điệp từ thường được dùng xen kẽ với thủ pháp dùng từ đệm, có khi đứng sau từ đệm, như trong bài Ma nê thương binh - Ca ngợi thương binh :

Y taq haq ki lăm ki, (haq là hư từ), dịch nghĩa : Y tá nhìn đến nhìn

Bacq sih thăm lăm thăm, dịch nghĩa : Bác sĩ thăm đến thăm

Hoặc đứng hai bên từ đệm, như:

Tưchecq ra mroq ra mroq (ra là hư từdịch nghĩa : Mình tự bò ra bò,

Vênh tư rop ra chang ra chang, dịch nghĩa : Tự chăm ra chăm

Mối quan hệ giữa lời ca và âm nhạc là một chỉnh thể không thể tách rời. Các trường hợp sử dụng từ đệm và điệp từ, nếu bị tách ra thì không thể thành một bài bản dân ca trọn vẹn. Chẳng hạn, như bài Ma nê thương binh và bài Kon iêng lem troc là một điển hình. Ở đây, các khung là những từ đệm và điệp từ ứng với nốt nhạc cụ thể.

Ví dụ 2:

MA NÊ THƯƠNG BINH (trích)
(Ca ngợi thương binh)

                                                                                             Sưu tầm - ký âm: Nguyễn Thế Truyền

 

Dịch nghĩa lời trong Ma nê thương binh: Các anh thương binh / Các anh bộ đội / Đánh giặc nơi nào / Nơi sườn đèo hang hốc núi Bôi / Có vết chân núi này / Mình Ba Tô…

Các từ đệm là lêu, i, ra và điệp từ là Bôi wăng Bôi (theo tiếng H’rê thì “Bôi” là tên một ngọn núi, “wăng” là núi), wăng kô wăng kô (dịch là, “núi này núi này”). Nếu tách các từ đệm và điệp từ ở đây ra, thì chúng ta sẽ thấy một bài bản không ăn nhập vào đâu.

Ví dụ 3:

MA NÊ THƯƠNG BINH (trích)
(Ca ngợi thương binh)

Trường hợp bài Kon iêng lem tro cũng vậy, nhưng các từ được đóng trong khung là những từ đệm chứ không có điệp từ: tu lêu tu lêu ôi, ê.

Ví dụ 4:

      KON IÊNG LEM TRO (trích)
(Cô gái đẹp)

 

 Lời trong đoạn trích này, dịch nghĩa là: Hoa trương mới nở / Hoa trời mới tỏ / Hoa chanh chớm nụ / Lấp lánh đồi cao…

Nếu tách bỏ các khung trên ra, thì giai điệu sẽ bị hụt hẫng và bài dân ca Cô gái đẹp sẽ không còn đẹp nữa.

Ví dụ 5:

KON IÊNG LEM TRO (trích)
(Cô gái đẹp)

 Tóm lại, quan hệ lời ca với âm nhạc trong dân ca H’rê được thể hiện qua mối quan hệ giữa thanh điệu và giai điệu; một cao độ cho nhiều từ, một từ được nhắc lại ở nhiều cao độ, sử dụng từ đệm, điệp từ. Đây chính là nhân tố cơ bản góp phần làm cho nhịp điệu được uyển chuyển, sinh động, hài hòa giữa ca từ và âm nhạc; làm cho nét nhạc được tô đậm chất liệu và sắc thái âm nhạc dân gian; góp phần đáng kể cho việc tạo dựng một dáng vẻ riêng của từng bài dân ca. Nhiều trường hợp tiếng đệm (tức tiếng phụ) lại là “tiếng chính”, vì nó là chất liệu quý và bản sắc âm nhạc của họ.

 

Nghệ nhân Phạm Văn Khăm, thôn Nước Xuyên, 
Ba Vì, Ba Tơ, với cây b’rooc

Các thủ pháp âm nhạc ứng dụng với ca từ

Các thủ pháp âm nhạc ứng dụng với ca từ trong dân ca H’rê ở Quảng Ngãi, bao gồm: một cao độ cho nhiều từ, một hư từ được nhắc lại ở nhiều cao độ và một lời ca có thể hát được với nhiều giai điệu khác nhau, như trình bày sau đây.

- Một cao độ cho nhiều từ

 Ví dụ 6:

Trích bài Dăm hoa (thuộc hát cúng) do thầy cúng Đinh Dã khấn.

                                                                             Ca        chua          ca          bo

                                                            Ca        ia          ca        vitq        ca         pơ

                                                                                                    (nghĩa là: ăn lợn, ăn bò, ăn gà, ăn vịt, ăn trâu)

- Một hư từ được nhắc lại ở nhiều cao độ

Có những trường hợp không cần sự khác biệt về thanh điệu, chỉ cần một hư từ duy nhất cũng có thể tạo nên một giai điệu uyển chuyển và đặc sắc.

Ví dụ 7:

ĐI CẮT LÚA (trích)9

                                                   Người hát: chị Kít
                                                                        Sưu tầm - ghi âm: Lê Toàn Hùng
                                               Dịch lời: Lê Huy

Ở ví dụ trên, thì lêu, eo là những hư từ.

- Một lời ca có thể hát được với nhiều giai điệu khác nhau

Mối quan hệ giữa lời ca và âm nhạc còn được thể hiện ở trường hợp một lời ca có thể hát được bằng nhiều giai điệu khác nhau, như: bài Tháng 8 năm 1967 do chị Đinh Thị Nứa ở thôn Làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ hát.

Ê ra binh ta bay

Ôi bây chacq My nguy

Wi lăm linh troang wăng

Ê lam càn kơ roâng H’rê

Ê chia que bô binh chia pơlinh ta bay

Ê ra chua lăm ngănh

Ê ma ranh lăm tacq pâng lôq bị bôm…

Dịch nghĩa:

Ồn ào máy bay

Lũ ma Mỹ ngụy

Chúng đi đánh đường rừng

Chúng đi càn đường H’rê

Chia nửa bộ binh, chia lính máy bay

Buồn lọt đến xem

Cố gắng đến ngó bom pháo nó bắn…

Lời ca này, có thể hát được bằng hai giai điệu hoàn toàn khác nhau. Giai điệu thứ nhất là ví dụ sau.

Ví dụ 8:

THÁNG 8-1967 (Talêu)

                                                                 Người hát: Đinh Thị Nứa,
                                                                              thôn Làng Teng, Ba Thành, Ba Tơ
                                                                                  Sưu tầm, ký âm: Nguyễn Thế Truyền

 

Giai điệu thứ hai sẽ là:

Ví dụ 9:           

THÁNG 8-1967 (Talêu)

                                                              Người hát: Đinh Thị Nứa,
                                                                              thôn Làng Teng, Ba Thành, Ba Tơ
                                                                                  Sưu tầm, ký âm: Nguyễn Thế Truyền

Tóm lại, quan hệ lời ca với âm nhạc trong dân ca H’rê được thể hiện qua mối quan hệ giữa thanh điệu và giai điệu; sử dụng từ đệm, điệp từ; một cao độ cho nhiều từ, một hư từ được nhắc lại ở nhiều cao độ, một lời ca có thể hát được với nhiều giai điệu khác nhau. Đây chính là nhân tố cơ bản góp phần làm cho nhịp điệu được uyển chuyển, sinh động, hài hòa giữa ca từ và âm nhạc; làm cho nét nhạc được tô đậm chất liệu và sắc thái âm nhạc dân gian; góp phần đáng kể cho việc tạo dựng một dáng vẻ riêng của từng bài dân ca.

1. Viện Dân tộc học (1984), Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Nam), Hà Nội, tr. 117.

2. Nga Ri Vê là người H’rê, công tác tại Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ngãi

3. Tú Ngọc, Dân ca người Việt, Nxb Âm nhạc, Hà Nội, 1994, tr. 187.

4. Nguyễn Thế Truyền, Tư liệu sưu tầm điền dã các vùng H’rê (từ năm 1998 đến năm 2008).

5. Nguyễn Thế Truyền, tư liệu đã dẫn

6. Nguyễn Thế Truyền, tư liệu đã dẫn

7. Phạm Phúc Minh, Tìm hiểu dân ca Việt Nam, Nxb Âm nhạc, Hà Nội, 2005, tr. 77.

8. Phạm Phúc Minh, sách đã dẫn

9. Nguyễn Thụy Loan, Âm nhạc cổ truyền Việt Nam, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2005, tr 157

Nguồn: / 0

Không gian Văn hóa Sáng tạo Việt Nam – Kỷ yếu dự án

Nghệ thuật và Âm nhạc

Dự án Không gian Văn hóa Sáng tạo Việt Nam được đồng tài trợ bởi Liên minh châu Âu và Hội đồng Anh, và do Hội đồng Anh phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam thực hiện trong vòng ba năm kể từ 2018 đến năm 2021

Cổ và mới

Nghệ thuật và Âm nhạc

Dân tộc và hiện đại quả là vấn đề thế kỉ, vì giới nhạc bàn luận đã lâu mà vẫn chưa thấu, thử nghiệm cũng nhiều mà vẫn chưa thỏa. Khúc mắc nảy sinh nhiều khi là do dân tộc - hiện đại được hiểu được hành không chỉ như hai vế đối lập của các cặp phạm...

Quách Thị Hồ - Sênh phách giọng sầu gửi bóng mây

Nghệ thuật và Âm nhạc

Quách Thị Hồ - Sênh phách giọng sầu gửi bóng mây Tiếng hát của Quách Thị Hồ đẹp và tráng lệ như một tòa lâu đài nguy nga, lộng lẫy, mà mỗi tiếng luyến láy cao siêu tinh tế của bà là một mảng chạm kỳ khu của một bức cửa võng trong cái tòa lâu đài...

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý - bậc lão làng trong nền âm nhạc Việt Nam

Nghệ thuật và Âm nhạc

Những năm sống trên miền Bắc, tôi chưa có dịp được làm quen với nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý. Mãi đến năm 1976, anh Nguyễn Văn Tý mới chuyển vào Sài Gòn, cùng với tôi công tác trong Viện Nghiên cứu Âm nhạc Việt Nam do Giáo sư nhạc sĩ Lưu Hữu Phước làm Viện...

Vai trò của sáo trúc trong nghệ thuật chèo

Nghệ thuật và Âm nhạc

Nghệ thuật Chèo là một loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu và phát triển mạnh ở các vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Nghệ thuật Chèo được bắt nguồn từ cuộc sống lao động, sinh hoạt của nhân dân ta từ hàng ngàn năm nay và nó đã chiếm một vị trí...

Bộ ba Nhạc huyền ở đình làng Nam Bộ

Nghệ thuật và Âm nhạc

Nhạc huyền (Nhạc treo) là bộ phận âm nhạc chủ yếu sử dụng những nhạc khí đặt trên giá hay treo trên dây, như trống lớn, khánh đá, chuông đồng... Trong số này, có những nhạc khí đứng lẻ loi một mình, như Kiến cổ, Đại cổ (trống lớn), Đặc khánh (khánh...

Người bén duyên Hò khoan Lệ Thủy

Nghệ thuật và Âm nhạc

Vừa từ Quảng Bình ra, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vỹ gọi điện bảo tôi xuống ông ngay "có món này hay lắm". Tưởng là món nhậu gì đó, hóa ra không phải. Ông mở cho xem cuốn băng do Viện Âm nhạc vừa ghi hình về Hò khoan Lệ Thủy do chính...

Nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa với xẩm: Bồng bềnh một cõi mơ…

Nghệ thuật và Âm nhạc

Những ai yêu bộ môn nghệ thuật hát xẩm, hẳn không lạ lẫm gì với nữ nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa trong nhóm nghệ sĩ xẩm Hà Thành. Chị chính là cô học trò nhỏ của nghệ nhân Hà Thị Cầu, người đã được bà Cầu khi còn ở dương thế âu yếm nói với những người làm...

NGHỆ THUẬT MÚA

Nghệ thuật và Âm nhạc

KHÁI QUÁT MÚA ĐƯƠNG ĐẠI VÀ CÁC PHẦN BÀI HỌC CƠ BẢN TRONG MÚA ĐƯƠNG ĐẠI I. Khái quát Múa đương đại: "Múa đương đại" là một từ buzz phổ biến trong ngành công nghiệp giải trí ngày hôm nay, nhưng ngay cả các vũ công chuyên nghiệp và biên đạo múa đã...