Danh sách bài viết

Một số câu chuyện thú vị về tế bào gốc

Cập nhật: 28/12/2017

Thiết kế túi xách từ da người?

Một câu chuyện kỳ lạ trong tuần qua về một nhà thiết kế thời trang. Cô đang thực hiện một bộ sưu tập túi xách sang trọng từ da người phát triển từ phòng thí nghiệm được gọi là Pure Human. Thậm chí là da sử dụng để làm túi xách được thiết kế chứa các vật liệu di truyền của nhà thiết kế thời trang nổi tiếng Alexander McQueen, người đã qua đời vào năm 2010.

Trong khi không thể cấp bằng sáng chế cho DNA của một người, nhưng có thể cấp bằng sáng chế cho một công nghệ sử dụng DNA của người và các sản phẩm làm từ công nghệ đó. Theo Signals, "mục đích của bộ sưu tập là để làm rõ những sơ hở pháp lý hiện có xung quanh quyền sở hữu DNA của một người và để mở ra cánh cửa cho kỹ thuật tái tạo mô bước vào thế giới thời trang."

Nhà thiết kế của bộ sưu tập, Tina Gorjanc, giải thích động lực của mình đằng sau Pure Human: "Mục tiêu chính của tôi là chứng minh có thể cấp bằng sáng chế cho một quá trình sử dụng thông tin di truyền của con người trong một lĩnh vực khác ngoài y học. Công nghệ sinh học đang phát triển với một tốc độ thực sự nhanh chóng và pháp luật đã không bắt kịp với nó."

Cô cũng coi túi xách của mình như là một nguồn tài nguyên chưa được khai thác tại thị trường hàng cao cấp toàn cầu mà hiện nay có giá khoảng  1.000.000.000.000 USD (1 triệu triệu đô la Mỹ).

Một mẫu túi, được làm bằng da lợn, từ bộ sưu tập Pure Human của Tina

"Khi nói đến công nghệ sinh học, con người có xu hướng bỏ qua thị trường hàng cao cấp, vì họ nghĩ rằng điều đó quá nông cạn và không quan trọng, nhưng nếu bạn nhìn vào thì nó là một trong những thị trường lớn nhất mà chúng ta có - mở cửa cho công nghệ mới ".

Drinjakovic kết thúc bài của mình với một trích dẫn thực tế từ Tiến sĩ Marc Jeschke, dẫn đầu một phòng thí nghiệm nghiên cứu và tái sinh bỏng da ở Toronto: "Chúng tôi đang cố gắng để tìm cách để tạo ra da có chức năng và sẽ không bị đào thải sau khi được cấy ghép. Nhưng sản xuất da chỉ vì thời trang - Tôi không nghĩ điều đó hữu ích ".

Sản xuất tế bào gốc quy mô lớn ở Texas

Một công ty phi lợi nhuận ở San Antonio, Texas, được gọi là BioBridge, có kế hoạch sản xuất số lượng lớn các tế bào gốc lâm sàng cung cấp cho các mục đích y học tái tạo. Công ty gần đây đã nhận được 7.800.000$ tài trợ từ Medical Technology Enterprise Consortium để theo đuổi những nỗ lực này.

BioBridge và GenCure sẽ phát triển công nghệ để sản xuất các loại tế bào gốc khác nhau ở quy mô lớn. Những tế bào gốc sẽ ở mức lâm sàng, có nghĩa là chúng có thể được sử dụng cho các ứng dụng trị liệu tế bào trên người. Mục tiêu BioBridge là cung cấp đủ tế bào gốc cho các nhà nghiên cứu và các công ty, những nơi cần nguồn tế bào nhiều mà lại chưa tự đáp ứng được.

Các giám đốc điều hành của GenCure, Becky Cap, giải thích sự cần thiết của các công nghệ sản xuất tế bào gốc ở quy mô lớn này: "Vấn đề hiện nay trong lĩnh vực này là ở quy mô, thích hợp cho nghiên cứu và lâm sàng, phụ thuộc vào số và lượng tế bào chúng ta cần. Chúng ta đang nói về việc thao tác với hàng trăm triệu đến hàng tỷ tế bào. Bạn cần hàng tỷ tế bào để dùng trong tái tạo mô kĩ nghệ khung nâng đỡ ".

StemBioSys và RoosterBio sẽ làm việc với BioBridge và GenCure trong ba năm tiếp theo để thúc đẩy sự tăng trưởng của tế bào gốc. RoosterBio sẽ nuôi cấy tế bào gốc từ đĩa petri quy mô nhỏ đến quy mô lớn có thể tạo ra hàng tỷ tế bào.

Cái nhìn mới về tế bào gốc mô mỡ?

Tế bào gốc mô mỡ người, khoa học gọi là human adipose stem cells (hASC), là một nguồn tế bào hấp dẫn cho y học tái tạo với nguy cơ bị đào thải thấp khi cấy ghép và có khả năng biến đổi thành tế bào xương làm cho chúng đặc biệt rất phù hợp cho hướng phát triển phương pháp trị liệu tế bào trong bệnh loãng xương, một căn bệnh làm suy yếu xương và làm xương dễ gãy. Nhờ vào rất nhiều quy trình hút mỡ thực hiện tại Hoa Kỳ mỗi năm, hiện hASCs đang có sẵn cho các nhà nghiên cứu.

Hình ảnh kính hiển vi điện tử cho thấy sự mòn cấu trúc bên trong của xương ở lưng của một người phụ nữ 89 tuổi bị loãng xương

Nhưng một vấn đề với hASCs- một nguồn tế bào được đánh giá sẽ được sử dụng nhiều trong tương lai- là sự đáp ứng rất khác nhau giữa các bệnh nhân. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tất cả các loại yếu tố như giới tính, chỉ số khối cơ thể (BMI) và tuổi tác đều có thể ảnh hưởng đến khả năng hASCs tăng sinh và biệt hóa thành các tế bào xương.

Hiện nay, các nhà nghiên cứu tại đại học Missouri đã phát minh ra một thiết bị đo lường mới để so sánh chất lượng hASC từ các nguồn cho khác nhau. Thiết bị này được gọi máy quang phổ điện định lượng điện trở dung dịch tế bào - electrical cell-substrate impedance spectroscopy (ECIS) –có thể nhanh gấp ba lần phương pháp cũ!, đây là một phương pháp nhẹ nhàng, không tác động tới các tế bào và có thể theo dõi những thay đổi hình dạng của tế bào theo thời gian thực. Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng ECIS định lượng phát hiện sự khác biệt giữa hASCs và các tế bào gốc trung mô từ tủy xương của người khi chúng phát triển thành các loại tế bào tương ứng.

Trong nghiên cứu mới đây trên tạp chí Stem Cells Translational Medicine về các nguồn hASCs thu được từ thanh niên (24-36 tuổi), trung niên (48-55 tuổi), và người cao tuổi (60-81 tuổi). Kết quả ECIS cho thấy các tế bào gốc từ những người lớn tuổi phát triển thành tế bào xương nhanh hơn nhiều (~ 1 ngày) so với các tế bào từ những người trẻ hơn (~ 10 ngày). Có thể bạn nghĩ rằng các tế bào gốc trưởng thành ở người càng trẻ tuổi thì sẽ biệt hóa nhanh hơn. Nhưng kết quả cuối cùng cho thấy nhóm tế bào gốc ở người trẻ phân chia nhiều hơn so với tế bào của người lớn tuổi và tích lũy nhiều canxi hơn theo thời gian.

Công cụ định lượng không xâm lấn này dự đoán tiềm năng một tế bào gốc mỡ biệt hóa thành xương với hy vọng cải thiện sự kiểm soát chất lượng liệu pháp tế bào, và cung cấp cho các nhà nghiên cứu một phương tiện để hiểu được các đặc tính sinh hóa đặc trưng ở bệnh nhân rõ ràng hơn.

Tài liệu tham khảo:

Karen Ring, "Stem cell stories that caught our eye: Designer bags from human skin, large-scale stem cell production, new look at fat stem cells", The Stem Celler, October 7, 2016.

Lược dịch Lê Văn Trình

Biên tập Biomedia Việt Nam

Nguồn: / 0