Danh sách bài viết

Ngạc nhiên cách san hô tự bảo vệ mình trước sự gia tăng nhiệt độ nước biển

Cập nhật: 16/10/2020

Một số loại san hô đang tạo ra “lớp chống nắng” để tự bảo vệ mình trước sự gia tăng của nhiệt độ nước biển - một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc ĐH Southampton (Anh) cho biết.

Nhiều loại san hô đưa tảo vào các tế bào của mình để giúp cả hai cùng phát triển. Tuy nhiên, chỉ cần nhiệt độ tăng lên 1 độ C cũng có thể gây ra vấn đề cho sự cân bằng trên khiến tảo bị mất đi. Điều này khiến cho bộ khung của san hô tiếp xúc với ánh nắng Mặt trời thường dẫn đến san hô bị chết. Hiện tượng này gọi là tẩy trắng san hô.

Các nhà nghiên cứu phát hiện san hô phát ra màu sắc để cố gắng khuyến khích tảo quay trở lại.
Các nhà nghiên cứu phát hiện san hô phát ra màu sắc để cố gắng khuyến khích tảo quay trở lại.

Hiện tượng san hô bị tẩy trắng diễn ra khi nhiệt độ nước đạt 30 - 31 độ C do biến đổi khí hậu. Nó sẽ phải thải ra tảo cộng sinh bên trong các mô của mình vốn đóng vai trò là nguồn thức ăn. Nếu tình trạng nước ấm kéo dài hơn vài tuần, san hô sẽ chết.

Các nhà khoa học từ phòng thí nghiệm rạn san hô của ĐH Southampton vừa công bố một báo cáo trên tạp chí Current Biology. Họ đã quan sát thấy một số san hô tạo ra "lớp chống nắng" bằng một lớp màu sắc trong thời gian nước nóng lên chút ít hoặc trong thời gian ngắn.

Các rạn san hô đầy màu sắc ở vùng biển New Caledonia năm 2016.
Các rạn san hô đầy màu sắc ở vùng biển New Caledonia năm 2016.

Nhóm nghiên cứu tin rằng, những màu sắc neon sáng này được phát ra để khuyến khích tảo quay lại. Giáo sư Jorg Wiedenmann giải thích: "Nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng việc tạo ra màu sắc này bao gồm cơ chế tự điều chỉnh, được gọi là vòng phản hồi quang học, với sự tham gia của các đối tác cộng sinh (san hô và tảo)".

"Ở san hô khỏe mạnh, đa số ánh nắng Mặt trời được hấp thụ bởi các sắc tố quang hợp của tảo cộng sinh. 

Khi san hô mất cộng sinh này, ánh sáng dư thừa sẽ vào bên trong mô, được phản chiếu bởi xương san hô trắng. Tuy nhiên, nếu các tế bào san hô vẫn có thể tiếp tục thực hiện ít nhất một số chức năng bình thường của mình, bất chấp áp lực môi trường gây ra hiện tượng tẩy trắng, mức ánh sáng bên trong tăng lên sẽ thúc đẩy việc tạo ra các sắc tố quang học đầy màu sắc. 

Lớp chống nắng này sẽ thúc đẩy sự trở lại của vật cộng sinh" - GS Jorg Wiedenmann cho biết thêm.

Rạn san hô của Great Barrier Reef bị tẩy trắng
Các rạn san hô của Great Barrier Reef đã trải qua 2 sự kiện tẩy trắng liên tiếp vào năm 2016 và đầu năm nay, làm dấy lên mối lo ngại của các chuyên gia về khả năng tồn tại của rạn san hô dưới sự nóng lên toàn cầu.

Tiến sĩ Cecilia D’Angelo, giảng viên sinh học phân tử san hô tại ĐH Southampton nói thêm: "Thật không may, các đợt tẩy trắng san hô toàn cầu gần đây do nước ấm bất thường gây ra đã khiến nhiều san hô chết, làm nhiều rạn san hô trên thế giới phải vật lộn để sinh tồn".

Mới đây, các nhà khoa học tuyên bố tìm ra cách làm san hô chống lại tác động của nước biển ngày càng ấm hơn bằng phương pháp, nuôi các chủng vi tảo mới và cho tiếp xúc với nhiệt độ ấm hơn trong 4 năm.

Sau đó, họ tiêm cho mỗi ấu trùng san hô một chủng vi tảo đó và cho chúng tiếp xúc với nhiệt độ tới 31 độ C trong một tuần. Họ thấy rằng, 3 trong số 10 chủng tảo đã bảo vệ được san hô khỏi bị tẩy trắng.


    Nguồn: /

    Đại dương hấp thụ 50% CO2 phát thải

    Khoa học sự sống

    Khoảng 50% tổng lượng khí CO2 do con người thải ra kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đã hoà tan vào các đại dương của thế giới, ảnh hưởng xấu tới các sinh vật biển.

    Mặt biển dâng cao

    Khoa học sự sống

    Các khoa học gia nói rằng các số liệu đo đạc do vệ tinh và máy bay cung cấp cho thấy rằng mặt biển đã lên cao trong 10 năm qua với tốc độ nhanh nhất trong vòng nửa thế kỷ nay. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân của hiện tượng này là việc cá

    Hé lộ bí ẩn của loài cá lớn nhất thế giới

    Khoa học sự sống

    Các thẻ điện tử công nghệ cao gắn trên lưng cá mập voi - loài cá lớn nhất thế giới - đã tiết lộ hành trình và địa điểm kiếm ăn của chúng.

    Chụp được hình ảnh con mực khổng lồ

    Khoa học sự sống

    Các nhà khoa học Nhật Bản đã thu được những bức ảnh đầu tiên của một trong các sinh vật bí ẩn nhất dưới đại dương sâu thẳm - con mực khổng lồ. Cho đến nay, thông tin duy nhất về hành vi của các sinh vật này - có chiều dài tới 18 mét - đều d

    Nghiên cứu về sinh vật từng sống sâu dưới đại dương

    Khoa học sự sống

    Những sinh vật kỳ lạ sống tại môi trường sâu dưới biển đang được các nhà khoa học nghiên cứu, có thể cho biết về lịch sử tiến hoá khác với sự sống trên trái đất và mang lại dấu hiệu về khả năng tồn tại sự sống trên các hà

    Phát hiện những sinh vật biển lạ

    Khoa học sự sống

    Nhóm các nhà khoa học Mỹ chuyên nghiên cứu những vùng biển sâu đã phát hiện tại vùng vịnh Mexico một số loài sinh vật biển, mà theo họ trước nay chưa hề được nhìn thấy. Nhờ trợ giúp của những camera chuyên dụng, c

    San hô Việt Nam có thể so sánh với san hô thế giới

    Khoa học sự sống

    Với số lượng khoảng 400 loài san hô khác nhau thuộc 80 giống loài, 17 họ khác nhau, khu hệ san hô biển Việt Nam có thể so sánh với những vùng san hô đa dạng nhất trên thế giới.

    Dự báo tình trạng các đại dương

    Khoa học sự sống

    Cung cấp cho toàn cầu những bản tin dự báo về tình trạng của các đại dương trong vòng 15 ngày, tương tự như đối với khí quyển: đó là tham vọng của dự án Mercator. Dự án Mercator đã được thành lập cách đây 10 năm bởi một nhóm nhà đại dươ

    Phát hiện loài sâu biển mới

    Khoa học sự sống

    Một nhóm nhà khoa học Anh và Thụy Điển vừa phát hiện được một loài sâu biển mới trên xác một con cá voi tại Biển Bắc, trên lãnh hải của Thụy Điển.

    Tìm hiểu về Hoa huệ biển

    Khoa học sự sống

    Hoa huệ biển (Endoxocrinus parrae) mang tên này do giống hệt một loài hoa bám dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Mỹ, đây là một loài động vật da gai tương tự như loài nhím biển, có khả năng chạy trốn trướ