Danh sách bài viết

Ngày tận thế trong quan điểm một số tôn giáo lớn

Cập nhật: 28/12/2017

Thuyết Tận thế của các tôn giáo lớn có một mẫu số chung là ngày tận thế thường được báo trước bằng một thời kỳ suy sụp đạo đức kéo dài. Thế cân bằng giữa trời, đất và con người bị phá hoại bởi những hành vi phi đạo đức của con người. Sự vận hành của trời, đất bị rối loạn, thiên tai liên tiếp xảy ra với tầm cỡ phá hoại ngày càng lớn…

1. Ba Tư giáo và ngày tận thế:

Zoroastre, cũng gọi là Zarathoustra, là vị tiên tri người Ba Tư, sống vào khoảng năm 1300 trước Tây lịch, lập ra Ba Tư giáo, cũng gọi là Hỏa giáo, cũng là người đầu tiên đề xướng thuyết tận thế sau này có ảnh hưởng đến Do Thái giáo và Thiên chúa giáo. Giáo sư James Russell, thuộc Trường Đại Học Mỹ Harvard, viết rằng, theo tín đồ ba Tư giáo thì “thế giới có điểm khởi đầu và điểm tận cùng, và là một chiến trường lớn giữa cái Thiện và Ác, tức là giữa Ahura Mazda, vị thần đại biểu cho sự minh triết và cái thiện và Ahriman, là quỷ Satan đại biểu cho cái ác”.

Tiên tri Zoroastre tuy tuyên bố là ngày tận thế sẽ xảy ra vào một ngày của năm thứ 1200, kể từ ngày sáng thế ; nhưng đáng tiếc là Zoroastre lại không tuyên bố ngày sáng thế cụ thể là ngày nào, cho nên người ta cũng không thể tính ra được cụ thể ngày tận thế là ngày nào. Zoroastre chỉ nói là ngày tận thế trùng với ngày xuất hiện của Đấng Cứu Thế, và cũng là ngày phán xử cuối cùng, sau đó những người thiện được lên Thiên đàng, còn bọn ác thì bị đọa xuống địa ngục.

2. Do Thái giáo và Thiên chúa giáo với thuyết tận thế:

Văn chương về chủ đề ngày tận thế (Apocalypse) rất là phổ biến trong các giới Do Thái giáo và Thiên chúa giáo vào những thế kỷ đầu Tây lịch, mô tả cảnh tượng hãi hùng của ngày tận thế, như có thể thấy trong các bài tập văn của các bậc tiên tri Do thái Ezechiel, Zarachie, Daniel. Cuốn sách cuối cùng của kinh Tân Ước cũng mang đầu đề Apocalypse (tận thế) theo truyền thuyết là một tác phẩm của thánh Jean, có thể được viết vào khoảng năm 94-95 của Triều đại Hoàng đế La Mã Domitien, và có nói tới các cuộc khủng bố của Hoàng đế Néron đối với tín đồ Thiên chúa giáo. Nội dung cuốn sách Tận thế trong kinh Tân Ước nhất là đoạn báo trước sự hủy diệt của thành Roma, bị tố cáo là thành phố đẫm máu và là “con đĩ” của toàn cầu, rõ rằng là nhằm an ủi những thế hệ các tín đồ Thiên chúa giáo từng bị các hoàng đế La Mã khủng bố, đặc biệt là hoàng đế Néron.

Văn chương tận thế của đạo Do Thái và Thiên chúa đã có ảnh hưởng rất sâu sắc đến quần chúng tín đồ của hai tôn giáo này, chứng cớ là một mô típ phổ biến của nghệ thuật điêu khắc và hội họa của Thiên chúa giáo là những cảnh hãi hùng của ngày tận thế. Chủ đề ngày tận thế cũng được đề cập trong tác phẩm văn chương nổi tiếng như cuốn “Hài kịch thiêng liêng của Dante, nhiều đoạn trong cuốn “Huyền thoại thế kỷ” (Legende des sieclès) của đại văn hào Pháp Victor Hugo…

3. Hồi giáo và ngày tận thế :

Đạo Hồi cũng cho rằng ngày tận thế trùng với ngày phục sinh của Jésus được xem như là một bậc tiên tri, như Mahomết vậy. Kinh Coran viết : “Đó là ngày tiếng kèn đồng vang lên và bọn ác xanh mắt lên vì kinh hoàng”. Tuy nhiên, hình như đạo Hồi không quan tâm mấy đến ngày tận thế . Vì theo họ, chỉ có Thượng Đế Allah mới biết được cụ thể là ngày nào. Họ chỉ nói ngày tận thế sẽ được báo trước bởi một thời kỳ suy sụp của mọi giá trị đạo đức. Hai con quỷ Gog và Magog sẽ băng qua con sông nước đồng chảy của địa ngục, và cùng với ác thần Dajjal, sẽ đem lại tang thương, chết chóc và khổ đau trên thế gian này. Thế nhưng tiên tri Jésus sẽ phục sinh và giết chết ác thần Dajjal, mở cửa vườn Thiên đàng cho những tín đồ sống thiện lành và xua hết bọn ác xuống địa ngục.

4. Bài học đạo đức của thuyết Tận thế các tôn giáo lớn:

Ít nhất, thuyết Tận thế của các tôn giáo lớn có một mẫu số chung là ngày tận thế thường được báo trước bằng một thời kỳ suy sụp đạo đức kéo dài. Thế cân bằng giữa trời, đất và con người bị phá hoại bởi những hành vi phi đạo đức của con người ; sự vận hành của trời, đất bị rối loạn, thiên tai liên tiếp xảy ra với tầm cỡ phá hoại ngày càng lớn. Theo tôi, những biện pháp bảo vệ môi trường thôi cấp thiết và cần thiết, nhưng vẫn là tạm bợ. Chiến lược gốc là khôi phục lại thế cân bằng giữa ba yếu tố trời, đất và con người, nhờ khắc phục ba ngọn lửa tham, sân, si đang thiêu cháy không những thế giới mà cả bản thân con người nữa. Quan hệ giữa con người với nhau phải là quan hệ thắm đượm tình người, phải là quan hệ được điều phối bởi lý trí, chứ không phải bởi quyền lực và đồng tiền. Các tôn giáo lớn sẽ không chỉ làm công việc rửa tội bằng thánh lễ hay bằng lễ cầu an, mà chủ yếu bằng một nếp sống đạo đức đích thực, nhân bản đích thực.

Theo NGUYỆT SAN GIÁC NGỘ

Nguồn: / 0

Một số vấn đề tư tưởng vua Trần Nhân Tông (P.2)

Tôn giáo

Sự hưng thịnh của Phật giáo cho đến cuối thế kỷ thứ 14, khi nhà Trần đã suy vong, chắc chắn đã xuất phát từ hệ tư tưởng Cư trần lạc đạo vừa nói. Phật giáo không dành riêng cho một bộ phận những người tu hành, cũng chẳng phải riêng một bộ phận quý tộc...

Tìm hiểu đường lối thực hành Thiền phái Trúc Lâm

Tôn giáo

Trước nhất muốn xác định cách tu tập của dòng thiền Trúc Lâm, thì chúng ta ngược dòng lịch sử để dẫn chứng.

Một số vấn đề tư tưởng vua Trần Nhân Tông (P.1)

Tôn giáo

Vua Trần Nhân Tông đã sống cuộc đời oanh liệt và hoành tráng, có những đóng góp to lớn và thiết thực cho dân tộc và Phật giáo. Thế thì, vua đã sống và hành động theo hướng nào, dưới sự tác động của những suy nghĩ tư tưởng gì?

Phật giáo thời Lý và những ảnh hưởng trong đời sống tinh thần ở làng xã

Tôn giáo

Giáo lý Phật giáo đồng nhất bản chất của thế giới vật chất với bản thể con người, do đó, Phật giáo thời Lý có chung một phương pháp khi xem xét con người và xem xét vũ trụ: sự vận động của vũ trụ phải nằm trong trạng thái cân bằng, và vận động của tư...

Thiền Sư Pháp Loa và Pháp Chỉ thẳng

Tôn giáo

Thiền sư Pháp Loa dạy: "Mọi người nếu hướng vào Đệ nhất nghĩa mà nói thì suy nghĩ là sai, mở miệng là lầm. Vậy thì làm sao sinh Đế, làm sao sinh Quán? Nay thử căn cứ vào đầu Đệ nhị mà nói thì cũng chẳng được sao?". Nói về pháp dạy người, thật sự đối...

Những yếu điểm của tư tưởng duy thức (P.2)

Tôn giáo

Vấn đề nhân quả là vấn đề trọng yếu trong tư tưởng Phật giáo và có nhiều người đã giải thích ý nghĩa nhân quả rất tường tận, nhưng đứng về phương diện tư tưởng trong số đó có một ít người giải thích không đúng giá trị của nhân quả. Tư tưởng nhân quả...

Những yếu điểm của tư tưởng duy thức (P.1)

Tôn giáo

Duy thức học là môn học về tâm bắt đầu từ nơi thức, nguyên do tâm chính là bản thể của thức và thức thì được phát sinh từ nơi tâm thể. Tâm thể nếu như không có thì nhất định không có thức và thức thì thuộc về sự tác dụng của tâm thể nên gọi là tâm...

Cõi âm có hay không? Nhận thức của Phật giáo đối với vấn đề này

Tôn giáo

Tôi không thể tin là có một cõi sống đặc biệt dành riêng cho những người đã chết. Nghĩa là có các cõi sống khác nhau, nhưng không có một cõi nào của người đã chết cả. Không thể có cõi sống dành cho những người chết, đó là một mâu thuẫn ngay trong bản...

Giá trị của Khoa học & Quan trọng của Phật giáo (P.4)

Tôn giáo

Điều tối quan trọng, Phật giáo không vì kiến thức văn minh rực rữ của khoa học mà bắc quàng làm sang. Hiển nhiên, khoa học chưa đủ khả năng để chứng minh Phật giáo. Ngược lại, Phật giáo dư trí tuệ để giải thích khoa học bởi vì...

Những đặc điểm của văn hóa Phật giáo trong văn hóa Việt Nam

Tôn giáo

Trong cộng đồng nhân loại, bất cứ chủng tộc nào, có tinh thần độc lập, có ý chí tự cường, có lịch sử đấu tranh lâu dài thì chủng tộc đó nhất định có sáng tạo văn hóa để thích ứng với mọi hoàn cảnh địa lý, với những điều kiện thực tế để tự cường, sinh...