Danh sách bài viết

Nghiên cứu ứng dụng ảnh vệ tinh VNREDSat-1 trong công tác giám sát và quản lý tài nguyên thiên nhiên, môi trường khu vực trung du Bắc Bộ

Cập nhật: 20/09/2020

Nghiên cứu tổng thể và toàn diện việc sử dụng ảnh vệ tinh VNREDSat-1 trong công tác giám sát, quản lý tài nguyên thiên nhiên, môi trường ở nước ta nói chung, vùng trung du Bắc Bộ, trong đó có tỉnh tỉnh Phú Thọ nói riêng, là một yêu cầu cấp bách. Xuất phát từ thực tiễn đó, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ đã thực hiện thành công đề tài “Nghiên cứu ứng dụng dữ liệu ảnh vệ tinh VNREDSat-1 trong công tác giám sát và quản lý tài nguyên thiên nhiên, môi trường khu vực trung du Bắc Bộ, ứng dụng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”, mã số VT/UD-04/14-15, thời gian thực hiện 01/2014 – 6/2016, thuộc “Chương trình Khoa học công nghệ độc lập cấp Nhà nước về Công nghệ vũ trụ 2012-2015”.

Các nội dung nghiên cứu cơ bản của đề tài gồm: Nghiên cứu khả năng sử dụng ảnh vệ tinh VNREDSat-1 trong giám sát và quản lý tài nguyên thiên nhiên, môi trường khu vực trung du Bắc Bộ; Nghiên cứu phương pháp chiết tách thông tin tài nguyên thiên nhiên và môi trường trên ảnh vệ tinh VNREDSat-1; Thành lập bình đồ ảnh vệ tinh VNREDSat-1 tỉnh Phú Thọ; Nghiên cứu sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh VNREDSat-1 (có thể kết hợp sử dụng ảnh vệ tinh khác) trong công tác giám sát, quản lý hiện trạng và biến động sử dụng đất khu vực nghiên cứu thuộc tỉnh Phú Thọ; Nghiên cứu sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh VNREDSat-1 (có thể kết hợp sử dụng ảnh vệ tinh khác) trong công tác giám sat, quản lý, hiện trạng và biến động lớp phủ rừng khu vực nghiên cứu thuộc tỉnh Phú Thọ; Nghiên cứu ứng dụng ảnh vệ tinh VNREDSat-1 (có thể sử dụng ảnh vệ tinh khác) trong công tác giám sát, quản lý hiện trạng và biến động tài nguyên nước mặt khu vực nghiên cứu thuộc tỉnh Phú Thọ; Ứng dụng ảnh vệ tinh VNREDSat-1 (có thể kết hợp sử dụng ảnh vệ tinh khác) trong nghiên cứu xói mòn khu vực nghiên cứu thuộc tỉnh Phú Thọ; Ứng dụng ảnh vệ tinh VNREDSat-1 (có thể kết hợp sử dụng ảnh vệ tinh khác) nghiên cứu sạt lở bờ sông và thay đổi dòng chảy khu vực nghiên cứu thuộc tỉnh Phú Thọ; Xây dựng hệ thống thông tin về tài nguyên thiên nhiên, môi trường theo công nghệ WebGIS trợ giúp phát triển kinh tế -xã hội tỉnh Phú Thọ; Đào tạo và chuyển giao công nghệ.

Sau hơn 2 năm thực hiện, đề tài đã thu được các kết quả chính sau:

Báo cáo “Khả năng sử dụng ảnh vệ tinh VNREDSat-1 trong giám sát và quản lý tài nguyên thiên nhiên, môi trường khu vực trung du Bắc Bộ”; Quy trình công nghệ xử lý ảnh vệ tinh VNREDSat-1 trong thành lập các bản đồ chuyên đề tài nguyên thiên nhiên và môi trường; Bình đồ ảnh vệ tinh VNREDSat-1 dạng số và ảnh tỷ lệ 1:50.000 tỉnh Phú Thọ năm 2014;

Các bản đồ chuyên đề theo nội dung nghiên cứu: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014, Bản đồ đất lúa năm 2014, Bản đồ lớp phủ rừng năm 2014, Bản đồ hiện trạng nước mặt năm 2014, Bản đồ phân vùng nguy cơ sói gò đồi, Bản đồ sạt lở bờ sông và thay đổi dòng chảy; một số bản đồ biến động thực nghiệm; Tài liệu phân tích và thiết kế hệ thống WebGis quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường tỉnh Phú Thọ. Hệ thống thông tin tài nguyên thiên nhiên và môi trường tỉnh Phú Thọ (WebGIS Phú thọ); Tài liệu đào tạo, chuyển giao công nghệ: hướng dẫn xử lý ảnh vệ tinh VNTREDSat-1 trên ENVI; Tài liệu đào tạo WebGIS: hướng dẫn sử dụng WebGIS Phú Thọ.

phutho.7

Bình đồ ảnh vệ tinh VNREDSat-1 năm 2014 tỉnh Phú Thọ

phutho.1

Bản đồ hiện trạng dử dụng đất 2014 và Bản đồ biến động sử dụng đất 2003-2014

phutho.2

Bản đồ hiện trạng 2014 và biến động lớp phủ rừng  2003-2014

phutho.3

Bản đồ hiện trạng 2014 và biến động tài nguyên nước mặt 2003- 2014

phutho.4

Bản đồ hiện trạng đất lúa và nguy cơ xói lở đường bờ năm 2014

phutho.5

Bản đồ phân cấp xói mòn khu vực nghiên cứu

phutho.6

Trang WebGisPhú Thọ

Đề tài đã tổ chức hai đợt đào tạo cho 30 cán bộ của Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ; Đào tạo 03 học viên bảo vệ thành công luận văn thạc sỹ năm 2015 tại Trường Đại học Mỏ-Địa chất; công bố 02 bài báo “Xử lý phổ ảnh vệ tinh VNREDSat-1” và “Kỹ thuật ghép nối ảnh vệ tinh VNREDSat-1” trên Tạp chí Khoa học Trắc địa và Bản đồ (Bộ Tài nguyên và Môi trường) số 28, tháng 6/2016, ISSN: 0866-7705.

Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước họp ngày 18/10/2016 đã nghiệm thu đề tài và đánh giá đề tài đạt loại Khá.

Nguồn tin: ThS. Lưu Văn Doanh, Chủ nhiệm đề tài VT/UD-02/14-15
Xử lý tin: Thanh Hà

Nguồn: / 0

Google Photos mở nhiều tính năng chỉnh sửa AI miễn phí tới người dùng

Các ngành công nghệ

Các công cụ chỉnh sửa hình ảnh sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) sẽ được Google Photos cung cấp miễn phí tới cả người dùng iOS lẫn Android.

Trung Quốc phát triển thành công vòi rồng thông minh được điều khiển bằng AI

Các ngành công nghệ

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc phát triển thành công vòi rồng thông minh đầu tiên trên thế giới được điều khiển bằng trí tuệ nhân tạo (AI).

Elon Musk nói AI sắp vượt trội hơn người thông minh nhất

Các ngành công nghệ

Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk dự đoán trí tuệ nhân tạo (AI) thông minh hơn người thông minh nhất có thể được phát triển vào năm 2025 hoặc 2026.

Robot đã tự biết lừa bóng, qua người, ghi bàn

Các ngành công nghệ

Nhờ phương pháp đào tạo AI mới, những chú robot đã có thể tự động cải thiện kỹ năng và tham gia vào một trận bóng mô phỏng.

Tàu Thụy Sĩ lập kỷ lục chạy 2.803km bằng hydro

Các ngành công nghệ

Một tàu chở khách sử dụng pin nhiên liệu hydro của sản xuất phương tiện đường sắt Stadler Rail lập Kỷ lục Thế giới Guinness khi chạy liên tục gần hai ngày qua 2.803km.

Phát minh cỗ xe kéo bằng cánh diều khổng lồ ở thế kỷ 19

Các ngành công nghệ

Từ niềm đam mê với diều, một giáo viên người Anh từng phát minh cỗ xe kéo bằng cặp diều khổng lồ, có thể chạy 32km/h vào thế kỷ 19.

Robot AI tiên đoán và cười cùng lúc với người đối diện

Các ngành công nghệ

Robot Emo có thể dự đoán nụ cười khoảng 840 mili giây trước khi người đối diện cười, sau đó cười cùng lúc.

AI có thể phân biệt sự khác biệt giữa bộ não nam và nữ

Các ngành công nghệ

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp trả lời cho câu hỏi rằng liệu có sự khác biệt giữa bộ não của nam giới và phụ nữ hay không.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai

Các ngành công nghệ

Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

Chó AI dẫn đường hỗ trợ 17 triệu người khiếm thị ở Trung Quốc

Các ngành công nghệ

Nghiên cứu mới gợi ý rằng, công trình chó dẫn đường AI ở Trung Quốc có thể sớm trở thành hiện thực.