Danh sách bài viết

Nhiều người tưởng đang ăn cá hồi, cá kiếm nhưng thực ra là cá mập

Cập nhật: 16/10/2020

Nguồn cá khan hiếm dẫn tới tình trạng cá mập bị săn bắt sau đó gắn mác cá kiếm hoặc cá hồi với mục đích thương mại, gây nguy hiểm cho hệ sinh thái Địa Trung Hải.

Ngư dân Franco Comes kể lần cuối ông bắt được một con cá mập là khoảng hơn sáu tháng trước.

Trong lúc đang câu cá kiếm trên biển Adriatic ngoài khơi bờ biển Monopoli, Italy, Comes vô tình bắt được vài con cá mập xanh. Chúng khá bé so với kích thước thông thường của loài này.

“Càng ngày cá mập càng hiếm, chúng cũng bé hơn nhiều so với trước đây nữa”, ông Comes nói. “20 năm trước, cá mập vẫn còn nhiều - rất nhiều là đằng khác! Qua thời gian, có vẻ số lượng cá mập đã giảm tới 80%. Không chỉ tôi mà còn rất nhiều ngư dân vùng này chú ý đến sự sụt giảm đó”.


Các hình trang trí cho thấy cá mập sinh sống ở Địa Trung Hải từ xa xưa. (Ảnh: Getty).

"Lập lờ đánh lận con đen"

Dựa trên những hình trang trí trên bình hoa từ trước thời Đế chế La Mã trị vì, cá mập được cho là đã cư trú ở vùng Địa Trung Hải trong hàng triệu năm. Khoảng một thế kỷ trước, lượng cá mập trắng ở khu vực biển Adriatic nhiều đến mức quan chức địa phương phải thuê ngư dân “thanh trừng” bớt loài này vì e sợ chúng sẽ gây nguy hiểm cho người đi biển.

Tuy nhiên, nhiều nhà sinh học cho rằng hiện nay Địa Trung Hải là một trong những vùng biển nguy hiểm nhất trên thế giới đối với cá mập. Khi nguồn cá ngừ, cá kiếm và một số loại cá khác trở nên khan hiếm, ngư dân vùng biển này dần dà chuyển hướng sang đánh bắt cá mập để bù vào. Và giờ đây, thịt cá mập được bán cho người tiêu dùng dưới mác của các loại cá khác.

Theo Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), hơn một nửa trong số 73 loài cá mập và cá đuối ở Địa Trung Hải hiện có nguy cơ tuyệt chủng. Cá mập mako vây ngắn, cá mập trắng và cá nhám phơi nắng nằm trong số những loài đang bị tận diệt. Một số quần thể cá mập đã suy giảm về số lượng lên đến 90%. Thậm chí nhiều loài đang sinh trưởng rất tốt ở những vùng khác như cá mập xanh cũng đang bị đe dọa ở vùng Địa Trung Hải.

Ông Simone Niedermüller thuộc WWF Địa Trung Hải cho rằng ô nhiễm môi trường biển và biến đổi khí hậu cũng phần nào tác động đến sự sụt giảm số lượng cá mập, tuy nhiên các bằng chứng khoa học chỉ ra một thủ phạm khác. “Rõ ràng mối đe dọa chính đối với cá mập đến từ ngư dân”.


Cá mập bị đánh bắt hàng loạt. (Ảnh: Korea Herald).

Theo WWF, số lượng cá mập xanh Tây Ban Nha bị đánh bắt trên bờ biển Địa Trung Hải tăng gấp đôi trong khoảng thời gian 2012-2016. Trên thực tế, có khá ít ngư dân đánh bắt cá mập một cách có chủ đích vì thịt của chúng không đem lại nhiều giá trị kinh tế. Do đó, họ thường nhắm đến những mặt hàng béo bở hơn như cá ngừ hay cá kiếm.

Trong quá khứ, hầu hết ngư dân sẽ thả cá mập về biển nếu chúng vô tình lọt lưới. Tuy nhiên, theo ông Niedermüller, một vài người cũng nhắm đến cá mập như một nguồn thu bổ sung khi số lượng các loài cá khác sụt giảm. Một nghiên cứu mới đây của Trung tâm nghiên cứu tổng quan Châu Âu cho biết gần như toàn bộ trữ lượng cá Địa Trung Hải đã bị khai thác quá mức và khu vực này đã mất đi một phần ba lượng cá tự nhiên trong vòng 50 năm qua.

Từ loại thịt rẻ tiền đến mặt hàng được ưa chuộng

Thịt cá mập ngày càng được ưa chuộng bởi các nhà hàng và cửa hiệu thực phẩm ở châu Âu, đặc biệt là Italy và Tây Ban Nha, bởi đây là một loại hải sản giá rẻ và rất khó nhận biết nếu được nấu đúng cách. "Nhiều thực khách có vẻ không hề biết họ đang ăn thịt cá mập", bà Simona Clò, giám đốc khoa học của tổ chức bảo vệ động vật hoang dã MedSharks ở Italy, cho biết.

Cũng theo bà Clò, sở dĩ nhiều người không ý thức được việc những món ăn mà họ được phục vụ có chứa thịt cá mập là bởi cách các nhà hàng đặt tên món ăn tương đối khéo léo hoặc khá chung chung, như “súp cá trộn” hay “cá chiên hỗn hợp”.Đôi khi, thịt cá mập được trộn lẫn với các loại cá khác, do đó người tiêu dùng khó có thể nhận ra sự khác biệt.

Thịt cá mập thậm chí còn bị bán dưới mác là các loại cá khác có giá bán trên thị trường cao hơn. 1 kg cá mập xanh có giá 1 euro trong khi thịt cá kiếm có giá trị cao gấp 12 lần. “Chênh lệch lợi nhuận là quá khủng khiếp”, ông Pierluigi Carbonara, nhà sinh vật biển ở Puglia, cho biết. “Tôi không phải một nhà kinh tế, nhưng tôi nghĩ ngay cả một đứa trẻ cũng hiểu tại sao việc "lập lờ đánh lận con đen" như vậy lại xảy ra”.

Hệ quả từ hình thức khai thác tận diệt

Có nhiều vấn đề xoay quanh hình thức gian lận hải sản này. Bên cạnh việc đây là một hành vi trái pháp luật, người tiêu dùng tiêu thụ thịt cá mập tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe, bởi thịt cá mập chứa hàm lượng thủy ngân và các kim loại nặng khác cao hơn so với thịt cá ngừ, cá hồi hay cá kiếm.

Hơn nữa, hầu hết hoạt động đánh bắt cá mập và cá đuối trên thế giới đều không được kiểm soát. Việc khai thác quá mức có thể dẫn đến sự cạn kiệt tài nguyên biển và làm đảo lộn hệ sinh thái.


Một chợ bán thịt cá mập công khai. (Ảnh: Getty).

Cá mập là loài sinh trưởng chậm và sinh sản ít. Do đó, một khi bị săn bắt quá mức sẽ rất khó phục hồi. Vì cá mập là loài săn mồi giỏi và đứng ở những nấc thang cao nhất trong chuỗi thức ăn dưới đại dương, nhiều người lo ngại rằng việc khai thác tận diệt loài này sẽ dẫn đến sự sinh sôi quá mức của nhiều loài khác, đồng thời gây ra sự tuyệt chủng của nhiều loài khác nữa.

Từ sự mất cân bằng tự nhiên đó, những biến đổi của môi trường là điều khó tránh khỏi. Địa Trung Hải đã và đang thay đổi nhanh chóng. “Chúng ta cần cá mập để đảm bảo sự cân bằng của môi trường và hướng tới tương lai bền vững hơn”.


    Nguồn: /

    Đại dương hấp thụ 50% CO2 phát thải

    Khoa học sự sống

    Khoảng 50% tổng lượng khí CO2 do con người thải ra kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đã hoà tan vào các đại dương của thế giới, ảnh hưởng xấu tới các sinh vật biển.

    Mặt biển dâng cao

    Khoa học sự sống

    Các khoa học gia nói rằng các số liệu đo đạc do vệ tinh và máy bay cung cấp cho thấy rằng mặt biển đã lên cao trong 10 năm qua với tốc độ nhanh nhất trong vòng nửa thế kỷ nay. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân của hiện tượng này là việc cá

    Hé lộ bí ẩn của loài cá lớn nhất thế giới

    Khoa học sự sống

    Các thẻ điện tử công nghệ cao gắn trên lưng cá mập voi - loài cá lớn nhất thế giới - đã tiết lộ hành trình và địa điểm kiếm ăn của chúng.

    Chụp được hình ảnh con mực khổng lồ

    Khoa học sự sống

    Các nhà khoa học Nhật Bản đã thu được những bức ảnh đầu tiên của một trong các sinh vật bí ẩn nhất dưới đại dương sâu thẳm - con mực khổng lồ. Cho đến nay, thông tin duy nhất về hành vi của các sinh vật này - có chiều dài tới 18 mét - đều d

    Nghiên cứu về sinh vật từng sống sâu dưới đại dương

    Khoa học sự sống

    Những sinh vật kỳ lạ sống tại môi trường sâu dưới biển đang được các nhà khoa học nghiên cứu, có thể cho biết về lịch sử tiến hoá khác với sự sống trên trái đất và mang lại dấu hiệu về khả năng tồn tại sự sống trên các hà

    Phát hiện những sinh vật biển lạ

    Khoa học sự sống

    Nhóm các nhà khoa học Mỹ chuyên nghiên cứu những vùng biển sâu đã phát hiện tại vùng vịnh Mexico một số loài sinh vật biển, mà theo họ trước nay chưa hề được nhìn thấy. Nhờ trợ giúp của những camera chuyên dụng, c

    San hô Việt Nam có thể so sánh với san hô thế giới

    Khoa học sự sống

    Với số lượng khoảng 400 loài san hô khác nhau thuộc 80 giống loài, 17 họ khác nhau, khu hệ san hô biển Việt Nam có thể so sánh với những vùng san hô đa dạng nhất trên thế giới.

    Dự báo tình trạng các đại dương

    Khoa học sự sống

    Cung cấp cho toàn cầu những bản tin dự báo về tình trạng của các đại dương trong vòng 15 ngày, tương tự như đối với khí quyển: đó là tham vọng của dự án Mercator. Dự án Mercator đã được thành lập cách đây 10 năm bởi một nhóm nhà đại dươ

    Phát hiện loài sâu biển mới

    Khoa học sự sống

    Một nhóm nhà khoa học Anh và Thụy Điển vừa phát hiện được một loài sâu biển mới trên xác một con cá voi tại Biển Bắc, trên lãnh hải của Thụy Điển.

    Tìm hiểu về Hoa huệ biển

    Khoa học sự sống

    Hoa huệ biển (Endoxocrinus parrae) mang tên này do giống hệt một loài hoa bám dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Mỹ, đây là một loài động vật da gai tương tự như loài nhím biển, có khả năng chạy trốn trướ