Danh sách bài viết

Những hiểm họa từ... biển

Cập nhật: 29/05/2021

Thế giới đại dương quả là một tuyệt tác với nhiều loài động vật, thực vật đủ sắc màu, trạng thái... Song nhiều loài động vật nơi biển cả lại là những mối hiểm họa chết người.

Viện Hải dương học Nha Trang vừa nghiên cứu và công bố 41 loài sinh vật độc hại, có khả năng gây chết người...

Cá nóc chấm cam (Torquigener pallimaculatus)Cá nóc chuột vằn mang (Arothron immaculatus)

Ấn tượng nhất có lẽ là loài cá nóc chuột vằn mang (Arothron immaculatus) với dáng vẻ bề ngoài khá bắt mắt, thân có dạng hình trứng, vây lưng viền đen, bụng màu trắng... Nhưng trong trứng loài cá này tập trung một lượng độc chất thật kinh ngạc, cứ 100 gam trứng có thể giết chết 200 người; hàm lượng độc chất cao nhất xuất hiện từ tháng tư đến tháng mười. Tương tự, cá nóc chấm cam (Torquigener pallimaculatus) cũng là một loài đáng sợ, cứ 100 gam trứng hoặc gan có thể giết chết 60-70 người.

Cua mặt quỉ (Zosymus aeneus)

Mực tuộc đốm xanh (Hapalochlaena lunulata)

Ốc cối hoa lưới (Conus textile)

Ngộ độc cá nóc có tỉ lệ tử vong rất cao. Trong trường hợp khẩn cấp, việc sử dụng một số dược thảo sẵn có như lá tía tô, đậu xanh, lá khoai lang non... có thể sơ cứu tại chỗ hiệu quả. (Theo YkhoaNet)

Trong khi đó, mực tuộc đốm xanh (Hapalochlaena lunulata), một loài hải sản khá quen thuộc, cũng có dáng vẻ bên ngoài lạ mắt, trên toàn thân và các xúc tu điểm các đốm xanh trông rất đẹp. Nhưng loài này lại là động vật biển cắn chết người. Độc tố tập trung ở tuyến nước bọt của chúng. Cứ 100 gam thịt và râu có thể giết chết hai người; còn 100 gam tuyến nước bọt có thể giết chết đến 23 người...

Tại vùng biển VN, các nhà khoa học Viện Hải dương học Nha Trang (Viện Khoa học và công nghệ VN) đã xác định được cụ thể danh sách 41 loài sinh vật chứa độc tố có khả năng gây chết người, mà hầu hết các loài này đều sinh sống ở biển; chỉ có hai loài cá nóc nước ngọt mới được phát hiện gần đây ở một số tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Cụ thể: một loài mực tuộc, hai loài ốc cối, ba loài cua hạt, một loài sam, 22 loài cá và 10 loài rắn biển. Riêng hai loài cá nóc nước ngọt được xác định là cá nóc chấm xanh (Chelonodon nigroviridis) và cá nóc mắt đỏ (Carinotetraodon lorteti).

Cũng theo các nhà khoa học Viện Hải dương học Nha Trang, đa số những loài độc hại nói trên có vùng sinh sống rộng, từ vịnh Bắc bộ cho đến vịnh Thái Lan như các loài cá nóc, cá bống vân mây, so và rắn biển. Tuy nhiên, cũng có một số loài như ốc cối, cua hạt, mực đốm xanh... chỉ mới bắt gặp ở vùng biển miền Trung và Đông Nam bộ.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, bản chất của các độc tố ở những loài hải sản nói trên thuộc nhóm chất độc thần kinh, nên khi con người bị nhiễm các loại chất độc này sẽ tác động trực tiếp đến hệ thần kinh não bộ, hệ tim mạch... gây ra những triệu chứng ngộ độc điển hình ở người.

Hầu hết chúng là những chất độc nguy hiểm với tỉ lệ tử vong cao trong thời gian tác động rất nhanh, với liều độc thấp. Trứng và gan thường là hai nơi tập trung độc chất cao nhất. Nhưng vẫn có trường hợp ngoại lệ, thịt và da lại là những nơi tập trung độc tố cao hơn cả, trong khi thông thường các bộ phận này vẫn được xem là ít độc nhất.

Ví dụ như cá bống vân mây được xếp vào loại sinh vật tập trung độc tố ở da. Biểu hiện nhận dạng dễ thấy nhất ở loài cá này là toàn thân màu nâu đỏ; mỗi bên thân có bốn vệt đen hình đám mây; màng vây lưng và màng vây đuôi có nhiều hàng chấm đen... Chất độc của loài cá này có ở các bộ phận cơ thể, tập trung nhất là ở da, cứ 100 gam da có thể giết chết 9-10 người.

Đặc biệt, các nhà khoa học Viện Hải dương học Nha Trang cho biết khác với những nghiên cứu trước đây, tất cả các bộ phận cơ thể khác nhau của ba loài hải sản: cua hạt, mực đốm xanh và so đều chứa độc tố. Các nhà khoa học ở viện này khuyến cáo “tuyệt đối không dùng các loài hải sản độc hại này chế biến làm thức ăn dưới bất kỳ hình thức nào”.

Cá nóc chấm xanh (Chelonodon nigroviridis)Cá nóc mắt đỏ (Carinotetraodon lorteti)

Thực tế cho thấy hầu hết trường hợp trúng độc, thậm chí mất mạng, là do con người ăn phải những loài hải sản chứa độc tố mạnh. Ngoài ra, do con người sờ mó hoặc vô tình chạm phải các loài như rắn biển, mực đốm xanh, ốc cối... nên bị chúng cắn, chích hay phóng tên độc. Các chất độc trong tuyến nước bọt sẽ theo răng hoặc tên độc của những loài này chuyển vào cơ thể người thông qua vết thương.

GIÁNG HƯƠNG

Nguồn: /

Đại dương hấp thụ 50% CO2 phát thải

Khoa học sự sống

Khoảng 50% tổng lượng khí CO2 do con người thải ra kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đã hoà tan vào các đại dương của thế giới, ảnh hưởng xấu tới các sinh vật biển.

Mặt biển dâng cao

Khoa học sự sống

Các khoa học gia nói rằng các số liệu đo đạc do vệ tinh và máy bay cung cấp cho thấy rằng mặt biển đã lên cao trong 10 năm qua với tốc độ nhanh nhất trong vòng nửa thế kỷ nay. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân của hiện tượng này là việc cá

Hé lộ bí ẩn của loài cá lớn nhất thế giới

Khoa học sự sống

Các thẻ điện tử công nghệ cao gắn trên lưng cá mập voi - loài cá lớn nhất thế giới - đã tiết lộ hành trình và địa điểm kiếm ăn của chúng.

Chụp được hình ảnh con mực khổng lồ

Khoa học sự sống

Các nhà khoa học Nhật Bản đã thu được những bức ảnh đầu tiên của một trong các sinh vật bí ẩn nhất dưới đại dương sâu thẳm - con mực khổng lồ. Cho đến nay, thông tin duy nhất về hành vi của các sinh vật này - có chiều dài tới 18 mét - đều d

Nghiên cứu về sinh vật từng sống sâu dưới đại dương

Khoa học sự sống

Những sinh vật kỳ lạ sống tại môi trường sâu dưới biển đang được các nhà khoa học nghiên cứu, có thể cho biết về lịch sử tiến hoá khác với sự sống trên trái đất và mang lại dấu hiệu về khả năng tồn tại sự sống trên các hà

Phát hiện những sinh vật biển lạ

Khoa học sự sống

Nhóm các nhà khoa học Mỹ chuyên nghiên cứu những vùng biển sâu đã phát hiện tại vùng vịnh Mexico một số loài sinh vật biển, mà theo họ trước nay chưa hề được nhìn thấy. Nhờ trợ giúp của những camera chuyên dụng, c

San hô Việt Nam có thể so sánh với san hô thế giới

Khoa học sự sống

Với số lượng khoảng 400 loài san hô khác nhau thuộc 80 giống loài, 17 họ khác nhau, khu hệ san hô biển Việt Nam có thể so sánh với những vùng san hô đa dạng nhất trên thế giới.

Dự báo tình trạng các đại dương

Khoa học sự sống

Cung cấp cho toàn cầu những bản tin dự báo về tình trạng của các đại dương trong vòng 15 ngày, tương tự như đối với khí quyển: đó là tham vọng của dự án Mercator. Dự án Mercator đã được thành lập cách đây 10 năm bởi một nhóm nhà đại dươ

Phát hiện loài sâu biển mới

Khoa học sự sống

Một nhóm nhà khoa học Anh và Thụy Điển vừa phát hiện được một loài sâu biển mới trên xác một con cá voi tại Biển Bắc, trên lãnh hải của Thụy Điển.

Tìm hiểu về Hoa huệ biển

Khoa học sự sống

Hoa huệ biển (Endoxocrinus parrae) mang tên này do giống hệt một loài hoa bám dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Mỹ, đây là một loài động vật da gai tương tự như loài nhím biển, có khả năng chạy trốn trướ