Danh sách bài viết

Những kỹ năng trẻ cần được dạy nếu bị mắc kẹt trong ôtô

Cập nhật: 10/03/2021

Những ngày nóng bức, chỉ trong 10 phút nhiệt độ trong xe sẽ tăng thêm 8 độ C nếu đỗ dưới ánh nắng mặt trời, ngay cả khi đã bật điều hòa. Cơ thể trẻ vốn hấp thụ nhiệt nhanh hơn người lớn và đột quỵ nhiệt có thể xảy ra nếu bị mắc kẹt.

Khi bị bỏ lại trong ôtô giữa trời nóng, các cơ quan chính của trẻ sẽ bắt đầu ngưng hoạt động khi thân nhiệt đạt 40 độ C và tử vong khi hơn 41 độ C. Để ngăn chặn tình trạng này, cha mẹ cần dạy con một số kỹ năng sống còn.

1. Bấm còi xe nếu bị kẹt

Một số loại ôtô tắt máy nhưng bấm còi thì vẫn phát ra âm thanh. Bố mẹ hãy hướng dẫn trẻ bấm còi xe để thu hút sự chú ý từ người xung quanh và liên tục bấm cho đến khi nhận được sự trợ giúp.

Ngoài ra, trẻ có thể đập mạnh vào cửa kính ôtô để gây tiếng động, dùng cặp sách hoặc bất cứ thứ gì trên xe và hét thật to để người bên ngoài phát hiện ra.

2. Mở khóa cửa sổ ôtô

Bố mẹ hãy dạy trẻ cách mở khóa cửa sổ ôtô để đề phòng trường hợp bị mắc kẹt. Nếu mở được cửa sổ, nhiệt độ xe có thể giảm đi, đồng thời trẻ có thể gọi sự trợ giúp từ bên ngoài.

3. Phá cửa kính ôtô

Đối với những trẻ thường xuyên di chuyển với bố mẹ bằng ôtô cá nhân thì nên được hướng dẫn sử dụng dụng cụ phá kính trong xe và cách đập vỡ cửa sổ kính làm sao nhanh nhất, lại an toàn khi bị mắc kẹt.

4. Liên lạc với người bên ngoài

Đối với trẻ đã đến độ tuổi đi học (6 tuổi trở lên), bố mẹ nên trang bị một chiếc đồng hồ định vị hoặc điện thoại di động để liên lạc trong trường hợp cấp bách.
Hãy hướng dẫn cho trẻ nếu nguy hiểm thì gọi cho bố mẹ, cô giáo và cảnh sát để được trợ giúp.

Cha mẹ hãy dạy trẻ những cách thoát ra khỏi ôtô. Ảnh: Momtastic

Cha mẹ hãy dạy trẻ những cách thoát ra khỏi ôtô. Ảnh: Momtastic

5. Giữ bình tĩnh

Bị bỏ quên trên xe, trẻ dễ mất bình tĩnh và hoảng loạn. Phụ huynh nên tập dượt, đưa ra tình huống giả định và hướng dẫn con cách giữ bình tĩnh (hít thở sâu, kìm chế khóc lóc...) để thực hiện các biện pháp nêu trên và chờ người đến giải cứu.

6. Biết ôtô không phải nơi an toàn để chơi

Nhiều trẻ nhỏ thường thích chơi đùa trên ôtô như chơi trốn tìm. Bố mẹ hãy dạy cho trẻ biết ôtô, đặc biệt là cốp xe, không phải nơi an toàn để chơi và một khi bị mắc kẹt sẽ xảy ra những hậu quả như thế nào. 

7. Hãy luôn kiểm tra xem trẻ đã đến nơi an toàn hay chưa

Nếu trẻ đi học bằng xe buýt của nhà trường, cha mẹ hãy luôn kiểm tra xe đưa đón đã đến nơi an toàn hay chưa. Và nếu trẻ trễ học hoặc mất tích khoảng 10 phút thì hãy báo cho nhà trường để tìm kiếm, kiểm tra bên trong và cốp xe ngay lập tức.

Nếu phát hiện một đứa trẻ bị bỏ quên trong ôtô, mọi người cần làm ngay những điều sau:

Nếu trẻ không có phản ứng hoặc bị đau thì ngay lập tức:

- Gọi cấp cứu/cảnh sát.
- Đưa trẻ ra khỏi xe. 
- Xịt nước mát cho trẻ (tuyệt đối không dùng nước đá).

Nếu trẻ có phản ứng:

- Nhờ người gọi tài xế xe quay lại hoặc gọi cho các bộ phận liên quan.
- Ở lại với trẻ cho đến khi xe cấp cứu đến.

Thanh Hương (Theo Global News, HealthyChildren)


Nguồn: /

Sở GD-ĐT TP.HCM làm việc với đơn vị dự kiến đầu tư vào Trường quốc tế AISVN

Giáo dục và đào tạo

Chiều 15.4, Văn phòng UBND TP.HCM đã truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức đối với Sở GD-ĐT và tổ công tác liên ngành theo hướng tăng cường theo dõi,...

Thi đánh giá năng lực: Giảm gần nửa số thí sinh trên 1.000 điểm

Giáo dục và đào tạo

Trong số gần 94.000 thí sinh tham dự đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM năm nay, chỉ 80 thí sinh đạt hơn 1.000/1.200 điểm.

Tuyển sinh lớp 10: Hai trường chuyên của TP.HCM tăng chỉ tiêu, thêm lớp chuyên

Giáo dục và đào tạo

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và chuyên Trần Đại Nghĩa sẽ tăng chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 và mở rộng thêm một số lớp 10 chuyên bắt đầu từ kỳ tuyển sinh năm nay.

Điểm thi đánh giá năng lực chuyên biệt: Thí sinh cao nhất môn văn chỉ 6,5 điểm

Giáo dục và đào tạo

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM vừa công bố kết quả kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt đợt 1 năm 2024. Trong số các bài thi, tiếng Anh có tỷ lệ bài thi đạt điểm cao nhiều nhất.

Cựu Hiệu trưởng Trường ĐH Đồng Nai chỉ đạo để ngoài sổ sách gần 70 tỉ đồng

Giáo dục và đào tạo

Trong thời gian từ 2009 - 2018, với vai trò là hiệu trưởng, bị can Trần Minh Hùng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chỉ đạo cấp dưới theo dõi thu, chi để ngoài sổ sách kế toán, không...

Thi đánh giá năng lực: Ít thí sinh điểm cao, có nên thi tiếp đợt 2?

Giáo dục và đào tạo

Sau khi ĐH Quốc gia TP.HCM công bố phổ điểm thi đánh giá năng lực đợt 1, các chuyên gia đã có những phân tích liên quan và lời khuyên cho thí sinh trước khi 'chốt'...

Lưu ý về đổi khu vực tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội

Giáo dục và đào tạo

Dù quy định 12 khu vực tuyển sinh ứng với hộ khẩu thường trú của học sinh tại 30 quận, huyện, thị xã nhưng Hà Nội cho phép một số trường hợp được đổi khu vực tuyển sinh khi đăng ký dự tuyển vào lớp 10...

Học lớp 6 nhưng chỉ viết được tên mình: Một 'nỗi khổ' mang tên thành tích

Giáo dục và đào tạo

Trường hợp học sinh học lớp 6 nhưng chỉ viết được tên mình ở tỉnh Quảng Bình phần nào phản ánh câu chuyện bệnh thành tích đầy nhức nhối, giáo viên bằng mọi giá không được...

Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 bằng thi Rung chuông vàng

Giáo dục và đào tạo

Trẻ em các lớp lá thi Rung chuông vàng ở từng lớp, mỗi lớp chọn ra 10 em xuất sắc nhất thi toàn trường. Hội thi với nhiều cung bậc cảm xúc, rèn luyện cho trẻ nhiều kỹ năng, kiến thức, chuẩn bị...

Làm rõ vụ nữ sinh lớp 12 Bình Phước bị bạn đánh tổn thương nội sọ

Giáo dục và đào tạo

Bị các bạn đánh khi đi học thêm, nữ sinh lớp 12 tại Bình Phước được chẩn đoán tổn thương ở đầu, tổn thương nội sọ, trầm cảm khiến gia đình lo lắng khi kỳ thi tốt nghiệp THPT đang đến gần.