Cập nhật: 07/10/2020
của NASA quan sát thấy một số tảng đá phát sáng bất thường trên bề mặt của tiểu hành tinh Bennu.
"Chúng tôi phát hiện sáu tảng đá có kích thước từ 1,5 đến 4,3 m nằm rải rác trên khắp bán cầu nam và gần đường xích đạo của Bennu. Chúng có màu sắc khác biệt và sáng hơn nhiều so với phần còn lại của tiểu hành tinh", tác giả chính của nghiên cứu Daniella DellaGiustina từ NASA cho biết trong một tuyên bố.
Các mảnh vỡ có màu sắc và độ sáng bất thường trên Bennu. (Ảnh: NASA).
DellaGiustina cùng các cộng sự sau đó đã sử dụng thiết bị quang phổ kế trên tàu vũ trụ Osiris-Rex để phân tách thành phần ánh sáng của các tảng đá. Do mỗi nguyên tố và hợp chất hóa học có kiểu sáng tối riêng biệt, đặc trưng bởi các thành phần màu, chúng có thể được xác định dựa trên ánh sáng bằng các phân tích quang phổ.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy các tảng đá phát sáng bất thường trên Bennu có dấu hiệu của pyroxene, loại khoáng chất chiếm gần như toàn bộ thành phần của .
"Giả thuyết hàng đầu của chúng tôi là chúng có nguồn gốc từ tiểu hành tinh Vesta. Một mảnh vỡ khổng lồ từ Vesta trong quá khứ có thể đã đâm vào tiểu hành tinh mẹ của Bennu. Vụ va chạm khiến các vật thể bị phá vỡ và sau đó tích tụ lại dưới tác động của lực hấp dẫn tạo nên Bennu", nhà thiên văn học Hannah Kaplan từ NASA, một thành viên trong nhóm nghiên cứu, giải thích.
Pyroxene cũng có khả năng hình thành trên tiểu hành tinh mẹ của Bennu nhưng điều đó rất khó xảy ra bởi khoáng chất này được tạo nên bởi đá nóng chảy ở nhiệt độ cao. Trong khi đó, hầu hết thành phần của Bennu là khoáng chất chứa nước.
Không có gì lạ khi một tiểu hành tinh có vật chất từ một tiểu hành tinh khác trên bề mặt. của Nhật Bản trước đây cũng từng phát hiện các mảnh vỡ bất thường có nguồn từ tiểu hành tinh loại S trên .
Khám phá mới cho thấy các tiểu hành tinh trong hệ Mặt Trời có quỹ đạo phức tạp và đôi khi dẫn đến va chạm. Khi các tiểu hành tinh di chuyển, quỹ đạo của chúng có thể bị thay đổi theo nhiều cách khác nhau bởi lực hấp dẫn, tác động của thiên thạch và thậm chí là áp suất nhỏ từ ánh sáng Mặt Trời.
Chi tiết nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nature Astronomy hôm 21/9.
Nguồn: /