Danh sách bài viết

Phép Khất thực trong Luật Nghi Khất sĩ

Cập nhật: 28/12/2017

Giác Minh Luật (thực hiện)

 

Trì bình Khất thực là truyền thống tốt đẹp được truyền thừa của chư Phật ba đời, để tiếp nối truyền thống đó.

Tại miền Nam nước Việt, Đức Tổ sư Minh Đăng Quang đã đứng lên khơi nguồn và tiếp nối mạng mạch, làm người con Khất sĩ đem đạo vào đời bằng hạnh nguyện du phương, hạ mình để đi xin ăn tu học, không sống trong sự tự ngã, chấp ta và của ta, mà sống chung cùng tất cả, theo tinh thần lục hòa cộng trụ.

Nhưng ngày nay do nhu cầu lợi dưỡng của một số người, đã biến pháp môn Khất thực của Phật giáo trở thành nguồn lợi kinh tế của bản thân mình, nhờ vào lòng tín tâm của đồng bào Phật tử, bằng các hình thức như: Khất thực quá giờ ngọ, khi đi mang dép, mặc áo dài, nhận tiền, bình bát nhôm, dáng đi thô tháo, vận động cúng dường,…tất cả những hình thức đó đều không đúng với nguyên lý Khất thực của Phật giáo, vậy để nhận biết những nguyên tắc hay nói cách khác là những luật định về phương pháp Khất thực của người Khất sĩ, dưới đây là 26 phép Khất thực của Đức Tổ sư Minh Đăng Quang đã chế định trong Quyển Luật Nghi Khất sĩ, để chúng ta dễ nhận biết được đâu là phép trì bình Khất thực đúng cách và đâu là sai lạc.

1)  Phép đi khất thực chỉ từ 1 đến 2 người mà thôi trừ khi nào đến xứ lạ,1, 2 ngày đầu đi chung cho biết đường sá, đi từ người cách khoảng 2 thước.

2)  Khi đi lấy cơm hoặc đi trai tăng tại nhà cư sĩ  thì đươc di chung, đi 1 hàng 1 cách nhau 2 thước tây ai lớn tuổi đạo đi trước tập sự đi sau.

3)  Tại TX có ban cư sĩ hộ pháp, hoặc có nhiều người xin cùng dường luân phiên giáp 30 ngày trong mỗi tháng thì giáo hội nếu đông chia ra: Phân nửa tăng đi khất thực, phân nữa tăng nhận cúng dường trọn bữa ăn.

4)  Tốt hơn là mỗi người hằng ngày đều phải đi bát, ban hộ pháp chỉ hộ thêm sau khi đi về .

5)  Khi đi khất thực nếu ai về không kịp ngọ lỡ quá trưa thì phải độ nơi chỗ vắng, gốc cây xa đường lộ, phố xá chợ đông. Phải tránh những chỗ dơ dáy bụi bặm cấu trược ồn  ào vì thế sẽ làm nhẹ  thể pháp Phật.

6)  Đi bát không được vô chợ, hoặc đứng phía góc chợ hoặc chen lấn chỗ đám đông. Nên phải đi vào trong xóm và các đường lộ  xa chợ.

7)  Mỗi đường có thể đi 3 ngày, đi xa không quá 3 ngàn thước.

8)  Bận đi phải đi luôn bận về nếu thiếu thì đứng trước cửa từ nhà ( ngoài đường chớ không dược vào thềm) mỗi nhà đứng năm ba phút theo thứ tự.

9)  Khi bát còn lưng thì ôm qua tay trái gần trước bụng, lúc đầy rồi phải để vào túi phủ nắp lại quảy phía tay mặt không nhận nữa.

10)  Không nhận lãnh đồ vật để trong túi ngoài bát hoặc trên nắp bát.

11)  Không được nhận tiền, gạo, không nhận đồ ăn mặn, khi người đem đến cúng mình có thể hỏi xem chay mặn, đó là gương dạy thiện cho người.

12)  Không được đi vào nhà ai, khi đi khất thực. Nếu phải đi viếng ai hoặc có việc của Giáo hội sai, thì đi lại ngay nhà người ta trước, bát mang chứ không ôm, bận về mới ôm ra đi xin mà trở về.

13)  Không được dừng lại uống nước, hay đại tiểu khi đi khất thực.

14)  Bát nếu ôm trần thì được nhận, bát mang trong túi cấm thâu nhận.

15)  Không được ngó mặt thí chủ, hoặc nói chuyện quá năm sáu câu.

16)  Ai có hỏi đạo giữa đường thì kiếm gốc cây ngồi nói, hoặc hẹn sau khi độ cơm rồi sẽ nói hoặc mời người đến ngay chỗ trụ hoặc để ngày khác người thỉnh cúng dường tại nhà có tăng đông có cư sĩ  nhiều sẽ nói.

17)  Khi đi khất thực ai muốn cúng và thí gì tự ý, bao giờ người hỏi sẽ chỉ dạy, bằng không thì thôi chớ chê khen bắt lỗi ép buộc người ta.

18)  Nếu biết cơm có dính lỡ đồ ăn mặn, thì khi về phải cho người khác, chớ không được dùng bằng khi túng ngặt phai gụt rữa sạch mới được dùng.

19)  Khi đi khất thực phải trang nghiêm hoà hưỡn ngó ngay xuống ngó xa 2 thước chớ ngó liếc 2 bên chớ tìm lóng nghe chuyện người nói tâm phải niệm  Phật.

20)  Đừng vừa đi vừa nói chuyện chỉ chỏ, muốn qua đường quẹo phải đứng lại xây mình, chớ đừng đi tắt xéo.

21)  Mỗi khi có chuyện gì thì phải đứng lại, có ai cúng thì chỉ lại người sau cho để bát trước.

22)  Ngày nào ai đi bát đường nào phải sắp đặt trước tại chùa chớ đừng ra đường lộn xộn.

23)  Khi đi khất thực ngoài món ăn ra không nhận món chi ai gởi hết hãy bảo người đem lại các chùa kia.

Ai gởi cúng Phật thì không được nhận hãy nói “ Tăng chỉ là người tu đi xin ăn mà thôi”.

24)  Ăn rồi đồ nếu còn dư phải cho hết không được để dành.

25)  Đồ khất thực trước phải độ trước. Đồ cúng dường sau phải độ sau.

26)  Khi đi khất thực không được chống gậy che dù…  phải mặc áo chừa cánh tay mặc đầu trần chân không, phải mặc quấn thượng y trùm kín.  [14 -57]

Nguồn: / 0

Một số vấn đề tư tưởng vua Trần Nhân Tông (P.2)

Tôn giáo

Sự hưng thịnh của Phật giáo cho đến cuối thế kỷ thứ 14, khi nhà Trần đã suy vong, chắc chắn đã xuất phát từ hệ tư tưởng Cư trần lạc đạo vừa nói. Phật giáo không dành riêng cho một bộ phận những người tu hành, cũng chẳng phải riêng một bộ phận quý tộc...

Tìm hiểu đường lối thực hành Thiền phái Trúc Lâm

Tôn giáo

Trước nhất muốn xác định cách tu tập của dòng thiền Trúc Lâm, thì chúng ta ngược dòng lịch sử để dẫn chứng.

Một số vấn đề tư tưởng vua Trần Nhân Tông (P.1)

Tôn giáo

Vua Trần Nhân Tông đã sống cuộc đời oanh liệt và hoành tráng, có những đóng góp to lớn và thiết thực cho dân tộc và Phật giáo. Thế thì, vua đã sống và hành động theo hướng nào, dưới sự tác động của những suy nghĩ tư tưởng gì?

Phật giáo thời Lý và những ảnh hưởng trong đời sống tinh thần ở làng xã

Tôn giáo

Giáo lý Phật giáo đồng nhất bản chất của thế giới vật chất với bản thể con người, do đó, Phật giáo thời Lý có chung một phương pháp khi xem xét con người và xem xét vũ trụ: sự vận động của vũ trụ phải nằm trong trạng thái cân bằng, và vận động của tư...

Thiền Sư Pháp Loa và Pháp Chỉ thẳng

Tôn giáo

Thiền sư Pháp Loa dạy: "Mọi người nếu hướng vào Đệ nhất nghĩa mà nói thì suy nghĩ là sai, mở miệng là lầm. Vậy thì làm sao sinh Đế, làm sao sinh Quán? Nay thử căn cứ vào đầu Đệ nhị mà nói thì cũng chẳng được sao?". Nói về pháp dạy người, thật sự đối...

Những yếu điểm của tư tưởng duy thức (P.2)

Tôn giáo

Vấn đề nhân quả là vấn đề trọng yếu trong tư tưởng Phật giáo và có nhiều người đã giải thích ý nghĩa nhân quả rất tường tận, nhưng đứng về phương diện tư tưởng trong số đó có một ít người giải thích không đúng giá trị của nhân quả. Tư tưởng nhân quả...

Những yếu điểm của tư tưởng duy thức (P.1)

Tôn giáo

Duy thức học là môn học về tâm bắt đầu từ nơi thức, nguyên do tâm chính là bản thể của thức và thức thì được phát sinh từ nơi tâm thể. Tâm thể nếu như không có thì nhất định không có thức và thức thì thuộc về sự tác dụng của tâm thể nên gọi là tâm...

Cõi âm có hay không? Nhận thức của Phật giáo đối với vấn đề này

Tôn giáo

Tôi không thể tin là có một cõi sống đặc biệt dành riêng cho những người đã chết. Nghĩa là có các cõi sống khác nhau, nhưng không có một cõi nào của người đã chết cả. Không thể có cõi sống dành cho những người chết, đó là một mâu thuẫn ngay trong bản...

Giá trị của Khoa học & Quan trọng của Phật giáo (P.4)

Tôn giáo

Điều tối quan trọng, Phật giáo không vì kiến thức văn minh rực rữ của khoa học mà bắc quàng làm sang. Hiển nhiên, khoa học chưa đủ khả năng để chứng minh Phật giáo. Ngược lại, Phật giáo dư trí tuệ để giải thích khoa học bởi vì...

Những đặc điểm của văn hóa Phật giáo trong văn hóa Việt Nam

Tôn giáo

Trong cộng đồng nhân loại, bất cứ chủng tộc nào, có tinh thần độc lập, có ý chí tự cường, có lịch sử đấu tranh lâu dài thì chủng tộc đó nhất định có sáng tạo văn hóa để thích ứng với mọi hoàn cảnh địa lý, với những điều kiện thực tế để tự cường, sinh...