Danh sách bài viết

Phôi nhân tạo đầu tiên được làm từ các tế bào gốc

Cập nhật: 27/12/2017

Các nhà nghiên cứu đã báo cáo về sự phát triển của phôi chuột sử dụng hai loại tế bào gốc sớm.

Các nhà khoa học cho biết đã tạo ra một loại phôi chuột nhân tạo sử dụng hai loại tế bào gốc – các tế bào gốc phôi và các tế bào gốc nguyên bào nuôi phôi (lá nuôi phôi ngoài) – phần hình thành nên nhau thai. Kết quả được công bố trên Science vào ngày 2/3/2017.

Một tế bào gốc – mô phỏng phôi chuột tại thời điểm 96 giờ (bên trái). Phôi chuột được nuôi cấy trong ống nghiệm trong 48 giờ từ giai đoạn phôi nang (túi phôi – bên phải). Phần màu đỏ là phôi thai và phần màu xanh dương là ngoài phôi thai.

(Hình: Sarah Harrison và Gallerecher, phòng thí nghiệm Zernicka-Goetz, Đại Học Cambridge)

Tác giả chính của bài báo, Magdalena Zernicka-Goetz, nhà sinh vật học thuộc Đại học Cambridge, chia sẻ với New Scientist rằng: “Chúng rất giống với các phôi chuột tự nhiên. Chúng tôi đưa hai loại tế bào gốc lại với nhau - điều mà chưa bao giờ được thực hiện trước đây - để cho phép chúng "nói chuyện" với nhau. Sau đó, chúng tôi nhận thấy rằng các tế bào có thể tự tổ chức mà không cần sự giúp đỡ của chúng tôi".

Zernicka-Goetz và các đồng nghiệp đã đặt hỗn hợp các tế bào gốc phôi thai và lá nuôi phôi lên một khung 3D, điều này mô phỏng chất nền ngoại bào và được hỗ trợ trong quá trình phát triển của các tế bào mới mọc. Bốn ngày rưỡi sau, các nhóm tế bào trên khung 3D có cấu trúc và hình thái giống như phôi chuột tự nhiên.

Các nhà khoa học có thể sử dụng các phương pháp tương tự để phát triển và nghiên cứu các phôi người sớm. Zernicka-Goetz chia sẻ với Reuters: "Điều này sẽ cho phép chúng tôi nghiên cứu các sự kiện quan trọng trong giai đoạn then chốt của sự phát triển người mà không cần thực hiện trên phôi thai. "(Và) sự hiểu biết về sự phát triển bình thường xảy ra như thế nào sẽ cho phép hiểu thêm về việc tại sao nó thường bị lỗi."

Tất nhiên, đề xuất này đã đặt ra vô số câu hỏi về mặt đạo đức. Hiện nay, các nhà sinh học phát triển chỉ có thể sử dụng phôi người đã bỏ đi và chỉ có thể giữ chúng trong 14 ngày sau khi thụ tinh. James Adjaye, nhà nghiên cứu tế bào gốc tại Đại học Heinrich Heine, Đức, đã nói trên tờ The Telegraph: "Một cơ quan quản lý sẽ quyết định xem các phôi tế bào gốc người nào được tạo ra và trong bao lâu chúng có thể đưa vào trong đĩa petri để phát triển thêm. Tất nhiên, cũng cần phải có một cuộc đối thoại quốc tế về việc điều chỉnh các thí nghiệm như vậy."

Nguồn: / 0