Danh sách bài viết

Phòng trừ sâu bệnh tổng hợp trên cây Chè

Cập nhật: 13/10/2020

1. Nhận biết sâu bệnh hại và khái niệm về phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng

1.1. Nhận biết sâu hại cây chè

Sâu hại chè: là đối tượng gây hại chủ yếu cho cây chè, sâu hại thuộc lớp côn trùng và nhện.

1.1.1. Đặc điểm cơ bản để nhận biết sâu hại (côn trùng và nhện)

Côn trùng là động vật thuộc ngành động vật không xương sống, cơ thể phân đốt. Côn trùng trưởng thành có những đặc điểm sau:

- Cơ thể chia thành 3 phần đầu ngực và bụng

- Đầu gồm có râu đầu, mắt kép, có từ 2-3 mắt đơn và bộ phận miệng

- Ngực gồm 3 đốt mỗi đốt mang một đôi chân chia đốt, và đa số côn trùng trưởng thành có 2 đôi cánh

- Bụng gồm nhiều đốt xếp lồng vào nhau

- Côn trùng hô hấp bằng hệ thống khí quản.

- Cơ thể được bao bọc bởi 1 lớp da cứng mà thành phần chủ yếu là kitin đảm bảo là chỗ dựa cho các cơ quan bên trong của côn trùng .

- Trong quá trình sống có biến thái bên ngoài và bên trong.

- Cơ thể nhỏ bé nhưng số lượng loài lớn có thể chiếm 3/4 số loài động vật và là động vật chiếm ưu thế sinh thái trên hành tinh chúng ta.

Nhện hại chè: là động vật thuộc ngành động vật không xương sống, thuộc lớp nhện, bộ ve bét cơ thể phân đốt gồm 2 phần là thân trước và thân sau. Đầu giả, chúng chỉ có phụ miệng, não nằm phía sau đầu giả thức là trong phần thân, mắt ở trên mặt lưng hoặc mặt bên của lưng. Phía trên miệng là đôi kìm có 3 đốt, những đốt này có răng để ôm ghì vật hoặc con mồi, bên trong miệng là thực quản có tác dụng như một bơm hút thức ăn. Phần thân có chức năng của ngực bụng và một phần chức năng của dầu côn trùng. Da được bao bọc bởi lớp ki tin. Trưởng thành có 8 chân, nhện non có 4 chân hoặc 6 chân.

1.1.2. Triệu chứng gây hại do sâu

Triệu chứng gây hại do sâu là những chứng trạng biểu hiện ra ngoài khi cây chè bị sâu gây hại mà chúng ta có thể quan sát, nhận biết được.

Triệu chứng gây hại do sâu gây ra bao gồm: vết cắn khuyết, vết châm, chích, vết đục....

Nguyên nhân gây ra các triệu chứng khác nhau là do côn trùng, nhện có kiểu miệng khác nhau

1.1.3. Phân biệt các nhóm sâu hại (côn trùng, nhện)

Thông qua tranh ảnh, mẫu vật (côn trùng và nhện hại chè), học viên phân biệt các nhóm sâu hại này qua quan sát hình thái mẫu vật, tranh ảnh và thảo luận nhóm. (Trình bày trong bài thực hành ...)

1.2. Nhận biết bệnh hại

1.2.1. Bệnh hại chè là gì?

Bệnh hại chè: Hiện tượng cây sinh trưởng, phát triển không bình thường do yếu tố ngoại cảnh (thời tiết, đất đai) không thuận lợi gây ra (bệnh sinh lý) hoặc do vi sinh vật (bệnh truyền nhiễm) gây ra, kết quả dẫn đến sự phá huỷ các chức năng sinh lý, cấu tạo ngoại hình của cây, có thể làm cây chết và dẫn đến làm giảm năng suất, phẩm chất của chè.

Ví dụ: Bệnh thối búp, phồng lá chè, bệnh chấm xám chè ...

Bệnh hại chè có tác hại chủ yếu là làm giảm năng suất, phẩm chất chè

1.2.2. Nhận biết triệu chứng gây hại do bệnh gây ra

Triệu chứng chè bị hại do bệnh gây ra có khác so với sâu hại chè ở chỗ bộ

phận bị hại vẫn còn, không bị khuyết, vết bệnh có sự biến đổi màu sắc. Hình dạng vết bệnh có sự khác nhau tùy từng loại bệnh.

Thông qua 1 số mẫu bệnh, học viên quan sát, mô tả triệu chứng của một số mẫu bệnh

Triệu chứng cây chè bị bệnh

Triệu chứng bệnh hại chè

1.2.3. Phân biệt các nhóm bệnh hại (bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm).

Bệnh truyền nhiễm là bệnh do sinh vật (nấm, vi khuẩn, vi rút .., như bệnh chấm xám chè, bệnh phồng lá chè, bệnh thối búp chè) gây nên, bệnh có khả năng xâm nhiễm, truyền lan từ vùng này sang vùng khác từ cây này sang cây khác

Bệnh không truyền nhễm là bệnh do các yếu tố không phải sinh vật mà do yếu tố khí hậu thời tiết, dinh dưỡng, đất đai không thuận lợi gây ra, bệnh không có khả năng xâm nhiễm lây lan, ví dụ bệnh vàng lá do thiếu đạm, thiếu nước...

1.3. Khái niệm về phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây chè.

1.3.1. Khái niệm:

Phòng trừ sâu bệnh hại chè là sử dụng phối hợp các biện pháp kỹ thuật trong hệ thống phòng trừ dịch hại thích hợp, trên cơ sở sinh thái hợp lý để giữ cho mật độ sâu, bệnh hại phát triển dưới ngưỡng gây hại.kinh tế, đảm bảo an toàn cho sản phẩm chè và sức khỏe cho con người và giữ gìn môi trường sinh thái.

Tác hại của sâu bệnh hại chè.

Sâu bệnh hại chè gây ra tác hại rất lớn cho chè được thể hiện:

- Làm giảm năng suất chè:

- Làm giảm phẩm cấp chè, giá trị hàng hóa và giá trị sử dụng.

- Làm ảnh hưởng xấu đến đất trồng. Nguồn sâu bệnh được tích luỹ trong đất, hóa chất xử lý sâu bệnh có thể tích luỹ trong đất và ảnh hưởng xấu đến đất đai trồng trọt.

- Gây ô nhiễm môi trường và phá vỡ cân bằng sinh thái.

1.3.2. Hệ thống các biện pháp trong phòng trừ dịch hại chè

+ Biện pháp kỹ thuật canh tác.

+ Biện pháp sử dụng giống

+ Biện pháp cơ lý.

+ Biện pháp sinh học.

+ Biện pháp hóa học.

+ Biện pháp kiểm dịch chè

2. Nguyên tắc sử dụng thuốc BVTV.

2.1. Nguyên tắc sử dụng thuốc trên đồng ruộng.

Sử dụng thuốc BVTV phải tuân theo nguyên tắc 4 đúng.

2.1.1. Đúng thuốc:

Mỗi loại thuốc BVTV có thể tiêu diệt được một hay một số loài dịch hại. Trước khi chọn mua thuốc, cần biết loại sâu, nhện, bệnh, cỏ dại gây hại mà mình cần trừ. Không nên sử dụng cùng một loại thuốc trong suốt vụ hoặc từ năm này qua năm khác. Nên ưu tiên mua loại thuốc ít độc nhất. ưu tiên chọn mua loại thuốc có thời gian cách ly ngắn nhất. Nên ưu tiên mua những loại thuốc có tác động chọn lọc (có hiệu lực trừ sâu cao, ít gây độc hại với sinh vật có ích)

2.1.2. Đúng liều lượng, nồng độ.

Mỗi loài thuốc có hiệu quả với một loài dịch hại ở một liều lượng, nồng độ nhất định.

Dùng thuốc với liều cao hơn khuyến cáo càng làm gia tăng nguy cơ bị ngộ độc người đi phun thuốc, người sống ở gần vùng phun thu ốc và người sử dụng nông sản có phun thuốc. Ngoài ra còn có nguy cơ cây trồng bị hại do thuốc liều lượng cao gây ra. Dùng thuốc thấp hơn quy định làm cho dịch hại không chết, dịch hại có biểu hiện quen thuốc, chống thuốc..

Vậy sử dụng thuốc không đúng liều lượng, nồng độ còn làm cho dịch hại chống thuốc, quen thuốc và gây khó khăn cho việc phòng trừ.

2.1.3. Đúng lúc

Đối với dịch hại đúng lúc là phun thuốc vào thời điểm mà dịch hại trên đồng ruộng dễ bị tiêu diệt nhất. Sâu hại thường mẫn cảm nhất đối với thuốc BVTV khi chúng ở giai đoạn sâu non tuổi nhỏ. Bệnh hại nên phun thuốc lúc bệnh chớm phát. Đối với thuốc trừ cỏ thì phải tùy theo đặc điểm của từng loại thuốc và sử dụng vào lúc thuốc có tác động mạnh nhất đến cỏ dại và ít có nguy cơ gây hại cho cây.

Phun đúng lúc cũng là tránh phun thuốc khi trời sắp mưa to có thể làm rửa trôi thuốc trên mặt lá, thân cây. Phun thuốc vào lúc trời mát, không có gió to để thuốc bay vào mặt hoặc bay vào nhà ở gần nơi phun thuốc.

2.1.4. Đúng cách:

Dùng thuốc đúng cách thể hiện trước hết ở khâu pha thuốc.

Pha thuốc đúng cách làm thế nào để cho chế phẩm sử dụng được hòa thật đồng đều vào nước như vậy khi phun thuốc sẽ được trang trải thật đều trên vật phun (lá cây, mặt đất…)

Khâu tiếp theo của việc dùng thuốc đúng cách là phun rải thuốc trên đồng ruộng cho đúng cách. Phun rải thuốc đúng cách là làm sao cho thuốc BVTV tiếp xúc được với dịch hại nhiều nhất. Có những loại sâu hại chỉ tập trung phá ở gốc, có những loài chuyên sống trên lá, trên ngọn, lại có những loài chỉ sống ở mặt dưới lá. Do vậy khi phun thuốc phải hướng sao cho tia thuốc tập trung vào nơi định phun.

Dùng thuốc đúng cách còn có nghĩa là không tự ý hỗn hợp nhiều loại thuốc BVTV với nhau để phun trên đồng ruộng. Khi hỗn hợp 2 hay nhiều loại thuốc cũng có trường hợp do phản ứng với nhau mà hỗn hợp sẽ giảm hiệu lực trừ dịch hại, hoặc dễ gây cháy lá cây, hoặc dễ gây độc cho người sử dụng. Vì vậy chỉ thực hiện việc hỗn hợp nếu có hướng dẫn trên nhãn thuốc hoặc trong các tài liệu khoa học kỹ thuật hướng dẫn dùng thuốc BVTV.

2.3. Quy tắc đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc BVTV.

2.3.1. Đảm bảo thời gian cách ly từng loại thuốc.

+ Dư lượng thuốc BVTV trên nông sản

Sau khi một loại thuốc BVTV được phun rải lên cây hoặc bón vào đất thì thuốc sẽ để lại trên mặt lá, thân cây... và thông thường là cả ở bên trong các mô thực vật một lượng thuốc (hoạt chất) nhất định. Sau phun (rải) một thời gian (vài ngày, một vài tuần) lượng hoạt chất bám trên cây và tồn tại bên trong cây sẽ giảm dần do tác động của nhiều yếu tố: do thời tiết (nắng mưa), do hoạt động phân huỷ thuốc của các men thực vật, do sự tăng trưởng của cây được gọi là dư lượng thuốc trên thân lá, trái, củ của cây trồng. Càng xa ngày phun (rải) thuốc thì dư lượng của thuốc bên ngoài và bên trong cây càng giảm thấp.

+ Mức dư lượng tối đa cho phép (MRL)

Một loại thuốc BVTV chỉ gây độc cho cơ thể người và động vật máu nóng nếu loại thuốc xâm nhập vào cơ thể với một lượng thấp hơn lượng giới hạn nói trên thì chưa gây hại cho cơ thể. Loại thuốc nào có độc tính càng cao thì giới hạn đó càng thấp. Ngược lại loại thuốc nào có độc tính càng thì giới hạn đó càng cao. Những nông sản chứa dư lượng một loại thuốc BVTV vượt quá mức dư lượng tối đa cho phép thì không được sử dụng, những nông sản chứa dư lượng một loại thuốc BVTV ít hơn mức dư lượng tối đa cho phép thì được xem như vô hại đối với sức khỏe của người tiêu dùng.

+ Thời gian cách ly.

Thời gian của một loại thuốc BVTV đối với mỗi loại cây trồng có sự khác nhau, khi sử dụng thuốc phải đọc kỹ nhãn thuốc  để biết được thời gian cách ly đảm bảo an toàn cho sản phẩm, người tiêu dùng bảo vệ môi trường, hệ sinh thái.

3. Tình hình sử dụng thuốc BVTV cho chè và hướng sử dụng thuốc BVTV cho chè.

3.1. Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu trên chè.

Đối với cây chè, sâu hại chủ yếu cần phải phòng trừ hiện nay gồm bọ xít muỗi, rầy xanh, bọ cánh tơ, nhện đỏ. Việc sử dụng các loại thuốc hóa học để bảo vệ cây chè với qui mô ngày càng lớn và tốc độ ngày càng nhanh. Mức sản xuất thuốc trừ dịch hại phát triển không ngừng, đặc biệt ở các nước phát triển (không những sử dụng trong nước mà còn bán sang các nước đang phát triển). Chỉ riêng nhóm thuốc lân hữu cơ hiện nay đã có hàng trăm loại. Trên chè, trong những năm qua đã dùng chủ yếu là nhóm thuốc lân hữu cơ và Carbamat như Wofatox, Bassa, Bi 58, Monitor, Nuvacron, Dimicron, Kelthane... Từ năm 1990 trở lại đây phần lớn chuyển sang dùng nhóm thuốc Pyrethroit, kết hợp dùng Padan, Trebon...

Trong quá trình mở rộng diện tích trồng chè (có vùng đã lên tới 500- 700ha), cùng với việc thâm canh tăng năng suất, cân bằng sinh học một phần bị phá vỡ, sâu bệnh trên chè ngày càng tăng, mức độ phá hại ngày càng lớn, dẫn đến xảy ra tình trạng lạm dụng thuốc hóa học.

Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu trên chè hiện nay:

Trong điều kiện hiện nay, công tác bảo vệ thực vật đối với cây chè cần giải quyết theo hướng sau:

Không sử dụng các loại thuốc hóa học bền vững như Monitor, Wofatox, Kelthane, 666, DDT, Thiodan, Nuvacron, Dimicron, Kindane. Thay vào đó sử dụng các loại thuốc ít bền vững hơn, đảm bảo sau khi sử dụng, chúng bị phân hủy thành sản phẩm đơn giản trong thời kỳ sinh dưỡng của cây và không tồn dư trong sản phẩm chè.

Thay thế thuốc có độ độc tố cao bằng thuốc ít độc với người và động vật máu nóng. Ngoài độ độc cấp tính, cần chú ý đến tác động lâu dài ở nồng độ thấp đối với người và động vật. Đặc biệt cần chú ý mức dư lượng thuốc cho phép tối đa cho phép theo qui định của FAO trong sản phẩm chè sau khi chế biến.

Cần sử dụng một bộ thuốc mới trên chè bảo đảm chất lượng sản phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước, đặc biệt là xuất khẩu. Hiện nay nên sử dụng các loại thuốc nhóm Pyrethroit như polytrin, Karate, Sherpa. Nhóm thuốc này có hiệu lực tiêu diệt sâu hại nhanh, ít độc, thời gian phân hủy nhanh (sau phun 7 ngày, chè có thể hái được). Song cần chú ý là nhóm thuốc này nhanh gây kháng thuốc đối với rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗ i và sâu ăn lá khác, vì vậy không nên dùng quá 2 lần phun liền nhau. Mặt khác nhóm thuốc này thường hay gây bùng nổ số lượng sâu hại sau khi dùng nhi ều l ần, đặc biệt là nhện đỏ và nhện trắng trên chè. Do đó, trong 1 năm chỉ dùng vài lần khi sâu hại thành dịch nặng, sau đó chuyển sang dùng thuốc khác như Padan, Trebon, comite (nên dùng luân phiên các loại thuốc này).

Trên chè, thuốc padan được sử dụng để trừ rầy xanh, bọ cánh tơ và nhóm sâu ăn lá như sâu róm, bọ nẹt, sâu cuốn búp, sâu chùm, sâu kèn. Khi sử dụng Padan trên chè, hàm lượng nước trong búp chè giảm nên búp chè có màu xanh vàng, phù hợp với tiêu chuẩn búp chè tươi. Các nước trồng chè ở đông Nam á và châu Phi đều dùng Padan để trừ sâu trên chè như một loại thuốc chính. Padan là loại thuốc trừ sâu sinh học, ít độc đối với người và động vật máu nóng, hiệu lực trừ sâu cao ngay cả đối với những loại sâu đã kháng thuốc khác.

Nhiều năm qua các xí nghiệp chè đã áp dụng hình thức khóan đến người lao động. Việc làm đó gây ra tình trạng không quản lý được việc sử dụng các loại thuốc cấm sử dụng trên chè, làm ảnh hưởng xấu tới chất lượng chè. Chủ trương của Tổng công ty chè Việt Nam trong việc thành lập các tổ phun thuốc trừ sâu tại các xí nghiệp để khắc phục tình trạng này là hòan toàn đúng đắn.

Những qui định về thời gian cách ly khi hái chè cần phải đảm bảo chất lượng sản phẩm chè.

3.2. Tình hình sử dụng thuốc bệnh cho chè.

Nhiều công trình nghiên cứu thuốc trừ bệnh cho chè cho thấy:

Thuốc Antracol 70WP có tác dụng phòng trừ tốt các bệnh nấm hại chè như bệnh bệnh phồng lá, chấm xám, chấm nâu, đốm mắt cua, thối búp chè, bệnh tóc đen. Ngoài tác dụng phòng trừ nấm bệnh, thuốc này còn bổ sung vi lượng kẽm (Zn++) tinh khiết giúp cho cây chè sinh trưởng tốt hơn, lá chè xanh kéo dài dẫn đến cây chè cho năng su ất cao hơn. Cơ sở của vấn đề này là do cây chè nhờ được bổ sung vi lượng kẽm đã tăng cường khả năng hút đạm và lân trong đất vùng rễ chè để sinh trưởng phát triển tốt hơn.

Thuốc xử lý đất đối với bệnh chết loang dùng Mouceren + Fudazon với tỷ lệ 1:1 hoặc riêng rẽ ở liều lượng 5g/cây tưới vào đất.

Đối với bệnh sùi cành chè dùng thuốc Benlat C, Dithane phun vào cây đã dùng tại nông trường Sông Cầu có kết quả tốt.

Thuốc Bullstar cộng với thuốc Antracol ngoài tác dụng phòng trừ các loại sâu bệnh hại trên cây chè còn có tác dụng kích thích cây chè sinh trưởng và phát triển mạnh. Đặc biệt thuốc bảo vệ cành cấp 1 là cành có chức năng quan trọng nhất, quyết định số nhánh số búp và năng suất của cây chè.

3.3. Hướng sử dụng thuốc BVTV cho chè.

Những hướng cần thiết nhằm tăng hiệu quả sử dụng thuốc trừ BVTV trên chè:

- Phải hết sức tiết kiệm thuốc, chỉ sử dụng khi cần thiết. Kịp thời dập tắt dịch sâu bệnh khi chúng mới phát sinh, tránh tình trạng để phát thành dịch mới dùng thuốc, khi đó sẽ tốn nhiều thuốc và hiệu quả thấp.

- Áp dụng hệ thống phòng trừ tổng hợp trên chè (trong đó có cả biện pháp hóa học). Chú ý bảo vệ các thiên địch của rầy xanh, bọ trĩ, nhện đỏ... trên chè. Luân phiên sử dụng các loại thuốc, không nên chỉ dùng một loại thuốc cho một loài sâu từ đầu đến cuối năm. Tuyệt đối không sử dụng các thuốc đã cấm trên chè.

- Phải có những qui định cụ thể về thời gian cách ly của từng loại thuốc khi sử dụng trên chè và cần chú ý tới mức dư lượng tối đa cho phép sử dụng thuốc mà FAO đã qui định.

- Xây dựng các lực lượng chuyên trách, các đội phòng trừ sâu bệnh để hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng các loại thuốc đã cấm sử dụng.

4. Quy trình phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại chè trong sản xuất chè búp tươi an toàn.

Quy trình phòng chống dịch hại tổng hợp (IPM) là một chiến lược phòng chống sâu bệnh sâu bệnh hại chè mang tính nguyên tắc dựa trên cơ sở sinh thái học, tùy từng hòan cảnh cụ thể mà chọn lựa giải pháp tối ưu nhằm đảm bảo sự ổn định của hệ sinh thái cây chè, an toàn với môi trường và có lợi về kinh tế.

Khi thực hiện quy trình này phải giảm bớt được việc sử dụng thuốc hóa học BVTV trong sản xuất chè nhằm góp phần sản xuất các loại chè không có hoặc có dư lượng thuốc hóa học bảo về thực vật dưới ngưỡng cho phép đáp ứng yêu cầu sản xuất chè an toàn.

4.1. Nhận biết được sâu bệnh hại chính và thiên địch phổ biến trên chè.

+ Sâu hại chính trên chè bao gồm: rầy xanh hại chè, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ nâu, rệp muội đen, sâu cuốn búp, sâu róm, sâu gặm vỏ, sâu xếp lá.

+ Bệnh hại chính trên chè: bệnh thối búp, bệnh đốm nâu, bệnh phồng lá, bệnh sùi cành chè, bệnh chấm xám.

4.2. Quy trình phòng trừ tổng hợp dịch hại hại chè.

4.2.1. Các biện pháp kỹ thuật canh tác

- Làm đất trồng mới.

- Chọn giống kháng sâu bệnh.

- Chăm sóc (bón phân, tưới nước, tủ gốc, cây che bóng, đốn) - Thu hái.

4.2.2. Biện pháp sinh học:

+ Bảo vệ và phát triển quần thể thiên địch tự nhiên sẵn có trên nương chè bằng cách:

- Để cho các loài thiên địch tồn tại ở mật độ thấp dưới ngưỡng gây hại kinh tế, không gây ảnh hưởng đến năng suất chè.

- Áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho cây chè sinh trưởng, phát triển, làm tăng khả năng chống chịu sâu bệnh của cây chè, tạo điều kiện thuận lợi cho thiên địch đến cư trú, góp phần giảm nhu cầu phải dùng thuốc hóa học.

- Đảm bảo tính đa dạng sinh quần trong hệ sinh thái cây chè, cây che bóng, cây trồng xen tạo điều kiện cho thành phần loài thiên địch phong phú. Duy trì các loài cây hoa có mật (đặc biệt cây hoa cứt lợn) xung quanh nương chè để hấp dẫn thiên địch đến cư trú và phát triển.

- Không sử dụng thuốc hóa học bừa bãi, chỉ sử dụng thuốc hóa học khi cần thiết, dùng thuốc đặc hiệu hoặc có phổ tác động hẹp, ít độc với thiên địch mà có hiệu quả cao với sâu hại, chỉ phun vào nơi có mật độ sâu, mức độ bệnh cao hơn ngưỡng gây hại kinh tế.

+ Tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học và thảo mộc

Sử dụng chế phẩm Bt để trừ sâu miệng nhai (sâu cuốn lá, sâu chùm, bọ nẹt), chế phẩm từ nấm Beauverin để trừ rầy xanh, bọ xít muỗi, Bi tadin để trừ nhện đỏ nâu, rầy xanh.

Sử dụng chế phẩm từ thảo mộc và có nguồn gốc sinh học như: Sukopi, SH01, Xanh green, Sông lam 333, Rotox, Deriss... để trừ sâu hại chính trên cây chè.

Sử dụng chế phẩm sinh học từ nấm đối kháng Trichoderma ssp trừ vi sinh vật trong dất gây bệnh cho cây chè.

Thu những cá thể sâu hại chè bị chết nghiền nát hòa với nước lã và phun lên những nơi có các loài sâu hại đó nhằm tăng thêm nguồn gây bệnh của sâu hại.

Nghiên cứu và nuôi một số loài bắt mồi, ăn thịt (bọ rùa, nhện nhỏ....) và thả vào hệ sinh tái cây chè để trừ rầy xanh, bọ xít muỗi.

4.2.3. Biện pháp cơ lý

Thu bắt sâu chùm, sâu non tuổi 1-2 của sâu róm, bọ xít non của bọ xít hoa

khi chúng còn sống tập trung, nhổ cỏ bằng tay ở gốc chè 1 năm tuổi.

Hái bỏ những lá chè, búp chè bị sâu cuốn lá, cuốn tổ, sâu xếp lá, sâu kèn Cắt tỉa cành chè bị sâu đục thân mình đỏ, rệp sáp, bệnh loét, sùi cành. Đào bỏ cây chè bị bệnh chết loang. Phát cỏ dại trên nương chè.

Đặt bẫy dự báo sự xuất hiện của sâu hại và để thu diệt chúng. Dùng bẫy đèn thu bắt các loài rầy, trưởng thành một số loài cánh vảy hại che, bẫy hố để bắt các loài côn trùng hoạt động ban đêm khi bò lên mặt đất, bẫy dính màu vàng để bẫy trưởng thành rệp muội, bọ phấn, bọ cánh tơ.

4.2.4. Biện pháp hóa học

Sử dụng thuốc hóa học phải tuân theo nguyên tắc 4 đúng và quy tắc đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc (đã được trình bày ở phần trên).

4.2.5. Thăm đồng thường xuyên

Hàng tuần phải thăm nương chè, quan sát kỹ, ghi nhận các thông tin về hiện trạng và xu thế phát triển của sâu bệnh, cỏ dại hại chè, của thiên địch, tình hình sinh trưởng, phát triển của cây chè, những biểu hiện cần bón phân hay tưới nước ... và tình hình thời tiết. Dựa vào các thông tin này tiến hành phân tích sinh thái để có quyết định đúng đắn chọn biện pháp tác động hợp lý để khống chế dịch hại dưới ngưỡng gây hại kinh tế

Nguồn: / 0

Đại dương hấp thụ 50% CO2 phát thải

Khoa học sự sống

Khoảng 50% tổng lượng khí CO2 do con người thải ra kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đã hoà tan vào các đại dương của thế giới, ảnh hưởng xấu tới các sinh vật biển.

Mặt biển dâng cao

Khoa học sự sống

Các khoa học gia nói rằng các số liệu đo đạc do vệ tinh và máy bay cung cấp cho thấy rằng mặt biển đã lên cao trong 10 năm qua với tốc độ nhanh nhất trong vòng nửa thế kỷ nay. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân của hiện tượng này là việc cá

Hé lộ bí ẩn của loài cá lớn nhất thế giới

Khoa học sự sống

Các thẻ điện tử công nghệ cao gắn trên lưng cá mập voi - loài cá lớn nhất thế giới - đã tiết lộ hành trình và địa điểm kiếm ăn của chúng.

Chụp được hình ảnh con mực khổng lồ

Khoa học sự sống

Các nhà khoa học Nhật Bản đã thu được những bức ảnh đầu tiên của một trong các sinh vật bí ẩn nhất dưới đại dương sâu thẳm - con mực khổng lồ. Cho đến nay, thông tin duy nhất về hành vi của các sinh vật này - có chiều dài tới 18 mét - đều d

Nghiên cứu về sinh vật từng sống sâu dưới đại dương

Khoa học sự sống

Những sinh vật kỳ lạ sống tại môi trường sâu dưới biển đang được các nhà khoa học nghiên cứu, có thể cho biết về lịch sử tiến hoá khác với sự sống trên trái đất và mang lại dấu hiệu về khả năng tồn tại sự sống trên các hà

Phát hiện những sinh vật biển lạ

Khoa học sự sống

Nhóm các nhà khoa học Mỹ chuyên nghiên cứu những vùng biển sâu đã phát hiện tại vùng vịnh Mexico một số loài sinh vật biển, mà theo họ trước nay chưa hề được nhìn thấy. Nhờ trợ giúp của những camera chuyên dụng, c

San hô Việt Nam có thể so sánh với san hô thế giới

Khoa học sự sống

Với số lượng khoảng 400 loài san hô khác nhau thuộc 80 giống loài, 17 họ khác nhau, khu hệ san hô biển Việt Nam có thể so sánh với những vùng san hô đa dạng nhất trên thế giới.

Dự báo tình trạng các đại dương

Khoa học sự sống

Cung cấp cho toàn cầu những bản tin dự báo về tình trạng của các đại dương trong vòng 15 ngày, tương tự như đối với khí quyển: đó là tham vọng của dự án Mercator. Dự án Mercator đã được thành lập cách đây 10 năm bởi một nhóm nhà đại dươ

Phát hiện loài sâu biển mới

Khoa học sự sống

Một nhóm nhà khoa học Anh và Thụy Điển vừa phát hiện được một loài sâu biển mới trên xác một con cá voi tại Biển Bắc, trên lãnh hải của Thụy Điển.

Tìm hiểu về Hoa huệ biển

Khoa học sự sống

Hoa huệ biển (Endoxocrinus parrae) mang tên này do giống hệt một loài hoa bám dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Mỹ, đây là một loài động vật da gai tương tự như loài nhím biển, có khả năng chạy trốn trướ