Danh sách bài viết

Quy trình kỹ thuật bón phân cho cây Quất (Tắc) cảnh

Cập nhật: 13/10/2020

1. Bón phân cho cây quất (tắc) cảnh giai đoạn kiến thiết cơ bản

- Đối với cây quất (tắc) cảnh: giai đoạn kiến thiết cơ bản của cây được tính từ khi bắt đầu trồng cây giống ra ruộng sản xuất đến khi cây bắt đầu cho thu hoạch. Giai đoạn kiến thiết cơ bản khoảng 1 - 1,5 năm.

1.1. Bón phân cho cây quất (tắc) giai đoạn sau khi trồng

- Sau khi trồng được 2 tháng, chúng ta tiến hành bón phân cho cây quất, giai đoạn này cây quất (tắc) bắt đầu ra rễ mới vì vậy cần phải bổ sung dinh dưỡng cung cấp cho cây phát triển bộ rễ và lá cây tạo tiền đề cho quá trình phát triển về sau.

Lượng bón: Bón thúc dùng phân NPK (16 - 16 - 8), trung bình 5 -10g/gốc/lần, mỗi lần bón cách nhau 30 ngày. Bón đến tháng thứ 9 sau trồng.

Cách bón: Hòa nước tưới vào gốc cây, tưới cách gốc khoảng từ 15 - 20 cm. Có thể rạch rãnh để bón, rạch rãnh vòng quanh tán cây, rạch sâu 5 cm, rộng 10 cm rải đều phân xuống rãnh sau đó lấp đất lên trên và tưới nước giữ ẩm cho cây.

Ngoài ra có thể dùng phân bón qua lá phun bổ sung trong trường hợp cây sinh trưởng phát triển kém. Các loại phân qua lá có thể bón bổ sung gồm: Phân bón qua lá tổng hợp Sông Giang, Đầu Trâu 502.

Phân bón qua lá tổng hợp Sông Gianh và Đầu Trâu 502

Phân bón qua lá tổng hợp Sông Gianh và Đầu Trâu 502

* Cắt tỉa tạo tán thường xuyên để cây có bộ tán lá phân bố đều xung quanh, hoặc có thể tạo hình làm cây nguyên liệu cho quá trình làm cây dáng, thế sau này.

Vườn quất (tắc) cảnh 9 tháng sau trồng

Vườn quất (tắc) cảnh 9 tháng sau trồng

1.2 Bón phân cho cây quất (tắc) giai đoạn phát triển thân lá

- Sau 9 tháng trồng, vườn quất (tắc) cảnh đã đi vào một quá trình phát triển ổn định về cành, tán chuẩn bị bước sang một giai đoạn mới là giai đoạn ra hoa, tạo quả. Vì vậy, người trồng quất cảnh phải bổ sung dinh dưỡng cho cây để cây phát triển tốt tạo tiền đề cho giai đoạn sau.

- Lượng bón cho cây quất cảnh giai đoạn này: dùng phân NPK - S (10.10.5-9) + phân kali 30 K2O. Bón: 100 g NPK + 10g Kali/gốc/lần. Khoảng 30 - 40 ngày bón một lần.

Bón cách gốc từ 30 - 50cm, sau đó phủ một lớp mỏng đất bột, rơm rác hoặc lá cây mục lên trên. Tránh phủ đất quá dày, sát gốc sẽ gây bệnh thối gốc quất.

Đào vòng quanh tán để bón phân

Đào vòng quanh tán để bón phân

Phân bón NPK-S và Kali

Phân bón NPK-S và Kali

- Cây quất không sử dụng nhiều các nguyên tố vi lượng trong suốt quá trình sinh trưởng. Nhưng rất cần thiết trong giai đoạn nuôi quả (trái) ở giai đoạn sau vì vậy cần phải sử dụng thêm các dòng phân phun qua lá để bổ sung thêm cho cây. Các sản phẩm chuyên dùng như VITAPLANT 999, NÔNG PHÚ 666, AMINE, CALCIUM BORON….sử dụng theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì sản phẩm.

2. Bón phân cho cây quất (tắc) giai đoạn ra hoa, tạo quả

2.1 Lựa chọn, tính toán lượng phân bón

- Lượng phân bón cho cây quất (tắc) cảnh giai đoạn ra hoa, tạo quả như sau:

Bảng lượng phân bón cho cây quất cảnh giai đoạn ra hoa, tạo quả (tính cho 1000m2)

TT

Loại phân

Số lượng

Ghi chú

1

Phân NPK 18-12-14

100 kg

 

2

Phân bón qua lá Atonik 1,8 DD

9 gói

 

3

Chất điều tiết quá trình ra hoa Sao vàng 2 - Siêu ra hoa đậu trái cây có múi

2 lọ

 

4

Chất điều tiết khả năng đậu quả

Sao vàng 15 - Siêu lớn trái cây có múi

2 lọ

 

2.2 Đặc tính của các loại phân bón

* Phân bón NPK 18-12-14

Đặc tính kỹ thuật:  NPK: 18-12-14 và các nguyên tố trung vi lượng thiết yếu. Phân bón chuyên dùng cho cây ăn trái.

Tăng năng suất, phẩm chất trái, trái to, ngọt , thơm ngon, vỏ sáng bóng, chắc thịt, nặng cân, bảo quản lâu.

Tăng khả năng đề kháng, cây ít sâu bệnh.

Phân bón NPK 18-12-14

Phân bón NPK 18-12-14

* Phân bón Atonik

Atonik là thuốc kích thích sinh trưởng cây trồng thế hệ mới. Cũng như các loại vitamin, Atonik làm tăng khả năng sinh trưởng đồng thời giúp cây trồng tránh khỏi những ảnh hưởng xấu do những điều kiện sinh trưởng không thuận lợi gây ra.

Atonik có tác dụng làm tăng khả năng ra rễ, nẩy mầm, tăng khả năng ra chồi mới sau khi thu hoạch. Ngoài ra Atonik cũng làm tăng khả năng sinh trưởng, ra hoa đậu quả của các loại cây trồng. Đặc biệt là làm tăng năng suất và chất lượng nông sản.

Atonik có hiệu lực đối với hầu hết các loại cây trồng và rất dễ dàng áp dụng vào tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây.

Đặc biệt trên cây có múi Atonik giúp gia tăng số chồi, kích thích hoa.

Phân bón Atonik

Phân bón Atonik

* Chất kích thích ra hoa Sao vàng 2

Cung cấp cho cây chất kích thích đặc biệt (NAA, GA3) và lân giúp phân hóa mầm hoa, ra hoa hữu hiệu nhiều, đồng loạt, liên tục, tăng tỷ lệ đậu trái cho cây có múi.

Cho cuống hoa mập, khỏe, tược hoa vươn dài, dễ thụ phấn, tỷ lệ đậu trái cao, cây sai quả, cây nhiều bông hữu hiệu.

Giúp cây phòng khô đen bông, giúp dể thụ phấn khi thời tiết khắc nghiệt, tăng khả năng chống chịu sương muối, mưa, hạn kéo dài…

Cách sử dụng:

Giai đoạn phun

Bình 16 lít

Trước khi nhú bông

20-30ml

Tượng trái non

20-30ml

Trái bằng đầu ngón tay út

20ml

Thời tiết khắc nghiệt kéo dài

20-30ml

Chất kích thích ra hoa Sao vàng 2

Chất kích thích ra hoa Sao vàng 2

* Chất kích thích đậu quả (trái) Sao vàng 15

Thành phần:

N: 3%, P2O5: 2%, K2O: 18%.

Nitrophenol: 0,1%, α-NAA: 0,1%.

Vi lượng: Bo: 80, Mo: 5, Mn: 600, Cu: 200, Zn: 200, Fe: 600(ppm).

Công dụng:

Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng giúp cây nuôi trái, làm lớn trái nhanh.

Giúp hạn chế rụng trái non, trái mau to, mẫu mã đẹp, sáng bóng và mọng nước.

Chống nứt trái, da sần sùi( cám), ghẻ trái.

Giúp tăng năng suất, phẩm chất và bảo quản được lâu.

Cách sử dụng:

Giai đoạn phun

Liều lượng

Trái bằng ngón tay út

25-40ml/ 16 lít

Trái đang lớn

35-50ml/ 16 lít

Trái trưởng thành

40-60ml/ 16 lít

Chất kích thích ra hoa Sao vàng 2

Chất kích thích đậu quả (trái) Sao vàng 15

2.3 Phương pháp bón phân cho quất (tắc) giai đoạn ra hoa, tạo quả

+ Lần 1 vào tháng 3 (âm lịch), ở giai đoạn này cây đang trong quá trình phát triển thân lá vì thế cần phải bổ sung dinh dưỡng cho cây phát triển có bộ khung tán khỏe.

Lượng bón: Bón 50% NPK + Phun 1 lần phân Atonik

+ Lần 2: vào tháng 6 (âm lịch), khi cây bắt đầu chuẩn bị bước vào giai đoạn phân hóa mầm hoa. Ở giai đoạn này cây vẫn đang phát triển thân lá đến tháng 8 (âm lịch) cây bắt đầu ra nụ.

Lượng bón: Bón 50% NPK + Phun 1 lần phân Atonik

+ Lần 3: Vào đầu tháng 8 (âm lịch), tiến hành phun chất điều tiết ra hoa Sao vàng 2. Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày. Mục đích lần phun này làm cho cuống và đế hoa phát triển to ra, giảm khả năng rụng hoa, tăng khả năng đậu quả.

+ Lần 4: Vào cuối tháng 8 (âm lịch) đầu tháng 9 (âm lịch) tiến hành phun chất điều tiết ra hoa Sao vàng 15. Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày. Để cho quả sinh trưởng và phát triển, không sảy ra hiện tượng rụng quả nhiều.

Nguồn: / 0

Đại dương hấp thụ 50% CO2 phát thải

Khoa học sự sống

Khoảng 50% tổng lượng khí CO2 do con người thải ra kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đã hoà tan vào các đại dương của thế giới, ảnh hưởng xấu tới các sinh vật biển.

Mặt biển dâng cao

Khoa học sự sống

Các khoa học gia nói rằng các số liệu đo đạc do vệ tinh và máy bay cung cấp cho thấy rằng mặt biển đã lên cao trong 10 năm qua với tốc độ nhanh nhất trong vòng nửa thế kỷ nay. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân của hiện tượng này là việc cá

Hé lộ bí ẩn của loài cá lớn nhất thế giới

Khoa học sự sống

Các thẻ điện tử công nghệ cao gắn trên lưng cá mập voi - loài cá lớn nhất thế giới - đã tiết lộ hành trình và địa điểm kiếm ăn của chúng.

Chụp được hình ảnh con mực khổng lồ

Khoa học sự sống

Các nhà khoa học Nhật Bản đã thu được những bức ảnh đầu tiên của một trong các sinh vật bí ẩn nhất dưới đại dương sâu thẳm - con mực khổng lồ. Cho đến nay, thông tin duy nhất về hành vi của các sinh vật này - có chiều dài tới 18 mét - đều d

Nghiên cứu về sinh vật từng sống sâu dưới đại dương

Khoa học sự sống

Những sinh vật kỳ lạ sống tại môi trường sâu dưới biển đang được các nhà khoa học nghiên cứu, có thể cho biết về lịch sử tiến hoá khác với sự sống trên trái đất và mang lại dấu hiệu về khả năng tồn tại sự sống trên các hà

Phát hiện những sinh vật biển lạ

Khoa học sự sống

Nhóm các nhà khoa học Mỹ chuyên nghiên cứu những vùng biển sâu đã phát hiện tại vùng vịnh Mexico một số loài sinh vật biển, mà theo họ trước nay chưa hề được nhìn thấy. Nhờ trợ giúp của những camera chuyên dụng, c

San hô Việt Nam có thể so sánh với san hô thế giới

Khoa học sự sống

Với số lượng khoảng 400 loài san hô khác nhau thuộc 80 giống loài, 17 họ khác nhau, khu hệ san hô biển Việt Nam có thể so sánh với những vùng san hô đa dạng nhất trên thế giới.

Dự báo tình trạng các đại dương

Khoa học sự sống

Cung cấp cho toàn cầu những bản tin dự báo về tình trạng của các đại dương trong vòng 15 ngày, tương tự như đối với khí quyển: đó là tham vọng của dự án Mercator. Dự án Mercator đã được thành lập cách đây 10 năm bởi một nhóm nhà đại dươ

Phát hiện loài sâu biển mới

Khoa học sự sống

Một nhóm nhà khoa học Anh và Thụy Điển vừa phát hiện được một loài sâu biển mới trên xác một con cá voi tại Biển Bắc, trên lãnh hải của Thụy Điển.

Tìm hiểu về Hoa huệ biển

Khoa học sự sống

Hoa huệ biển (Endoxocrinus parrae) mang tên này do giống hệt một loài hoa bám dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Mỹ, đây là một loài động vật da gai tương tự như loài nhím biển, có khả năng chạy trốn trướ