Danh sách bài viết

Quy trình kỹ thuật bón phân cho cây Đào cảnh

Cập nhật: 13/10/2020

Cây Đào cảnh có thể trồng ngoài vườn, với diện tích nhỏ có thể trồng trong chậu, tuy nhiên kích thước chậu cần lớn hơn tán cây. Cây đào là cây không chịu úng nên cần chọn đất cao ráo, thoát nước tốt, đất tơi xốp, quang đãng. Đào là cây chịu hạn tốt. Cây đào có yêu cầu cao về chất dinh dưỡng.

1. Trồng đào từ cây con ra vườn

1.1 Chăm sóc và bón phân giai đoạn từ vườn ươm ra trồng trong bầu:

+ Khi cây đào con ra lá non, chúng ta tiến hành nhổ cấy ngay vào bầu nilon kích thước 5 x 10cm chứa giá thể.

Giá thể bao gồm: Bùn ao đã phơi ải 70% + 30% là mùn hữu cơ mục + 100 kg phân bón phân hữu cơ vi sinh.

+ Khi cây cao 15 - 20cm, có 5 - 6 lá thật (khoảng 30 - 40 ngày sau) chuyển sang bầu to có kích thước 15 x 30cm chứa giá thể.

Giá thể bao gồm: Bùn ao đã phơi ải 70% + 30% là mùn hữu cơ mục + 100 kg phân bón phân hữu cơ vi sinh, có đục lỗ thoát nước ở đáy.

1.2 Chăm sóc và bón phân giai đoạn ngoài ruộng nhân giống:

+ Khi cây con cao 70 - 80cm, đường kính thân 1 - 2cm (khoảng 5 - 6 tháng sau) thì ghép mắt hay ghép nêm đoạn cành dược. Trước khi trồng bón lót 0,2 kg phân bón hữu cơ vi sinh/1 gốc.

Trong quá trình cây đào sinh trưởng nên phun các loại phân bón lá gốc hữu cơ (Ka-Humate, Amino Axit…) 10 - 15 ngày/lần (tùy tình hình sinh trưởng của cây).

+ Khi cành ghép mọc cao 50 - 60cm, trồng ra ruộng sản xuất.

1.3 Chăm sóc và bón phân giai đoạn chuyển đào ra ruộng sản xuất:

* Bón lót: Bón trước khi trồng 2 - 3kg phân chuồng hoai mục (nếu có) + 0,5 - 1,5kg phân bón hữu cơ vi sinh/gốc, lấp 1 lớp đất trước khi tiến hành trồng. Nếu không có phân chuồng hoai mục chúng ta có thể tăng lượng phân hữu cơ vi sinh từ 1,5 - 2,0kg/gốc.

* Bón thúc: Bón thúc vào các tháng 2-3-4-5-6-7-8-9, khoảng 20 ngày/lần kết hợp với tưới đủ ẩm. Bón thúc bằng các loại phân NPK 20-20-15+TE, NPK 16.16.8+TE…,

- Cách bón: Chúng ta có thể hòa phân để tưới (với tỷ lệ 15 - 25 gam phân NPK /10 lít) hoặc bón gốc (với tỷ lệ 50 - 100 gam NPK/gốc), bón cách gốc từ 20 - 50cm, sau đó phủ một lớp mỏng đất bột, rơm rác hoặc lá cây mục lên trên. Tránh phủ đất quá dày, sát gốc sẽ gây bệnh thối gốc đào và phát sinh bệnh xì mủ đào.

- Song song với quá trình bón phân, người trồng đào phải thường xuyên xới đất, làm cỏ để tránh sâu bệnh và phun phân bón lá nhằm giúp cây để cây phát nhiều cành, tán sum xuê. Từ trung tuần tháng 10 đến tháng 11 âm lịch, tùy theo năm nhuận hay thường và tình hình sinh trưởng của cây để quyết định ngừng bón phân gốc, chỉ phun phân bón lá nhằm hạn chế tăng trưởng thân lá, thúc đẩy phân hóa mầm hoa.

1.4 Chăm sóc và bón phân giai đoạn đào ra hoa

Muốn cho cây đào ra đúng dịp Tết nguyên đán, chúng ta cần thực hiện tốt việc bón phân đúng quy trình từ đầu năm đến tháng 10 âm lịch, giai đoạn đầu cung cấp cân đối đạm, lân và kali cho cây phát triển toàn diện, gần thời điểm cuối năm chúng ta bổ sung thêm loại phân có hàm lượng lân cao để thuận lợi cho quá trình cây phân hóa mầm hoa.

Bón phân đầy đủ cân đối cho đào thì đào nhiều hoa, bón ít và không cân đối thì cây chóng già cỗi, hiệu quả kinh tế thấp.

+ Bón vào đầu năm: Bột đậu tương ngâm hoặc phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh.

+ Bón vào các tháng 2-3-4-5: Bón 50 - 100gam/cây loại phân NPK 20.20.15

+ Bón vào các tháng 6-7-8-9: Bón 50 - 100gam/cây loại phân NPK 5.10.3 hoặc 20 - 30gam/cây phân DAP 18-46

Cách bón: Hòa loãng phân ra tưới hoặc bón quanh gốc, cách gốc 20 - 50cm, định kỳ 15 - 20 ngày/lần kết hợp làm cỏ, xới đất. Có thể phun thêm các loại phân bón lá khi cây đào phát triển chậm.

2. Trồng đào từ chậu ra ngoài vườn, đào trồng lại sau tết nguyên đán

* Bón lót: Bón trước khi trồng 2 - 3kg phân chuồng hoai mục + 1 - 2kg (tùy theo gốc lớn hay nhỏ) phân bón hữu cơ vi sinh/gốc, lấp 1 lớp đất trước khi tiến hành trồng. Nếu không có phân chuồng hoai mục chúng ta có thể tăng lượng phân hữu cơ vi sinh.

* Bón thúc: Tương tự như giai đoạn trồng đào sản xuất, chúng ta bón thúc vào các tháng 2-3-4-5-6-7-8-9, khoảng 20 ngày/lần bằng các loại phân NPK 20.20.15, NPK 16.16.8…

Từ trung tuần tháng 10 đến tháng 11 âm lịch (tùy theo năm nhuận hay thường và tình hình sinh trưởng của cây) ngừng bón phân gốc, chỉ phun phân bón lá.

Đào trồng lại, đào trồng từ chậu ra vườn được chăm bón và xới gốc cẩn thận

Đào trồng lại, đào trồng từ chậu ra vườn được chăm bón và xới gốc cẩn thận

3. Đào trồng trong chậu

Với đào trồng trong chậu thì hàng năm nên thay đất kết hợp với bỏ bớt rễ. Sử dụng đất phù sa hay đất ven sông Hồng (70-75%) trộn thêm mùn mục (25 - 30%).

* Bón lót 0,4 - 0,5 kg hữu cơ vi sinh + 0,1kg phân supe lân.

* Tưới thúc: bằng các loại phân NPK 20.20.15; NPK 16.16.8… với lượng  20g phân bón/10 lít nước, 1 tháng tưới 1 lần. Từ trung tuần tháng 10 đến tháng 11 âm lịch ngừng bón phân gốc (tùy theo năm nhuận hay thường và tình hình sinh trưởng của cây).

- Phun các loại phân bón lá gốc hữu cơ, khoảng cách 10 - 15 ngày/lần xen kẽ với tưới phân bón thúc.

- Riêng đào thế, trồng cây vào chậu ngay từ trước khi tuốt lá 1 - 2 tháng. Trong thời gian trước khi tuốt lá phun các loại phân bón lá gốc hữu cơ để dưỡng cây.

Lưu ý: Bón lót cho cây đào nên bón bằng phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ hoặc hữu cơ vi sinh, hạn chế bón các loại phân NPK vì dễ làm cho đào sót rễ, đặc biệt trên các vùng đất đồi có cấu trúc đất khó tiêu nước.

Nguồn: / 0

Đại dương hấp thụ 50% CO2 phát thải

Khoa học sự sống

Khoảng 50% tổng lượng khí CO2 do con người thải ra kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đã hoà tan vào các đại dương của thế giới, ảnh hưởng xấu tới các sinh vật biển.

Mặt biển dâng cao

Khoa học sự sống

Các khoa học gia nói rằng các số liệu đo đạc do vệ tinh và máy bay cung cấp cho thấy rằng mặt biển đã lên cao trong 10 năm qua với tốc độ nhanh nhất trong vòng nửa thế kỷ nay. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân của hiện tượng này là việc cá

Hé lộ bí ẩn của loài cá lớn nhất thế giới

Khoa học sự sống

Các thẻ điện tử công nghệ cao gắn trên lưng cá mập voi - loài cá lớn nhất thế giới - đã tiết lộ hành trình và địa điểm kiếm ăn của chúng.

Chụp được hình ảnh con mực khổng lồ

Khoa học sự sống

Các nhà khoa học Nhật Bản đã thu được những bức ảnh đầu tiên của một trong các sinh vật bí ẩn nhất dưới đại dương sâu thẳm - con mực khổng lồ. Cho đến nay, thông tin duy nhất về hành vi của các sinh vật này - có chiều dài tới 18 mét - đều d

Nghiên cứu về sinh vật từng sống sâu dưới đại dương

Khoa học sự sống

Những sinh vật kỳ lạ sống tại môi trường sâu dưới biển đang được các nhà khoa học nghiên cứu, có thể cho biết về lịch sử tiến hoá khác với sự sống trên trái đất và mang lại dấu hiệu về khả năng tồn tại sự sống trên các hà

Phát hiện những sinh vật biển lạ

Khoa học sự sống

Nhóm các nhà khoa học Mỹ chuyên nghiên cứu những vùng biển sâu đã phát hiện tại vùng vịnh Mexico một số loài sinh vật biển, mà theo họ trước nay chưa hề được nhìn thấy. Nhờ trợ giúp của những camera chuyên dụng, c

San hô Việt Nam có thể so sánh với san hô thế giới

Khoa học sự sống

Với số lượng khoảng 400 loài san hô khác nhau thuộc 80 giống loài, 17 họ khác nhau, khu hệ san hô biển Việt Nam có thể so sánh với những vùng san hô đa dạng nhất trên thế giới.

Dự báo tình trạng các đại dương

Khoa học sự sống

Cung cấp cho toàn cầu những bản tin dự báo về tình trạng của các đại dương trong vòng 15 ngày, tương tự như đối với khí quyển: đó là tham vọng của dự án Mercator. Dự án Mercator đã được thành lập cách đây 10 năm bởi một nhóm nhà đại dươ

Phát hiện loài sâu biển mới

Khoa học sự sống

Một nhóm nhà khoa học Anh và Thụy Điển vừa phát hiện được một loài sâu biển mới trên xác một con cá voi tại Biển Bắc, trên lãnh hải của Thụy Điển.

Tìm hiểu về Hoa huệ biển

Khoa học sự sống

Hoa huệ biển (Endoxocrinus parrae) mang tên này do giống hệt một loài hoa bám dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Mỹ, đây là một loài động vật da gai tương tự như loài nhím biển, có khả năng chạy trốn trướ