Danh sách bài viết

Sơ lược lịch sử hình thành và tình hình hoạt động của Hội thánh Cao Đài Chơn Lý

Cập nhật: 27/12/2017

Ông Nguyễn Văn Ca (1876-1956) người sáng lập Cao Đài Chơn Lý

Đạo Cao Đài là một tôn giáo bản địa Việt Nam, có tên đầy đủ là “Đại đạo Tam kỳ Phổ độ”. Đạo Cao Đài ra đời vào năm 1926 trong bối cảnh cách mạng nước ta đang bị khủng hoảng về đường lối và lực lượng lãnh đạo, còn chính sách cai trị thực dân Pháp đang đẩy nông dân Nam Bộ vào con đường cùng không lối thoát, trong khi các tư tưởng, tôn giáo khác dần suy vi, bị mất uy tín.

Đạo Cao Đài lúc mới thành lập là một tôn giáo thống nhất, có Tòa thánh đặt tại tỉnh Tây Ninh và hệ thống tổ chức từ trung ương đến địa phương. Tuy nhiên về sau,trong nội bộ đạo Cao Đài xuất hiện sự chia rẽ dẫn đến việc thành lập thêm nhiều chi phái mới, trong đó có phái Cao Đài Minh Chơn Lý mà ngày nay là Hội thánh Cao Đài Chơn Lý.

1. Sơ lược lịch sử hình thành của Hội thánh Cao Đài Chơn Lý

Cao Đài Chơn Lý (còn có tên là Hội thánh Chơn Lý Định Tường hay Cao Đài Minh Chơn Lý) là một chi phái tách ra khỏi Tòa thánh Cao Đài Tây Ninh sớm nhất. Người sáng lập nên Cao Đài Chơn Lý là ông Nguyễn Văn Ca.

Ông Nguyễn Văn Ca thường gọi là đốc phủ Ca, sinh năm 1876 tại Mỹ Tho. Ông tham gia Cao Đài vào năm 1928 theo sự vận động của ông Lê Văn Trung và được phong phẩm Phối sư phái Thượng. Sau khi về hưu, ông Nguyễn Văn Ca đến hành đạo tại Tòa thánh Tây Ninh, được giao làm thủ quỹ lo hậu cần của Tòa thánh. Ông Nguyễn Văn Ca lo việc điều hành và chi tiêu cho một số chức sắc đứng đầu, nhất là ông Lê Văn Trung. Ông là người có lối sống nghiêm túc, nhiệt tình và phân minh. Năm 1930, ông cùng một số chức sắc Thập Nhị Thời Quân của Hiệp Thiên Đài gửi Mười điều tà chánh khuyên can Đầu sư Lê Văn Trung. Ông Lê Văn Trung với tư cách Chánh tòa Tòa Tam giáo đã kỷ luật ông Nguyễn Văn Ca và một số chức sắc. Trước cách xử sự của Tòa thánh Tây Ninh, ông Nguyễn Văn Ca cùng một số chức sắc đã rời Tây Ninh về thánh thất Mỹ Tho hành đạo với ý định “làm sáng tỏ sự thật” ở Tòa thánh Tây Ninh, mở màn cho sự chia rẽ trong nội bộ đạo Cao Đài.

Ban đầu ông Nguyễn Văn Ca không có ý định ly khai Tòa thánh Tây Ninh. Nhưng liên tiếp trong hai năm 1931, 1932, Tòa Tam giáo dưới quyền Chánh tòa của ông Lê Văn Trung đã ngưng phẩm chức sắc Phối sư của ông Nguyễn Văn Ca, ban đầu là 01 năm, sau nâng lên 03 năm nên ông Ca đã dứt khoát ly khai khỏi Tòa thánh. Khi về Mỹ Tho, ông cùng một số chức sắc của thánh thất Mỹ Tho như các ông Nguyễn Văn Kiển, Trương Văn Minh, Nguyễn Phối Lai và những chức sắc ở thánh thất Cầu Kho ra bản Bố cáo phân biệt kẻ tà người chánh đề ngày 30 tháng 5 năm 1931 gửi toàn đạo, lên án những hoạt động sai trái của một số chức sắc lãnh đạo Tòa thánh Tây Ninh.

Tại Mỹ Tho, với đức độ và uy tín của mình, ông Nguyễn Văn Ca đã lôi kéo được những bậc tu hành có tiếng tăm của Ngũ chi Minh đạo. Một số chức sắc Cao Đài thời kỳ khai đạo như Chưởng pháp Trần Đạo Quang, Giáo sư Vương Quan Kỳ, Giáo sư Đoàn Văn Bản, Phối sư Lê Văn Giảng,…và nhiều công chức địa chủ, kỳ hào đi theo ông. Giữa năm 1931, tại Rạch Giá, ông Nguyễn Văn Ca tổ chức lễ đặt tên nhóm Cao Đài của mình là Cao Đài Minh Lý Hội với ý nghĩa làm sáng tỏ chơn lý đạo Cao Đài. Một năm sau ông đổi tên thành Cao Đài Minh Chơn Lý và chuyển về xây dựng Tòa thánh ở Mỹ Tho, chính thức hình thành một chi phái Cao Đài tách hẳn khỏi Tòa thánh Tây Ninh. Lúc này Cao Đài Minh Chơn Lý đã có hơn 10.000 tín đồ và hàng trăm chức sắc, chức việc ở 11 thánh thất. Năm 1938, Cao Đài Minh Chơn Lý có khoảng 50.000 tín đồ.

Ra đời trong hoàn cảnh đất nước đang bị xâm lược, Cao Đài Minh Chơn Lý đã tích cực tham gia hoạt động cách mạng chống Pháp, chống Mỹ cứu nước, giải phóng dân tộc. Tháng 6/1947, tổ chức Cao Đài Cứu Quốc được thành lập lấy tên là Cao Đài Cứu Quốc Mười Một Phái Hiệp Nhất trong đó có Cao Đài Minh Chơn Lý (Mỹ Tho). Vào ngày 26/11 cùng năm, Hội nghị khoáng đại lần thứ I của Cao Đài Cứu Quốc thống nhất chấp thuận cho Cao Đài Tây Ninh tham gia và tạo nên Cao Đài Cứu Quốc Mười Hai Phái Hiệp Nhất tuyên thệ ủng hộ Chính phủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Ngày 16/12/1972, tại Tây Thành thánh thất, số 55 Nguyễn Huỳnh Đức, Cần Thơ, một khối Liên giao mới của 18 tổ chức chi phái Cao Đài trong đó có Cao Đài Minh Chơn Lý được thành lập, sau này được gọi là Liên giao II. Suốt ba năm tồn tại từ khi thành lập đến ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, Khối Liên giao II đã hoạt động rất tích cực, có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp cách mạng. Theo thống kê, Hội thánh Cao Đài Chơn Lý có 80 chức sắc, 1336 tín đồ trực tiếp tham gia cách mạng, trong đó có 56 liệt sỹ, 29 thương binh, 42 gia đình có công với cách mạng, 11 bà mẹ Việt Nam anh hùng, được tặng thưởng 26 huân huy chương (số liệu từ Dự án khảo sát đạo Cao Đài với cách mạng của vụ Cao Đài, Ban Tôn giáo Chính phủ năm 2006).

Đến năm 2000, Hội thánh Cao Đài Chơn Lý được Ban Tôn giáo Chính phủ ra quyết định số 16/2000/QĐ-TGCP công nhận tổ chức tôn giáo.

2.Thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội thánh Cao Đài Chơn Lý

Hội thánh Cao Đài Chơn Lý có Tòa thánh trung ương tọa lạc số 193 Nguyễn Trung Trực, ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Hội thánh hiện có khoảng 14000 tín đồ, 30 họ đạo cơ sở và 01 trường qui tại 15 tỉnh thành trên cả nước bao gồm: Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp, thành phố Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Trà Vinh, Bình Dương, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Gia Lai, ĐakLak. Tòa thánh trung ương gồm 04 cơ sở gồm: Tòa thánh, Phổ Đà Cảnh, Vạn Linh Đài và Vô Vi Cảnh với tổng diện tích 26.343 m2, tổng diện tích đất của 30 họ đạo và 01 trường qui là 118.896 m2.

Hội thánh Cao Đài Chơn Lý cơ cấu tổ chức hai cấp: Giáo hội trung ương và họ đạo cơ sở. Giáo hội trung ương gồm hai thành phần là Ban Thập ngũ linh đăng (trách nhiệm về phần đạo, luật trời) và Hội đồng chưởng quản (trách nhiệm phần đời, phép nước). Họ đạo cơ sở gồm có hai thành phần là Ban cai quản họ đạo(lo đạo sự, nghi lễ) và Ban điều hành trường qui (lo việc tu học hành lễ).

Chức sắc Cao Đài Chơn Lý gồm hai thành phần: chức sắc hành đạo (là các thành viên của Ban Thập ngũ linh đăng, Hội đồng chưởng quản, Ban đại diện tỉnh, thành phố, Ban cai quản họ đạo, Ban điều hành trường qui) và chức sắcc lễ bái (chức sắc cúng, lễ không tham gia hành chính đạo).

Giáo lý, giáo luật của Cao Đài Chơn Lý được xây dựng trên nền tảng từ đạo Cao Đài. Tuy nhiên, sau khi tuyên bố tách khỏi Tòa thánh Tây Ninh thành chi phái mới, ông Nguyễn Văn Ca và những người lãnh đạo Minh Chơn lý dựa vào Tân luật, Pháp chánh truyền (chứ không tuân thủ hoàn toàn) để xây dựng lễ nghi, luật lệ, sự thờ cúng, cách thức hành đạo mới. Những năm 1931-1938, qua Cơ bút của ông Nguyễn Kế An, Nguyễn Hữu Phùng và sau đó những năm 1938-1948 qua “tiếp điển” (tự mỗi cá nhân tiếp xúc với Đấng thiêng liêng) của ông Lê Văn Được, một thầy lang thuốc bắc ở Châu Thành, Mỹ Tho, kinh sách Cao Đài Minh Chơn Lý được hình thành và được in trong 60 cuốn của tạp chí Đuốc Chơn Lý, phát hành từ năm 1935 đến năm 1948. Sau này xuất bản thành sách, trong đó có một số quyển quan trọng như Thiên đạo chơn truyền, Luật Bình quân,…

Từ năm 2000 đến nay, trải qua 04 kỳ đại hội, với phương châm hành đạo “Nước vinh, Đạo sáng”, tiếp nối truyền thống lịch sử chi phái Cao Đài yêu nước, Hội thánh Cao Đài Chơn Lý luôn đồng hành cùng dân tộc, hướng dẫn tín đồ tu học, hành đạo theo Hiến chương và tuân thủ quy định pháp luật của Nhà nước. Mặt khác, Hội thánh còn tích cực tham gia các công tác từ thiện xã hội như giúp đỡ bệnh nhân nghèo, trẻ em nghèo hiếu học, ủng hộ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt, chất độc màu da cam, nhận phụng dưỡng 01 Bà mẹ Việt Nam anh hùng trọn đời (tại xã Hòa Định, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang),… góp phần cùng Đảng và Nhà nước chăm lo đời sống nhân dân.

Tài liệu tham khảo:

1.Vụ Cao Đài - Ban Tôn giáo Chính phủ (2006),Dự án khảo sát đạo Cao Đài với cách mạng.

2.Nguyễn Thanh Xuân (2013), Đạo Cao Đài – Hai khía cạnh lịch sử và tôn giáo, Nhà xuất bản tôn giáo.

3.Hội thánh Cao Đài Chơn Lý (2015), Báo cáo số 36/BC-HĐCQ ngày 30/11/2015 tổng kết thực hiện đạo sự 2015 của Hội thánh Cao Đài Chơn Lý.

4. Hội thánh Cao Đài Chơn Lý (2017), Hiến chương – Quy chế hành đạo – Luật công cử Hội thánh Cao Đài Chơn Lý, Nhà xuất bản tôn giáo.

Một số hình ảnh về Hội thánh Cao Đài Chơn Lý./.

Tòa thánh Cao Đài Chơn Lý

 

Cao Đài Chơn Lý thờ hình ảnh Thánh tượng Tâm Nhãn

Nguồn: / 0

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.