Danh sách bài viết

Sự phát triển của hệ thống Duy thức tại Ấn Độ

Cập nhật: 29/12/2017

Thích Long Vân (dịch)

Việc phân tích và hệ thống hoá lại lời dạy của Đức Phật làm xuất hiện bốn trường phái chính trong tư tưởng triết học Phật giáo tại ấn độ. Đó là : Nhứt Thiết Hữu Bộ ( Vaibhasika) Kinh Lượng Bộ ( Sautrantika), Du-Già ( Yogacara) và Trung Quán ( Madhyamika).

Học thuyết Duy thức được phát triển từ trường phái Du- già và bác bỏ lại các dòng triết học đương thời đó chính là hai lý thuyết cực đoan, một là mọi thứ đều hiện hữu của nhứt thiết hữu bộ, hai là mọi thứ đều rổng không của trường phái Trung quán.

Học thuyết duy thức thiết lập sự thật của thức và chỉ có thức là duy nhất, trên hết và loại bỏ sự hiện hữu của ngoại cảnh bên ngoài thức. Đây chính là con đường trung đạo được giảng dạy bởi Đức Phật.

Trong một số kinh điển đại thừa Phật giáo bao gồm giáo lý Duy thức học, ở đó kinh Giải Thâm Mật bảo rằng lời dạy của Đức Phật nói  bản chất của vạn pháp là không có thật. Lời dạy trên khẳng định một sự thật tuyệt đối, đó là sự thấy biết của trí huệ bực Thánh.

Giải Thâm Mật giải thích rằng, sự phủ nhận hiện hữu của vạn pháp đã được dạy trong kinh Bát Nhã không có nghĩa là sự vật không hiện hữu hay tướng trạng của sự hiện hữu. Mà chúng hiện hữu trong lý nhân duyên sanh và chuổi mắc xích nhân quả trong sự liên hệ của nó.

Sự thật tuyệt đối là bản chất của tất cả các pháp riêng biệt, đó là bản thể của các yếu tố. Trên bề mặt tưởng tượng của vạn pháp xuất hiện và có mặt vì có sự phân biệt của cái tên gọi, mà nó được đặt cho nó bởi ý nghĩ suy diễn của chúng ta. Chúng không có sự thật về sự phân biệt mà chỉ là sự quy ước và không phải là bản chất tự nhiên của vạn pháp. Đây là thực chất không thật của vạn pháp.

Trong kinh Giải Thâm Mật nói thêm rằng lý thuyết trong kinh Bát Nhã về Bất sanh và bất diệt…đã được dạy trong sự liên hệ với sự thật tuyệt đối. Sự thật tuyệt đối   (Parinispanna) hay còn gọi là Niết bàn, nó chính là bản chất của vạn pháp (dharmata), Như Lai ( Tathata) và tánh không (Sunyata). Nó là vô thỉ và vô chung không bao giờ thay đổi. Tâm là sự sở hữu tất cả các hạt giống được gọi là a lại da thức ( còn gọi là tàng thức) hay a đàn na thức  ( thức của sự chiếm đoạt) .

Trong a lại da thức, hạt giống được sinh trưởng xuyên qua sự gắn bó tham gia và ghi dấu của ý niệm tiềm tàng. Trong kinh Giải Thâm Mật cũng có đề cập đến ý niệm ( idea).

Trong kinh Lăng Già dạy rằng Duy Thức được giải thích trong Thập Địa Kinh Luận rằng: “ba cõi không thật , chỉ do thức tạo ra”. Nó thiết lập cái không thật của thế giới và sự thật tuyệt đối của tâm và đưa ra ba phương diện của sự nhận thức đó là: A lại da thức, Mạt na thức, và Thức của sáu giác quan, được gọi là Tám thức. A lại da thức là thức căn bản, nó được đồng nghĩa với sự thật tuyệt đối trong Niết bàn. Còn bảy thức kia là tưởng tượng ( ảo) và bị bỏ lại sau khi đạt được niết bàn.

Do bị ảnh hưởng bởi vô minh ( avidya) nhiều thức khác nhau xuất hiện vì chủ thể và đối tượng vượt ra ngoài Thức tạng ( the store consciousness) nhưng sự thật còn lại do tiền lục thức chuyển tiếp tất cả tính hai mặt ( nhị nguyên) của chủ quan và khách quan.

Thức A lại da được so sánh với nước đại dương và trên bề mặt sóng là 7 thức trước. Tức là năm giác quan, thức thứ 6 căn bản trên tâm, thức thứ bảy là thức nhiễm ô hay Klistamanas bị khuấy động của vô minh ( avidya) cuốn đi mà không có chổ dừng lại.

Nhưng chiều sâu của đại dương  hay nền móng ( lớp đáy) của đại dương vẫn cứ liên tục, ở đây có nghĩa là alaya là kho chứa của tất cả trí huệ cả hai tuyệt đối và tương đối. Alaya thức là bản chất trong sạch và được đồng nhất với sự thật tuyệt đối.

Lại nữa, trong kinh Lăng Già, thức alaya đôi khi được đồng nghĩa với Như Lai tạng ( tathagatagarbha) , Phật tánh, hay sự thật tuyệt đồi. Thức alaya cũng chính là nguyên nhân của sanh và tử. Nó là sự dính líu kỳ lạ trong dòng tinh thần cấu uế lúc đó nó chứa đựng những chủng tử nhiễm ô. Cho nên đôi khi nói alaya thức là bản chất thanh tịnh đôi khi cũng bị nhiễm ô. Alaya là phương diện nhận thức của Như lai Tạng.

Học thuyết Duy thức được phát triển bởi Ngài Vô Trước  ( Asanga) người đã thành lập nên hệ thống Du –già ở ấn độ. Yogacara ( Du-già) có nghĩa là sự thực tập thiền định. Trong việc thực tập thiền định thế giới bên ngoài ( ngoại cảnh) thoát ra khỏi kiến phần thức .

Phái Du-già sau này phát triển thành trường phái Duy Thức . Những tác phẩm và những luận giải của Ngài Vô Trước bị nghi ngờ rằng chúng được diễn tả bởi ngài Di Lặc bồ tát. Có một truyền thuyết khác nói rằng Di Lặc Bồ Tát là Thầy của ngài Vô Trước và hai người cùng hợp tác viết một vài tác phẩm về học thuyết Du –già.

Theo truyền thống của Trung Hoa và Tây Tạng, Bồ Tát Di Lặc ( Maitreyanatha) là tác giả của một vài tác phẩm trên hệ thống Du-già và Du già-Tánh Không        (Yogacara-Madhyamika). Có 6 tác phẩm chính của Ngài Vô Trước đó là:

         1. A Tỳ Đạt Ma Tạp Luận ( Abhidharmasamuccaya)
         2. Nhiếp Đại thừa Luận ( mahayanasamgraha)
         3. Biện trung biên luận ( madhyatavibhaya)
         4. Đại thừa trang nghiêm kinh luận ( Mahayanasutralamkara)
         5. Du-gìa sư địa luận (Yogacarabhumisatra)
         6. Dharmadharmatavibhaya.

Sự  lý giải về duy thức học của ngài Vô Trước căn bản trên sự hiểu sâu sắc của tạng A tỳ  đàm (abhidharma) thuộc trường phái Nhứt Thiết Hữu Bộ (sarvastivada)  Tánh không ( sunyata) và lý bất nhị của Trung Quán luận ( madhyamika) .

Trong A Tỳ Đạt Ma Tạp Luận , ông ta đã đưa ra 100 pháp mà trong đó thức A lại da là một trong 8 thức . Ba tánh của vạn pháp là : Biến kế sở chấp, Y tha khởi tánh và Viên thành thật tánh cũng được  đưa ra thảo luận.

Trong Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh Luận, sự thật tuyệt đối được diễn tả như là một sự hiện hữu hoặc là không hiện hữu, nó vượt ra ngoài vô minh và trí hiểu biết. Sau khi tu tập con đường Thánh đạo và nhận ra sự vô ngã và sự không hiện hữu của những yếu tố. Theo quan niệm của tánh không thì sự thật tuyệt đối sẽ được nhận ra. Trong tác phẩm này sự thật và bản chất của thức được nhấn mạnh.

Thức Alaya, Thức Mạt na ( defiled mind) và sự không hiện hữu của ngoại cảnh được thảo luận để thiết lập sự thật bên trong của thức. Tuy nhiên, trong thiền định thức của các vị bồ tát cũng biến mất. Sự thật chỉ là thức , nó được nhận ra bởi người tu tập lúc mà hành giả vượt qua tính nhị nguyên của chủ thể và đối tượng . Thức không bị tác động bởi các hiện tượng và là bản chất thanh tịnh.

Trong Biện Trung Biên Luận, biến kế sở chấp là cái không thật người ta tưởng tượng chỉ là thức. Tánh không biến mất trong biến kế sở chấp vì có sự trống vắng của người nhận thức và đối tượng nhận thức. Đó là bản chất tự nhân của sự thanh tịnh , nhưng trong tánh không cũng xuất hiện biến kế sở chấp với hạt giống tiềm tàng của thế giới chủ quan và khách quan. Tánh không là bản chất thanh tịnh, nhưng có thể bị ô nhiểm bởi sự tưởng tượng. Phật tánh trong mỗi cá thể con người là bản chất thanh tịnh nhưng nó không được giải thoát một lần bởi vì bản chất tuyệt đối của biến kế sở chấp có thể chỉ là trực cảm do sự chuyển đổi tính hai mặt của đối tượng khách quan và chủ quan. Sự nhận ra tánh rổng không của mọi sự mọi vật là con đường đưa đến thanh tịnh và nhận ra sự thật, đồng nghĩa với bản thể của sự vật, như lai tạng là chân lý tuyệt đối; bản chất sau cùng của mọi vật ( pháp thân).

Trong Biện Trung Biên Luận, Pháp thân ( Dharmadhatu) đồng nghĩa với tánh không vì tánh không là bản chất thanh tịnh và không bị dính líu bởi luân hồi. Thức là thanh tịnh trong phương diện trừu tượng của nó, nhưng khi nó hoạt động với thế giới bên ngoài bị ảnh hưởng bởi vô minh.

Trong Du-già Sư Địa luận chính yếu diễn tả về  các cấp độ tu của Bồ Tát . Trong cấp độ tu này Bồ Tát tham gia trong sự thực tập thiền  định xuyên qua đó mà họ có thể nhận ra sự không thật của thế giới bên ngoài. Với sự nhận ra như vậy tính hai mặt của chủ thể và đối tượng, sự diễn tả này như là một phiên bản của sự thật.

Trong Nhiếp Đại Thừa Luận, Thức A lại da còn gọi là  tâm hay thought consciousness. Nó là nguồn căn bản của tất cả các đối tượng. Nguyên tố của sự hiện hữu tốt hoặc xấu là sự biểu hiện của thức A lại Da. Nó bao gồm cả hạt giống thiện ( không nhiễm ô) và hạt giống bất thiện ( nhiễm ô) của tất cả sự hiện hữu. A lại Da hay Tâm ( citta) hay thức, có hai phương diện, vì nguyên lý thay đổi liên tục nên nó là kinh nghiệm thật sự của thức. Tuy nhiên A lại da thức được giải thoát từ tính cách chủ quan và khách quan là sự thật cuối cùng trên phương diện tuyệt đối của thức.

Ngài Thế Thân ( Vasubandhu) là em trai ruột của Ngài Vô Trước, là một người lỗi lạc của hệ thống Du- Già Duy Thức . Theo truyền thống của Người Trung Quốc, ông ta đã viết được những tác phẩm trên trường phái Duy Thức như: 

         1. Câu xá luận ( abhidharmakosa)
         2. Nhiếp đại thừa luận
         3. Thập địa kinh luận
         4. Diệu pháp Liên Hoa Kinh ưu bà đề xá
         5. Vô Lượng Thọ kinh ưu bà đề xá
         6. Kim Cang Bát Nhã Ba la mật kinh luận
         7. Duy thức nhị thập tụng ( vimsatika)
         8. Duy thức tam thập tụng ( trimsika)
         9. Đại thừa bách pháp minh môn luận
        10. Luận đại thừa ngũ uẩn….

Và những bản luận giải trên bộ Luận Trung Biên Luận, Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh Luận và Nhiếp Đại Thừa Luận.

Thế  Thân đã thành lập sự ưu việt của giáo lý duy thức học . Theo ông ta, sự thật cuối cùng như là thanh tịnh tâm thức, ông ta biện luận quan điểm thực tế về việc sự hiện hữu độc lập của các đối tượng bên ngoài. Theo ông ta thức biểu thị chính nó như là chủ thể và đối tượng. Tất cả hình tướng ( sắc) và cả lĩnh vực của kinh nghiệm là không có gì, nhưng đó là sự biểu hiện của các hạt giống tiềm ẩn trong thức. Mọi thứ là không có thật mà chỉ là trong sự liên hệ đến sự thật mà đó là thức. Bạch Tịnh Thức ( thứ thứ 8) không bị dính chặt bởi sự hiểu biết, nhưng sự hiện hữu của nó không thể phủ nhận được vì nó là căn bản của tất cả mọi sự hiện hữu.

Sự  thật tuyệt đối là thức thanh tịnh ( pure consciousness) vạn pháp xuất hiện như chủ thể và đối tượng là sự tưởng tượng hoặc trong sự liên hệ nhân duyên. Trong sự thật tuyệt đối không có chủ thể và đối tượng, trạng thái được biểu thị như là bản thể của vạn pháp. Bản thể là không là gì cả nhưng là thức thanh tịnh chúng ta có thể nhận ra nó một cách trực tiếp trong kinh nghiệm tinh thần.

Người tu tập trong thiền định có được sự giải thoát vượt ra ngoài tính chủ quan và khách quan và còn lại một sự kiên định trong thanh tịnh tâm thức trí huệ cao nhất được sinh ra không thể hình dung được. Đó là một trạng thái an lạc hoàn toàn. Thức này đồng nghĩa với  Dharmadhatu.

Theo Vasubandhu chúng ta có thể tìm thấy sự hợp lý cao nhất của tiến trình tinh thần trong du- gìa. Học thuyết duy thức học không bám chặc đến giáo lý, chủ trương tất cả đều không vì nó có sự thừa nhận sự có mặt của thức. Đây là con đường trung đạo. Sự nhận ra trung đạo trong việc tránh hai thái độ cực đoan thiết lập phương diện tôn giáo của duy thức học.

Sau Ngài Thế Thân có nhiều sự giải thích khác nhau về Duy Thức học. Ngài Đức Tuệ  ( Gunamati) 420-500 và Ngài An Tuệ (sthiramati) 470-550 đã biện minh với lý thuyết tránh luôn cả hai chủ thể và đối tượng ( nirakaravijnanavada) .

Dòng tư tưởng này được truyền đến Trung Hoa bởi Ngài Chân Đế (Paramartha 499-590). Ông ta đã thành lập Phái Nhiếp Luận (Mahayana samgrahasastra) trên căn bản của bộ luận này. Trong một khuynh hướng khác nirakaravijnanavada được biện minh bởi ngài Trần Na (dignaga) 400-80, căn bản trên chủ thuyết này cho rằng đối tượng ngoại cảnh là không thật nhưng chủ thể là có thật.

Ngài Asvabhava 450-530 và ngài Hộ Pháp (dharmapala) 530-61 sau này đã hệ thống hoá tư tưởng này. Từ lời giải thích của ngài Hộ Pháp được truyền đến ngài Huyền Trang bởi Ngài Giới Hiền (silabhadra) tại trường đại học Nalanda ấn độ.

Sau khi trở về Trung hoa Ngài Huyền Trang đã giới thiệu và xuyển dương học thuyết duy thức học này. Nó được phát triển với tên gọi là Pháp Tướng Tôn ở Trung hoa và Phái Hosso ở tại Nhật bản. Một dòng khác nữa trong sự phát triển Duy thức tại ấn độ là Ngài Nanda và Jayasena, nhưng không được phát triển nhiều tại ấn thổ.

Ngài Trần Na đã nghiên cứu tỉ mĩ nhận thức luận căn bản của duy thức. Theo ông ta vật chất là không thật, thức xuất hiện chính nó qua hình dáng của một  đối tượng bên ngoài mà có đặc tính là  phân biệt đối tượng không tồn tại mà chủ  thể là tồn tại. Ngài Hộ Pháp đã phát triển lý thuyết thế giới bên ngoài là không tồn tại chỉ có thức tồn tại. Ông ta giải thích sự có mặt của thế giới hiện tượng bên ngoài là từ tám thức.

Về  sau này hệ thống du-già duy thức có lượng văn học khổng lồ. Ngài An Huệ đã viết luận giải trên Ba mươi bài tụng ( Trimsika) Biện Trung Biên luận và Câu xá luận và A tỳ Đạt Ma Tạp luận. Ngài Đức Huệ đã viết bản luận giải trên những tác phẩm của ngài Thế Thân, Phật Thuyết Duyên Khởi Thánh Đạo Kinh và Bộ luận Laksananusarasatra. Tác phẩm của ngài Trần Na bao gồm Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh, Quán Sở Duyên Duyên luận, A Tỳ Đạt Ma Câu Xá luận…

Sớ  giải của Ngài Asvabhava trên Nhiếp Đại Thừa Luận  được dịch bởi ngài Huyền Trang vào trong Tiếng Trung Hoa. Tác phẩm của ngài Hộ Pháp được cất giữ trong tiếng Hoa đó là Thành Duy Thức luận- sớ giải trên 30 bài tụng Duy thức; sớ giải trên Nhị Thập tụng; sớ giải trên Quán Sở Duyên duyên luận…

Hệ  thống Du-già - Kinh Lượng Bộ của Ngài Trần Na được phát triển thêm nữa bởi Ngài Dharmakiti 650 AD bàn về sự thật của thức và sự thật của kinh nghiệm, tính chất duy nhất được thừa nhận trong các giác quan thanh tịnh.

Ngài Sautaraksita 680-740 và Kamalasila 700-50. Hai người đã phát triển và tổng hợp hệ thống tánh không và  du-già. Sautaraksita bác bỏ sự tồn tại của thế giới bên ngoài và chấp nhận sự thừa nhận của thức như là một sự thừa nhận duy nhất từ quan điểm của du-già. Tuy nhiên, ông ta không xem thức như là một sự thật sau cùng. Kamalasila đã phê bình tất cả các trường phái triết học và đã thiết lập phương pháp của du già- tánh không.

(Yogacara-Madhyamika ) sự tổng hợp của tánh không và du-già được nói rõ trong tác phẩm Madhyamakalamkara đượcbiên soạn bởi Santaraksita.Sau Ngài Santaraksita, hệ thống Du-già- Duy thức không được phát triển nhiều và dần dần trở nên bị tàn lụi tại ấn độ. 

Nguồn: / 0

Một số vấn đề tư tưởng vua Trần Nhân Tông (P.2)

Tôn giáo

Sự hưng thịnh của Phật giáo cho đến cuối thế kỷ thứ 14, khi nhà Trần đã suy vong, chắc chắn đã xuất phát từ hệ tư tưởng Cư trần lạc đạo vừa nói. Phật giáo không dành riêng cho một bộ phận những người tu hành, cũng chẳng phải riêng một bộ phận quý tộc...

Tìm hiểu đường lối thực hành Thiền phái Trúc Lâm

Tôn giáo

Trước nhất muốn xác định cách tu tập của dòng thiền Trúc Lâm, thì chúng ta ngược dòng lịch sử để dẫn chứng.

Một số vấn đề tư tưởng vua Trần Nhân Tông (P.1)

Tôn giáo

Vua Trần Nhân Tông đã sống cuộc đời oanh liệt và hoành tráng, có những đóng góp to lớn và thiết thực cho dân tộc và Phật giáo. Thế thì, vua đã sống và hành động theo hướng nào, dưới sự tác động của những suy nghĩ tư tưởng gì?

Phật giáo thời Lý và những ảnh hưởng trong đời sống tinh thần ở làng xã

Tôn giáo

Giáo lý Phật giáo đồng nhất bản chất của thế giới vật chất với bản thể con người, do đó, Phật giáo thời Lý có chung một phương pháp khi xem xét con người và xem xét vũ trụ: sự vận động của vũ trụ phải nằm trong trạng thái cân bằng, và vận động của tư...

Thiền Sư Pháp Loa và Pháp Chỉ thẳng

Tôn giáo

Thiền sư Pháp Loa dạy: "Mọi người nếu hướng vào Đệ nhất nghĩa mà nói thì suy nghĩ là sai, mở miệng là lầm. Vậy thì làm sao sinh Đế, làm sao sinh Quán? Nay thử căn cứ vào đầu Đệ nhị mà nói thì cũng chẳng được sao?". Nói về pháp dạy người, thật sự đối...

Những yếu điểm của tư tưởng duy thức (P.2)

Tôn giáo

Vấn đề nhân quả là vấn đề trọng yếu trong tư tưởng Phật giáo và có nhiều người đã giải thích ý nghĩa nhân quả rất tường tận, nhưng đứng về phương diện tư tưởng trong số đó có một ít người giải thích không đúng giá trị của nhân quả. Tư tưởng nhân quả...

Những yếu điểm của tư tưởng duy thức (P.1)

Tôn giáo

Duy thức học là môn học về tâm bắt đầu từ nơi thức, nguyên do tâm chính là bản thể của thức và thức thì được phát sinh từ nơi tâm thể. Tâm thể nếu như không có thì nhất định không có thức và thức thì thuộc về sự tác dụng của tâm thể nên gọi là tâm...

Cõi âm có hay không? Nhận thức của Phật giáo đối với vấn đề này

Tôn giáo

Tôi không thể tin là có một cõi sống đặc biệt dành riêng cho những người đã chết. Nghĩa là có các cõi sống khác nhau, nhưng không có một cõi nào của người đã chết cả. Không thể có cõi sống dành cho những người chết, đó là một mâu thuẫn ngay trong bản...

Giá trị của Khoa học & Quan trọng của Phật giáo (P.4)

Tôn giáo

Điều tối quan trọng, Phật giáo không vì kiến thức văn minh rực rữ của khoa học mà bắc quàng làm sang. Hiển nhiên, khoa học chưa đủ khả năng để chứng minh Phật giáo. Ngược lại, Phật giáo dư trí tuệ để giải thích khoa học bởi vì...

Những đặc điểm của văn hóa Phật giáo trong văn hóa Việt Nam

Tôn giáo

Trong cộng đồng nhân loại, bất cứ chủng tộc nào, có tinh thần độc lập, có ý chí tự cường, có lịch sử đấu tranh lâu dài thì chủng tộc đó nhất định có sáng tạo văn hóa để thích ứng với mọi hoàn cảnh địa lý, với những điều kiện thực tế để tự cường, sinh...