Danh sách bài viết

Thiếc

Cập nhật: 29/08/2020

Thiếc là kim loại thuộc nhóm IVA, chu kì 5, có số hiệu nguyên tử là 50 trong bảng tuần hoàn. Trong các hợp chất, Sn có số oxi hóa +2 và +4

Cấu hình electron nguyên tử Sn : [Kr]4d105s25p2.

+) Tính chất

Thiếc là kim loại màu trắng bạc, dẻo (dễ cán thành lá mỏng gọi là giấy thiếc).
Thiếc có nhiệt độ nóng chảy là 2320C, nhiệt độ sôi 26200C. Thiếc có 2 dạng thù hình là thiếc trắng và thiếc xám. Thiếc trắng bền ở nhiệt độ trên 140C, có khối lượng riêng bằng 7,92g/cm3. Thiếc xám bền ở nhiệt độ dưới 140C, có khối lượng riêng bằng 5,85g/cm3.
Thiếc là kim loại có tính khử yếu hơn kẽm và niken:
- Trong không khí ở nhiệt độ thường, Sn không bị oxi hóa; Ở nhiệt dộ cao, Sn bị oxi hóa thành SnO2.
- Thiếc tác dụng chậm với các dung dịch HCl,H2SO4 loãng tạo thành muối Sn(II) và H2. Với dung dịch HNO3 loãng tạo thành muối Sn(II) nhưng không giải phóng hiđro. Với H2SO4,HNO3 đặc tạo ra hợp chất Sn(IV).
- Thiếc bị hòa tan trong dung dịch kiềm đặc (NaOH,KOH). Trong tự nhiên, thiếc được bảo vệ bằng màng oxit, do vậy thiếc tương đối bền về mặt hóa học, bị ăn mòn chậm.
+) Ứng dụng
Thiếc được dùng để tráng lên bề mặt các vật bằng sắt thép, vỏ hộp đựng thực phẩm, nước giải khát, có tác dụng chống ăn mòn, tạo vẻ đẹp và không độc hại. Thiếc được dùng chế tạo các hợp kim, thí dụ hợp kim Sn − Sb − Cu có tính chịu ma sát, dùng chế tạo ổ trục quay. Hợp kim Sn−Pb có nhiệt độ nóng chảy thấp (1800C) dùng chế tạo thiếc hàn.

Nguồn: /