Danh sách bài viết

Thông cáo báo chí tháng 10 năm 2017

Cập nhật: 28/12/2017

BỘ TƯ PHÁP

___________

Số: 6077/TCBC-BTP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2017

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 10 năm 2017

________________________________

Thực hiện khoản 2, khoản 3 Điều 12 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp ra Thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 10 năm 2017 như sau:

I. SỐ LƯỢNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH

Trong tháng 10 năm 2017, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 10 văn bản quy phạm pháp luật, gồm 09 Nghị định của Chính phủ và 01 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể:

1. Nghị định số 110/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội;

2. Nghị định số 111/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe;

3. Nghị định số 112/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965 - 1975;

4. Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất;

5. Nghị định số 114/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định về Đồn biên phòng thuộc vùng sâu, vùng xa;

6. Nghị định số 115/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền pháp nhân thương mại phải nộp để bảo đảm thi hành án; việc tạm giữ, hoàn trả, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã nộp;

7. Nghị định số 116/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô;

8. Nghị định số 117/2017/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với một số hoạt động đối ngoại;

9. Nghị định số 118/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thông tấn xã Việt Nam;

10. Quyết định số 44/2017/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng cơ chế tài chính đối với Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử.

II. HIỆU LỰC THI HÀNH, SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH BAN HÀNH VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1. Nghị định số 110/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 11 năm 2017.

Nghị định này thay thếNghị định số 39/2013/NĐ-CPngày 24 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục các hạn chế, bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 39/2013/NĐ-CPngày 24 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; đảm bảo phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành, như: Luật giáo dục nghề nghiệp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế năm 2014, Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015, Nghị định số 21/2016/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của cơ quan bảo hiểm xã hội…

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 06 chương, 35 điều, quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra ngành Lao động-Thương binh và Xã hội; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, cụ thể: (1) Đối tượng thanh tra, gồm: Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có nghĩa vụ chấp hành quy định của pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; (2) Các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, gồm: (i) Cơ quan thanh tra nhà nước (Thanh tra Bộ và Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội); (ii) Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Cục An toàn lao động); (3) Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở; nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; (4) Nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện thanh tra chuyên ngành của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Cục An toàn lao động và Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Cục trưởng Cục An toàn lao động; (5) Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành thuộc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Quản lý lao động ngoài nước và Cục An toàn lao động; (6) Hoạt động thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành; nội dung thanh tra chuyên ngành về: Lao động, an toàn vệ sinh lao động; việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giáo dục nghề nghiệp; người có công; lĩnh vực trẻ em và các chính sách xã hội khác;(7) Xây dựng và phêduyệtkế hoạch thanh tra hàng năm; trình tự, thủ tục thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra; thanh tra lại; chế độ báo cáo công tác thanh tra; (8) Thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; (9) Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; (10) Điều khoản thi hành.

2. Nghị định số 111/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 11 năm 2017.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục các hạn chế, bất cập của công tác tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe hiện nay; đáp ứng nhu cầu về cơ sở thực hành cho sinh viên tại các cơ sở đào tạo.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 05 chương, 21 điều, quy định về: (1) Nguyên tắc trong tổ chức đào tạo thực hành khối ngành sức khỏe; (2) Chương trình, kế hoạch, hợp đồng đào tạo thực hành và việc tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, hợp đồng đào tạo thực hành; (3) Yêu cầu đối với người giảng dạy thực hành, cơ sở thực hành, cơ sở giáo dục; công bố cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe; chi phí đào tạo thực hành; (4) Quyền và trách nhiệm của cơ sở thực hành;cơ sở thực hành là cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh; cơ sở giáo dục; người giảng dạy thực hành, người học thực hành trong tổ chức đào tạo thực hành; (5) Quy định chuyển tiếp và điều khoản thi hành.

Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục về các mẫu: (1) Hợp đồng nguyên tắc về đào tạo thực hành; (2) Bản công bố cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe.

Nghị định này áp dụng với: (1) Cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đào tạo khối ngành sức khỏe và cơ sở thực hành của cơ sở giáo dục trong đào tạo khối ngành sức khỏe; (2) Các tổ chức, cá nhân có liên quan.

3. Nghị định số 112/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965 - 1975

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 11 năm 2017.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để thực hiện chính sách đền ơn, đáp nghĩa của Đảng và Nhà nước; thể hiện sự tri ân của xã hội đối với những người có công đóng góp vào sự nghiệp đấu tranh cách mạng cơ sở ở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965 - 1975.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 05 chương, 16 điều, quy định chế độ trợ cấp một lần; trợ cấp hàng tháng; trợ cấp mai táng và chính sách vay vốn sản xuất, kinh doanh đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam tham gia kháng chiến trong thời gian từ ngày 26 tháng 3 năm 1965 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Cà Mau, cụ thể: (1) Điều kiện được hưởng chế độ, chính sách; (2) Quy định về chế độ trợ cấp một lần; chế độ trợ cấp hàng tháng; chế độ trợ cấp mai táng; vay vốn sản xuất, kinh doanh; (3) Hồ sơ xét hưởng, quy trình và thời hạn giải quyết chế độ trợ cấp một lần, chế độ trợ cấp hàng tháng; hồ sơ, quy trình, thời hạn giải quyết trợ cấp mai táng; hồ sơ, thủ tục và quy trình cho vay vốn sản xuất, kinh doanh; (4) Kinh phí thực hiện chế độ, chính sách; kinh phí chi công tác quản lý; (5) Xử lý vi phạm tổ chức, cá nhân có hành vi làm sai lệch hoặc giả mạo hồ sơ để hưởng chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam; (6) Điều khoản thi hành.

Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục về các mẫu: (1) Bản khai cá nhân đề nghị hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam; (2) Bản khai cá nhân đề nghị hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam đã từ trần; (3) Bản xác nhận của người làm chứng về đối tượng tham gia thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam; (4) Đơn đề nghịxác nhận thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam; (5) Biên bản xác nhận thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam; (6) Bản khai cá nhân đề nghị hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam; (7) Biên bản Hội nghị liên tịch xét hưởng chế độ trợ cấp đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam; (8) Kết quả xét duyệt hồ sơ giải quyết chế độ trợ cấp đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam; (9) Công văn xác nhận và đề nghị xét hưởng chế độ trợ cấp đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam; (10) Quyết định về việc giải quyết chế độ trợ cấp một lần đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam; (11) Danh sách thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam được hưởng chế độ trợ cấp một lần; (12) Quyết định về việc giải quyết chế độ trợ cấp một lần đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam đã từ trần; (13) Danh sách thân nhân của thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam đã từ trần được hưởng chế độ trợ cấp một lần; (14) Quyết định về việc giải quyết chế độ trợ cấp hàng tháng đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam; (15) Danh sách thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng; (16) Tổng hợp danh sách thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam đã được giải quyết chế độ trợ cấp một lần; (17) Công văn củaỦy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị hưởng trợ cấp mai táng; (18)Danh sách đối tượng từ trần đề nghị trợ cấp mai táng; (19) Danh sách thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam thuộc đối tượng vay vốn sản xuất, kinh doanh.

Nghị định này áp dụng đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam tham gia kháng chiến trong thời gian từ ngày 26 tháng 3 năm 1965 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.

4. Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 11 năm 2017.

Nghị định này thay thế: (1) Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất; (2) Nghị định số 26/2011/NĐ-CPngày 08 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất.

Bãi bỏ Điều 8 Nghị định số 77/2016/NĐ-CPngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất; vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất, đảm bảo phù hợp với Luật đầu tư năm 2014; khắc phục các hạn chế, bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất và Nghị định số 26/2011/NĐ-CPngày 08 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất; đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 07 chương, 40 điều, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất, cụ thể: (1) Yêu cầu chung để đảm bảo an toàn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất; (2) Hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp; điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp; (3) Điều kiện sản xuất, kinh doanh tiền chất công nghiệp; hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp; (4) Hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp; điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp; (5) Hóa chất cấm, hóa chất độc; (6) Kế hoạch, biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất; (7) Khoảng cách an toàn đối với cơ sở hoạt động hóa chất nguy hiểm; (8) Phân loại hóa chất, phiếu an toàn hóa chất; (9) Khai báo hóa chất, thông tin về hóa chất; (10) Huấn luyện an toàn hóa chất; (11) Quy định chuyển tiếp và điều khoản thi hành.

Ban hành kèm theo Nghị định này 06 phụ lục, gồm: (1) Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp; (2) Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp; (3) Danh mục hóa chất cấm; (4) Danh mục hóa chất nguy hiểm phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; (5) Danh mục hóa chất phải khai báo; (6) Các biểu mẫu: (i) Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp; (ii) Giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp; (iii) Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp; (iv) Quyết định về việc phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; (v) Bản khai báo hóa chất nhập khẩu qua Cổng thông tin một cửa quốc gia; (vi) Phản hồi tự động thông tin khai báo hóa chất nhập khẩu qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Nghị định này áp dụng đối với: (1) Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hóa chất; (2) Tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động hóa chất trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

5. Nghị định số 114/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định về Đồn biên phòng thuộc vùng sâu, vùng xa

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm triển khai thi hành khoản 2 Điều 32 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự về việc giao Chính phủ quy định về Đồn biên phòng thuộc vùng sâu, vùng xa; góp phần phát huy nhiệm vụ, quyền hạn điều tra hình sự của Đồn biên phòng thuộc vùng sâu, vùng xa, nâng cao hiệu quả công tác điều tra xử lý tội phạm ở khu vực biên giới của Bộ đội Biên phòng theo quy định của pháp luật.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 06 điều, quy định nguyên tắc, tiêu chí xác định Đồn biên phòng thuộc vùng sâu, vùng xa.

Theo Nghị định, nguyên tắc xác định Đồn biên phòng thuộc vùng sâu, vùng xa bao gồm: (1)Việc xác định Đồn biên phòng thuộc vùng sâu, vùng xa phải phù hợp với yêu cầu của chương trình cải cách tư pháp; (2) Đáp ứng các tiêu chí xác định Đồn biên phòng thuộc vùng sâu, vùng xa quy định tại Điều 5 Nghị định này.

Tiêu chí để xác định Đồn biên phòng thuộc vùng sâu, vùng xa là những Đồn biên phòng có một trong các tiêu chí sau: (1) Đóng quân và quản lý các xã miền núi, xã đảo, vùng biển có địa hình tự nhiên phức tạp, hiểm trở, chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, xa trung tâm hành chính cấp huyện; (2) Đóng quân và quản lý các xã miền núi, hải đảo có phụ cấp khu vực từ 0,2 trở lên và phụ cấp đặc biệt từ 30% trở lên theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; (3) Đóng quân và quản lý các xã, phường thuộc địa bàn trọng yếu về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Nghị định này áp dụng đối với: (1) Bộ đội Biên phòng các cấp; (2) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động điều tra các vụ án hình sự thuộc quyền hạn của Đồn trưởng Đồn biên phòng thuộc vùng sâu, vùng xa.

6. Nghị định số 115/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền pháp nhân thương mại phải nộp để bảo đảm thi hành án; việc tạm giữ, hoàn trả, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã nộp

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để triển khai thi hành khoản 2 Điều 439 Bộ luật tố tụng hình sự về việc giao Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền phải nộp để bảo đảm thi hành án; việc tạm giữ, hoàn trả, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã nộp.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 chương, 11 điều, quy định về trình tự, thủ tục, mức tiền mà pháp nhân thương mại bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử phải nộp đểbảo đảm thi hành án (bao gồm thi hành hình phạt tiền và thi hành nghĩa vụbồi thườngthiệt hại); việc tạm giữ, hoàn trả, nộp ngân sách nhà nước sốtiền đã nộp đểbảo đảm thi hành án, cụ thể: (1) Nguyên tắc thực hiện việc nộp tiền để bảo đảm thi hành án, hoàn trả, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã nộp; (2) Mức tiền nộp; trình tự, thủ tục nộp tiền để bảo đảm thi hành án; (3) Tạm giữ, hoàn trả, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã nộp để bảo đảm thi hành án; trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước, cơ quan tài chính trong Quân đội trong việc tạm giữ, hoàn trả, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã nộp để bảo đảm thi hành án; (4) Điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với: (1) Pháp nhân thương mại bị áp dụng biện pháp cưỡng chế buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án; (2) Các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án dân sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

7. Nghị định số 116/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 17 tháng 10 năm 2017.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm triển khai và hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 06 chương, 33 điều, quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô; kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tôcho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và doanh nghiệp nhập khẩu ô tô, cụ thể: (1) Trách nhiệm bảo hành, bảo dưỡng ô tô của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và doanh nghiệp nhập khẩu ô tô; trách nhiệm triệu hồi ô tô và thu hồi ô tô thải bỏ; trách nhiệm bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước và ô tô nhập khẩu; (2) Điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô; (3) Điều kiện kinh doanh nhập khẩu ô tô; (4) Điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô; (5) Trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương trong quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và bảo hành, bảo dưỡng ô tô; (6) Quy định chuyển tiếp và điều khoản thi hành.

Ban hành kèm theo Nghị định này 02 Phụ lục, gồm: (1) Yêu cầu tối thiểu về cơ sở vật chất doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô; (2) Các biểu mẫu: (i) Đơn đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô; (ii) Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô; (iii) Đơn đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô; (iv) Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô; (v) Biên bản kiểm tra doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô; (vi) Báo cáo định kỳ tình hình sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô; (vii) Đơn đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô; (viii) Bản kê khai năng lực và cơ sở vật chất của cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô; (ix) Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô; (x) Báo cáo tình hình hoạt động của cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô.

Nghị định này áp dụng đối với: (1) Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô tại Việt Nam; (2) Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.

8. Nghị định số 117/2017/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với một số hoạt động đối ngoại

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 12 năm 2017 và áp dụng từ năm ngân sách 2017.

Bãi bỏ Nghị định số 107/2011/NĐ-CPngày 24 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết điểm c khoản 2 Điều 15 Luật cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục các hạn chế, bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 107/2011/NĐ-CPngày 24 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiếtđiểm c khoản 2 Điều 15 Luật cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài; đảm bảo cho hoạt động đối ngoại được triển khai hiệu quả, kịp thời, phù hợp với đặc thù của công tác đối ngoại; góp phần cụ thể hóa Luật ngân sách nhà nước, phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về những định hướng chính sách ưu tiên đối với hoạt động đối ngoại.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 chương, 19 điều, quy định về nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước đối với một số hoạt động đối ngoại; lập dự toán, chấp hành, quyết toán và công khai ngân sách đối với một số hoạt động đối ngoại theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, cụ thể: (1) Các khoản thu, chi ngân sách nhà nước trong hoạt động đối ngoại; (2)Nhiệm vụ chi hoạt động đối ngoại của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương; (3) Lập, chấp hành, quyết toán và công khai ngân sách nhà nước cho hoạt động đối ngoại; (4) Lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước; (5) Tổ chức thu, nộp ngân sách nhà nước tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; cấp kinh phí chi ngân sách nhà nước đối với Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài; quản lý, sử dụng kinh phí thường xuyên của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài; lập, quản lý, thanh toán và quyết toán cácdự ánđầu tư xây dựng của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài; quản lý, sử dụng số thu phí được để lại; mở tài khoản giao dịch, sử dụng ngân sách nhà nước của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài; kế toán, quyết toán ngân sách nhà nước đối với Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thực hiện; (6) Quy định chuyển tiếp và tổ chức thực hiện.

Nghị định này áp dụng đối với: (1) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở Trung ương; (2) Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; (3) Tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý và sử dụng ngân sách trong hoạt động đối ngoại.

9. Nghị định số 118/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thông tấn xã Việt Nam

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 26 tháng 10 năm 2017.

Nghị định này thay thế Nghị định số88/2013/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thông tấn xã Việt Nam.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm đảm bảo phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành, như: Luật tổ chức Chính phủ, Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Nghị định số 10/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định về cơ quan thuộc Chính phủ…; khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số88/2013/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thông tấn xã Việt Nam; góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của Thông tấn xã Việt Nam.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 06 điều, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thông tấn xã Việt Nam.

Theo Nghị định, Thông tấn xã Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng thông tấn nhà nướctrong việc đăng, phát thông tin, văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước; cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước; thu thập, phổ biến thông tin bằng các loại hình báo chí và truyền thông đa phương tiện phục vụ các cơ quan thông tin đại chúng, công chúng và các đối tượng khác trong và ngoài nước.

Thông tấn xã Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông về báo chí, phát thanh, truyền hình.

Cơ cấu tổ chức của Thông tấn xã Việt Nam gồm có 30 đơn vị trực thuộc, trong đó có 05 đơn vị giúp việc Tổng Giám đốc, 20 đơn vị thông tin và 05 đơn vị phục vụ thông tin.

10. Quyết định số 44/2017/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng cơ chế tài chính đối với Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2017 và áp dụng từ năm ngân sách 2017.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm đảm bảo phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành, như: Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực kinh tế và sự nghiệp khác, Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí…

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 03 điều, quy định về việc áp dụng cơ chế tài chính đối với Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Theo Quyết định, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử được thực hiện cơ chế tự chủ tài chính như đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CPngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị định số 141/2016/NĐ-CPngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chếtự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập tronglĩnh vực kinh tế và sự nghiệp khác và các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử được sử dụng nguồn thu phí được để lại để chi cho các hoạt động của Cục, trong đó có: Chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị; chibổ sung thu nhập cho ngườilao động để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Trên đây là Thông cáo báo chí văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 10 năm 2017, Bộ Tư pháp xin thông báo./.

Nơi nhận:

- Bộ trưởng (để báo cáo);

- TT Trần Tiến Dũng (để báo cáo);

- Văn phòng Chính phủ;

- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;

- Báo Điện tử Chính phủ;

- Cục CNTT Bộ Tư pháp (để đăng tải);

- Báo Pháp luật Việt Nam (để đăng tải);

- Vụ PBGDPL;

- Lưu: VT, VP.

TL. BỘ TRƯỞNG

CHÁNH VĂN PHÒNG

(Đã ký)

 

Đỗ Đức Hiển

Nguồn: / 0

Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính

Chính phủ và Luật

CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 92/2017/NĐ-CP Hà Nội, ngày 07 tháng 08 năm 2017 NGHỊ ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC NGHỊ ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH...

Nghị định số 93/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn

Chính phủ và Luật

CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 93/2017/NĐ-CP Hà Nội, ngày 07 tháng 08 năm 2017 NGHỊ ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI VÀ GIÁM...

Nghị định số 94/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ về hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại

Chính phủ và Luật

CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 94/2017/NĐ-CP Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 2017 NGHỊ ĐỊNH VỀ HÀNG HÓA, DỊCH VỤ, ĐỊA BÀN THỰC HIỆN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG...

Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ

Chính phủ và Luật

CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 95/2017/NĐ-CP Hà Nội, ngày 16 tháng 08 năm 2017 NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG...

Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp

Chính phủ và Luật

CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 96/2017/NĐ-CP Hà Nội, ngày 16 tháng 08 năm 2017 NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BỘ TƯ PHÁP Căn cứ...

Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013

Chính phủ và Luật

CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 97/2017/NĐ-CP Hà Nội, ngày 18 tháng 8 năm 2017 NGHỊ ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 81/2013/NĐ-CP NGÀY 19 THÁNG 7 NĂM 2013...

Nghị định số 99/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Chính phủ và Luật

CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 99/2017/NĐ-CP Hà Nội, ngày 18 tháng 8 năm 2017 NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ...

Nghị định số 100/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản

Chính phủ và Luật

CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 100/2017/NĐ-CP Hà Nội, ngày 18 tháng 8 năm 2017 NGHỊ ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 39/2017/NĐ-CP NGÀY 04 THÁNG 4 NĂM 2017...

Nghị định số 77/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng

Chính phủ và Luật

CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 77/2017/NĐ-CP Hà Nội, ngày 03 tháng 07 năm 2017 NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ TẠI CỬA KHẨU CẢNG Căn cứ Luật tổ chức...

Nghị định số 78/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 120/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của LUẬT THANH NIÊN

Chính phủ và Luật

CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 78/2017/NĐ-CP Hà Nội, ngày 03 tháng 07 năm 2017 NGHỊ ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 120/2007/NĐ-CP NGÀY 23 THÁNG 7 NĂM 2007...