Danh sách bài viết

TÍN NGƯỠNG ORPHISM CỦA HY LẠP CỔ ĐẠI

Cập nhật: 27/12/2017

“Orphism” là tập hợp một hệ thống tín ngưỡng và thực hành của người Hy Lạp cổ đại, gắn liền với nhà thơ-nhạc sĩ Orpheus, theo truyền thuyết, người đã xuống Địa ngục của Hades để cứu người yêu mình nhưng thất bại và quay trở lại mặt đất. Những tín đồ của Orphism cũng thờ cũng Persephone, vợ của Hades- vị thần rời khỏi địa ngục và xuất hiện trên mặt đất vào mỗi mùa xuân. Và quan trọng nhất là Dionysus – vị thần Rượu nho, của Lạc thú, của sinh tử và tái sinh. 

Theo thần thoại, mối tình của Zeus và Persephone đã cho ra đời Zagreus, nhưng khi lớn lên Zagreus bị các Titan tay chân của Hera truy đuổi. Sau khi Zagreus bị các Titan xé xác, Zeus cho sấm sét giáng xuống tiêu diệt các Titan, từ xác của Titan mà loài người ra đời. Sau đó, nữ thần Athena tìm thấy trái tim của chàng và dâng cho Zeus, Zeus đem trao cho Seleme- một mỹ nữ mà Zeus say đắm- và nói nàng nuốt chửng. Từ đó Seleme có thai và đẻ ra Dionysus.

Tôn giáo – thần thoại Orphism dựa vào huyền thoại này và một số biểu tượng tôn giáo của các xã hội phương đông như Ai Cập, Ấn Độ, Iran để giải thích về cuộc sống: Con người có hai bản chất: sự cao cả của thần thánh và sự thấp hèn của Titan. Vì thế mỗi người sống trong cuộc đời này phải luôn quan tâm đến việc tẩy rửa khỏi bản thân mình cái bản chất thấp hèn do tổ tiên lưu truyền lại, để chuẩn bị cho một cuộc sống đẹp đẽ hơn, cao thượng hơn ở thế giới bên kia. Linh hồn của con người là bất tử nhưng lại trú ngụ trong một thể xác không bất tử, thể xác này in dấu mang trên mình biết bao tội lỗi xấu xa từ các thế hệ trước truyền lại. Khi thể xác chết, linh hồn nhập hóa vào một hình hài khác, có thể là con người, hoặc con vật, cứ tiếp diễn như vậy, trải qua hiều lần nhập hóa, linh hồn đã từng phải sống dưới âm phủ để ăn năn sám hối và trở nên cao cả hơn. Chỉ có những người đồng cốt (myste) đã hienes trọn đời mình cho nghi lễ diễn xuất tôn giáo thầm kín (mystère) mới biết được những pháp thuật chuyển linh hồn từ một hình hài này nhập vào hình hài khác, từ cuộc sống thấp hèn sang cuộc sống tinh khiết, vĩnh hằng.

Những tín đồ của Orphism phải kiêng giết súc vật và ăn thịt, trong khi chịu lễ họ được rửa tội bằng sữa để nhờ đó họ có thể thấy được con đường lên cõi phúc đời đời, thoát khỏi vòng sinh tử.

Tuy nhiên, việc tôn thờ Dionysus còn gắn liền với một nghi lễ quan trọng – Orgi. Nghi lễ tôn giáo này cho phép con người được thoát khỏi những ràng buộc, cấm đoán thường nhật, được phá bỏ mọi phép tắc trong sinh hoạt hàng ngày.

Nghi lễ được tiến hành vào ban đêm, trong rừng núi. Những người hành lễ hình thành một đám rưỡu đuốc, nhảy múa điên cuồng trong điệu nhạc giậm giật, kích động. Nghi lễ Orgi không áp dụng với tất cả các thần ở Olympia mà chỉ thờ cúng các vị thần Demeter, Persephone, Dionysus. Ngày nay, từ ngữ “orgi” ngoài ý nghĩa lịch sử là một nghi lễ tôn giáo còn mang thêm một nghĩa nữa chỉ sự phóng đãng, trụy lạc, điên loạn. Do nguồn gốc đó, Dionysus có biệt danh là Lysye (tiếng Hy Lạp có nghĩa là “giải thoát”, “buông thả”, “nở tung”, “bung ra”.) Bản chất của nghi lễ này là sự buông thả trong hoan lạc, phóng túng, cuồng loạn. Khi hành lễ, con người thả lỏng, nhảy múa trong sự say sưa ngây ngất, để thần Dionysus hóa nhập vào mình. Và như vậy, cái khoảng cách tác biệt giữa con người và thần thánh dần dần bị xóa bỏ. Một mối quan hệ đã được thiết lập: Con người thần thánh và Thần thánh con người. Tức là các vị thần đã được thế tục hóa. Vì lẽ đó mới có cơ sở để từ những nghi lễ thờ cúng thần Rượu nho mà nảy sinh ra hài kịch.

Tôn giáo Orphism ra đời và phát triển vào quãng thế kỉ VIII TCN, du nhập vào vùng đồng bằng Attich, Aten sau đó lan truyền khắp đất Hy Lạp. Trong thời kỳ thống trị của đế quốc La Mã, tôn giáo này vẫn được truyền giảng rộng rãi và có khá đông tín đồ trong mọi tầng lớp nhân dân chúng Hy Lạp – La Mã. Bằng chứng cho sự tồn tại của Orphism là những ghi chép về tôn giáo và các nghi lễ này trong tác phẩm của Plato, Herodotus và Euripide.

Các tín ngưỡng cơ bản của Orphism khẳng định về những khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của những người tôn thờ Dionyus. Và tin rằng sự phục sinh của tất cả mọi người trong tương lai là có thưởng có phạt. Kể từ khi các thần Titan – những kẻ đã giết Dionysus – được cho là tổ tiên của con người, đây được coi là một vết nhơ về tội ác nguyên thủy tràn ngập nhân loại. Và sự trừng phạt dành cho tội ác này là việc linh hồn bị bọc lại trong cơ thể giống như bị nhốt trong một nhà tù hay một ngôi mộ vậy. Nhưng vì các Titan đã ăn thịt Dionysus, nên mỗi con người đều nuôi dưỡng trong tâm hồn mình một chút cao cả của thần thánh và một chút thấp hèn của Titan.

Theo thần học Orphism, sau khi chết linh hồn đi xuống Hades, và phải đối mặt với phán quyết của các vị thần nơi địa ngục. Do đó, các bài thánh ca và nghi lễ của Orphism sẽ hướng dẫn tín đồ những bước để chuẩn bị cho cuộc kiểm tra này. Nếu thần phán là có tội thì sẽ phải nhận hình phạt nặng nề. Có nhiều dạng quan niệm về hình phạt này. Một dạng cho rằng hình phạt này là vĩnh cửu, và truyền lại cho các học thuyết thần bí sau này các khái niệm về địa ngục. Một dạng quan niệm khác được hình thành thông qua các ý tưởng về luân hồi: Các linh hồn sẽ được tái sinh một lần nữa, vào một cuộc sống hạnh phúc hoặc bất hạnh hơn, tùy thuộc vào phán quyết của các vị thần rằng tội lỗi mà linh hồn đó mang nặng hay là nhẹ. Và chiếc bánh xe luân hồi cứ thế quay vòng cho đến khi linh hồn hoàn toàn trở nên thanh khiết thì sẽ được nhận vào các đảo của Blest. Một biến thể khác thì hy vọng rằng hình phạt ở trong Hades có thể kết thúc nếu tội lỗi của một con người đã được đền trả bởi chính bản thân họ từ trước đó, hoặc do bạn bè đền trả sau khi người đó chết. Chính từ quan niệm này mà một học thuyết về luyện ngục và ân xá được hình thành.

Tôn giáo Orphism đã phát triển theo nhiều hướng khác nhau, để lại sức ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài: Có lẽ trong chính cách ăn mặc và luân lý của Pythagoras cũng có chút gì đó Orphism; Plato, mặc dù đã nhiều lần bác bỏ Orphism, nhưng vẫn chấp nhận xu hướng Thanh giáo với hy vọng bất tử; Một phần về phiếm thần và khổ hạnh của Stoicism có thể có nguồn gốc từ Orphism. Neo-Platonists của Alexandria cũng sở hữu một bộ sưu tập lớn các tác phẩm Orphism,… Những ý tưởng cơ bản và các nghi lễ của tôn giáo Orphism vẫn còn tồn tại và hưng thịnh trong thế giới của chúng ta cho đến ngày nay.

Siêu Tâm Thức tổng hợp

Nguồn: / 0

Một số vấn đề tư tưởng vua Trần Nhân Tông (P.2)

Tôn giáo

Sự hưng thịnh của Phật giáo cho đến cuối thế kỷ thứ 14, khi nhà Trần đã suy vong, chắc chắn đã xuất phát từ hệ tư tưởng Cư trần lạc đạo vừa nói. Phật giáo không dành riêng cho một bộ phận những người tu hành, cũng chẳng phải riêng một bộ phận quý tộc...

Tìm hiểu đường lối thực hành Thiền phái Trúc Lâm

Tôn giáo

Trước nhất muốn xác định cách tu tập của dòng thiền Trúc Lâm, thì chúng ta ngược dòng lịch sử để dẫn chứng.

Một số vấn đề tư tưởng vua Trần Nhân Tông (P.1)

Tôn giáo

Vua Trần Nhân Tông đã sống cuộc đời oanh liệt và hoành tráng, có những đóng góp to lớn và thiết thực cho dân tộc và Phật giáo. Thế thì, vua đã sống và hành động theo hướng nào, dưới sự tác động của những suy nghĩ tư tưởng gì?

Phật giáo thời Lý và những ảnh hưởng trong đời sống tinh thần ở làng xã

Tôn giáo

Giáo lý Phật giáo đồng nhất bản chất của thế giới vật chất với bản thể con người, do đó, Phật giáo thời Lý có chung một phương pháp khi xem xét con người và xem xét vũ trụ: sự vận động của vũ trụ phải nằm trong trạng thái cân bằng, và vận động của tư...

Thiền Sư Pháp Loa và Pháp Chỉ thẳng

Tôn giáo

Thiền sư Pháp Loa dạy: "Mọi người nếu hướng vào Đệ nhất nghĩa mà nói thì suy nghĩ là sai, mở miệng là lầm. Vậy thì làm sao sinh Đế, làm sao sinh Quán? Nay thử căn cứ vào đầu Đệ nhị mà nói thì cũng chẳng được sao?". Nói về pháp dạy người, thật sự đối...

Những yếu điểm của tư tưởng duy thức (P.2)

Tôn giáo

Vấn đề nhân quả là vấn đề trọng yếu trong tư tưởng Phật giáo và có nhiều người đã giải thích ý nghĩa nhân quả rất tường tận, nhưng đứng về phương diện tư tưởng trong số đó có một ít người giải thích không đúng giá trị của nhân quả. Tư tưởng nhân quả...

Những yếu điểm của tư tưởng duy thức (P.1)

Tôn giáo

Duy thức học là môn học về tâm bắt đầu từ nơi thức, nguyên do tâm chính là bản thể của thức và thức thì được phát sinh từ nơi tâm thể. Tâm thể nếu như không có thì nhất định không có thức và thức thì thuộc về sự tác dụng của tâm thể nên gọi là tâm...

Cõi âm có hay không? Nhận thức của Phật giáo đối với vấn đề này

Tôn giáo

Tôi không thể tin là có một cõi sống đặc biệt dành riêng cho những người đã chết. Nghĩa là có các cõi sống khác nhau, nhưng không có một cõi nào của người đã chết cả. Không thể có cõi sống dành cho những người chết, đó là một mâu thuẫn ngay trong bản...

Giá trị của Khoa học & Quan trọng của Phật giáo (P.4)

Tôn giáo

Điều tối quan trọng, Phật giáo không vì kiến thức văn minh rực rữ của khoa học mà bắc quàng làm sang. Hiển nhiên, khoa học chưa đủ khả năng để chứng minh Phật giáo. Ngược lại, Phật giáo dư trí tuệ để giải thích khoa học bởi vì...

Những đặc điểm của văn hóa Phật giáo trong văn hóa Việt Nam

Tôn giáo

Trong cộng đồng nhân loại, bất cứ chủng tộc nào, có tinh thần độc lập, có ý chí tự cường, có lịch sử đấu tranh lâu dài thì chủng tộc đó nhất định có sáng tạo văn hóa để thích ứng với mọi hoàn cảnh địa lý, với những điều kiện thực tế để tự cường, sinh...