Danh sách bài viết

Tình hình cấy ghép tế bào gốc ở nước ta

Cập nhật: 27/12/2017

Bài viết này cung cấp các thông tin chính xác, cập nhật về tình hình cấy ghép tế bào gốc ở Việt Nam. Bài viết lấy thông tin từ công trình điều tra về tế bào gốc của PGS.TS Phạm Văn Phúc, Phó trưởng Phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Ứng dụng Tế Bào Gốc, Đại học Khoa học tự Nhiên, Phó chủ tịch Hội tế bào gốc TP.HCM. Ông cũng là tổng biên tập tạp chí Biomedical Research and Therapy. Công trình này nằm trong chương trình đổi mới Khoa học Công nghệ quốc gia về Tế Bào Gốc (DM.10.DA/15), công trình được công bố vào tháng 3 năm 2016.

Tóm lược: Liệu pháp tế bào gốc là liệu pháp tiềm năng trong điều trị các bệnh thoái hóa. Ở nước ta, các ứng dụng về tế bào gốc có từ những năm 1992. Bên cạnh cấy ghép tế bào gốc tạo máu trong điều các bệnh ung thư máu, tế bào trung mô cũng đã được cấp phép cho điều trị lâm sàng ở một số bệnh như viêm khớp, tắc nghẽn phổi mạn tính, tự kỉ và bại não. Chính phủ Việt Nam cho phép sử dụng cả tế bào gốc tươi và tế bào gốc đã trải qua nuôi cấy cho điều trị bệnh. Trải qua hơn 20 năm phát triển, thị trường về tế bào gốc cũng đã được hình thành thể hiện qua ngân hàng tế bào gốc, các dịch vụ điều trị bằng tế bào gốc trên lâm sàng.

Lịch sử cấy ghép tế bào gốc ở Việt Nam

Vào năm 1995, lần đầu tiên chúng ta thực hiện ca cấy ghép tế bào gốc tạo máu (HSCT) tại Bệnh viện Truyền máu và Huyết học Tp.HCM do GS Trần Văn Bé dẫn đầu. Tiếp theo là hàng loạt các cột mốc khác được liệt kê dưới dây.

Năm

Chỉ định

Loại tế bào

Đơn vị thực hiện

Cơ quan cấp phép

1995

Ung thư bạch cầu dòng tủy

Dị ghép HSCT

Bệnh viện Truyền máu và Huyết học Tp.HCM

Không rõ

1996

Ung thư bạch cầu dòng tủy

Dị ghép HSCT

Bệnh viện Truyền máu và Huyết học Tp.HCM

Không rõ

1996

Bỏng

Cấy ghép tự thân tế bào tạo Keratin nuôi cấy

Viện bỏng Quốc gia

Không rõ

2007

Hội chứng Steven Jonhson

Tế bào gốc rìa giác mạc và tế bào biểu mô gò má

Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch và Bệnh viện Mắt Tp.HCM

Sở Y tế TP.HCM

2007

Tổn thương xương chày

Tủy xương

Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Quân Y 108, Đại học Quân Y

Không rõ

2007

Suy tim

Tự ghép tủy xương

Đại học Y Hà nội, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Quân Y 108

Không rõ

2007

Loét

Dự ghép tế bào gốc màng lót qua nuôi cấy

Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương, Bệnh viện Saint Paul

Không rõ

2009

Loét

Dị ghép nguyên bào sợi

Viện bỏng Quốc gia

Không rõ

2012

Viêm khớp gối

Tự ghép tế bào gốc từ mô mỡ

Bệnh viện Đại học Y dược Tp.HCM, PTN Nghiên cứu và Ứng dụng TBG

Bộ Y tế

2013

Tổn thương cột sống

Tế bào gốc từ mô mỡ tươi và qua nuôi cấy

Bệnh viện Việt Đức, Công ty Trí Phước

Bộ Y tế

2013

Khiếm khuyết biểu mô ngoại vi giác mạc

Tấm biểu bì từ tế màng dây rốn

Đại học Quân Y, Viện Mắt Quốc gia

Không rõ

2014

Bại não

Tự ghép tế bào gốc từ tủy xương

Bệnh viện Vinmec

Sở Y tế Hà Nội

2014

Tự kỉ

Tự ghép tế bào gốc từ tủy xương

Bệnh viện Vinmec

Sở Y tế Hà Nội

2015

Tắc nghẽn phổi mạn tính

Tự ghép tế bào gốc từ mô mỡ

Bệnh viện Vạn Hạnh, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, PTN Nghiên cứu và Ứng dụng TBG

Bộ Y tế

 

Các tổn thương và bệnh máu ác tính

Bắt đầu từ 1995 cho tới nay, ở nước ta đã có 8 cơ sở thực hiện cấy ghép tế bào gốc tạo máu gồm: Bệnh viện truyền máu và huyết học, Bệnh viện Huế, Bệnh viện Quân Y 108, Viện Nhi, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Ung bướu Nghệ An. HSCT được điều trị cho các bệnh nhân bị ung thư máu cấp và mạn, thiếu máu…

Các chấn thương

Trong chấn thuong chỉnh hình, lần đầu tiên cấy ghép tế bào gốc được tiến hành ở nước ta vào năm 2007, sử dụng tế bào gốc tủy xương trong điều trị tổn thương xương chày. Sau đó, nó được áp dụng trong nhiều chấn thương khác nhau như hoại tử chỏm xương đùi, khiếm khuyết xương, các tổn thương không liền xương, và các bệnh về khớp. Gần đây, năm 2013 có nghiên cứu sử dụng tế bào gốc từ mô mỡ kết hợp với huyết tương giàu tiểu cầu trong điều trị viêm khớp của ĐH Y Dược Tp.HCM và PTN Tế bào gốc với kết quả khả quan, phương pháp này tiếp tục được các đơn vị khác ở Hà Nội và TP.HCM đưa vào áp dụng điều trị.

Tổn thương và loét

Bắt đầu từ 1998 tới nay, cấy ghép nguyên bào sợi tự thân hoặc dị ghép, tế bào gốc trung mô được sử dụng trong điều trị tổn thương do bỏng. Năm 2014, có thêm công trình sử dụng tế bào gốc từ mô mỡ kết hợp huyết tương giàu tiểu cầu để điều trị loét.

Các bệnh về mắt

Bên cạnh thành công về ghép giác mạc từ người hiến tặng. Chúng ta cũng đã có những nghiên cứu về sử dụng màng ối, tế bào gốc rìa giác mạc, tế bào gốc từ dây rốn trong điều trị các bệnh về mắt.

Ngoài các loại bệnh và tổn thương trên, cũng có nhiều nghiên cứu khác về sử dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh về tắc nghẽn phổi mạn tính, tự kỉ, tổn thương cột sống, suy tim, bại não và bắt đầu trong đái tháo đường…

Làm đẹp

Trong mỹ phẩm, tế bào gốc được sử dụng gồm có tế bào gốc từ mô mỡ, huyết tương giầu tiểu cầu thường được sử dụng trong nâng ngực, kháng lão hóa. Tuy nhiên, không có công bố khoa học nào về vấn đề này.

Ngân hàng tế bào gốc

Ngân hàng đầu tiên năm 2002 là Ngân hàng tế bào gốc của Bệnh viện truyền máu huyết học, cho tới nay chúng ta hiện có 5 ngân hàng tế bào: 2 ngân hàng ở TP.HCM và 3 ngân hàng ơ Hà Nội. Tổng số mẫu tế bào máu cuống rốn lưu trữ là khoảng 10 000 mẫu.

Nghành công nghiệp tế bào gốc

Ở Việt Nam, nghành công nghiệp này thực sự bắt đầu vào năm 2008 với sự ra đời của công ty Mekostem và sau đó là có 4 công ty khác hoạt động trong lĩnh vực này gồm: GeneWorld Ltd, Tri PhuocBiotechnology, Đơn vị Tế bào Gốc Vạn Hạnh, Trung tâm Tế bào gốc Vinmec. Các đơn vị này hoạt động trong lĩnh vực lưu trữ tế bào gốc, sản xuất các sản phẩm và cung cấp dịch vụ liên quan tới tế bào gốc. Thành công lưu ý nhất đó là chế tạo thành công sản phẩm thương mại bộ KIT tách chiết tế bào gốc từ mô mỡ, tủy xương.

Cơ hội và thách thức

Hiện nay, nhu cầu về cấy ghép tế bào gốc ở nước ta là rất lớn và nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội. Các thách thức gặp phải trong lĩnh vực này đó là: thiếu nguồn nhân lực là các nhà nghiên cứu về tế bào gốc, thiếu các chương trình đào tạo về tế bào gốc, thiếu các cơ sở nghiên cứu và phát triển liệu pháp tế bào gốc và thiếu các ngân hàng tế bào gốc. Một số giải pháp để khắc phục đó là: 1 – Tăng cường nghiên cứu, hợp tác về tế bào gốc trong và ngoài nước; 2 – Mở ra các chương trình đạo tạo chuyên sâu về khoa học tế bào gốc; 3 – Xây dựng các hướng dẫn, điều lệ về nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc; 4 – xây dựng chiến lược về tế bào gốc cho Việt Nam.

Xây dựng mạng lưới tế bào gốc Việt Nam – giúp tăng cường trao đồi, hợp tác, nghiên cứu và phát triển liệu pháp tế bào gốc. (Nguồn: http://www.tebaogocvietnam.com/about-us.html)

Tài liệu tham khảo:

Pham, P. (2016). "Current status of stem cell transplantation in Vietnam", Biomedical Research And Therapy,3(4), 578-587.

Lược dịch Lê Văn Trình - Lê Thị Kim Hòa

Biên tập Biomedia Việt Nam

Nguồn: / 0

Tags : thông tin