Danh sách bài viết

Tính nhất quán của Tôn giáo

Cập nhật: 28/12/2017

Tôi hy vọng bạn hiểu rõ ý nghĩa đích thực của hai từ “tâm linh”. Nó có nghĩa là tìm kiếm, quan sát, quán chiếu bản chất của tâm. Không có tâm linh ở bên ngoài.


Bạn phải ứng dụng những gì đã học hỏi vào trong kinh nghiệm của chính mình và hiểu rõ những kết quả mà các hành động khác nhau mang lại. Một tách trà chắc chắn trở nên hữu dụng hơn so với việc nghiên cứu uyên thâm về một triết lý mà không thể nuôi dưỡng tâm mình bởi vì bạn không có phương thức—ít nhất nó làm dịu cơn khát của bạn. Nghiên cứu triết lý mà không có chức năng thể hiện là một sự hoang phí thời gian và năng lực.

Hãy nhìn vào tâm của bạn. Nếu nhiệt tâm tin tưởng rằng an vui của mình bắt nguồn từ các đối tượng tâm thức và dành trọn đời mình để theo đuổi mục đích của chúng, thì bạn đang nằm dưới sự kiểm soát của khái niệm sai lầm nghiêm trọng. Thái độ này không đơn giản là một cái gì đó thuộc trí óc. Lúc đầu, khi mới nghe điều này, có thể bạn suy nghỉ : “ồ, tôi không có loại tâm đó; tôi không hoàn toàn tin tưởng các đối tượng ngoại tại sẽ mang lại hạnh phúc cho tôi”. Tuy nhiên, hãy quán chiếu sâu sắc hơn trong tấm gương của tâm mình, bạn sẽ nhận thấy rằng điều đó vượt thoát khỏi hiểu biết trí óc, một thái độ như vậy là đích thực tồn tại và các hành động hằng ngày của bạn cho thấy nằm sâu thẳm bên trong, bạn thực sự tin tưởng vào khái niệm sai lầm này. Hãy dành thời gian ngay bây giờ để quán chiếu chính mình nhằm thấy rõ thực chất bạn có chịu sự tác động của một tâm thức thấp kém như vậy hay không. Một tâm thức có niềm tin mạnh mẽ như vậy vào thế giới vật chất là rất nhỏ nhen, giới hạn; nó không có khoảng trống. Bản chất của nó là bệnh tật, ốm yếu, hoặc theo thuật ngữ  Phật giáo gọi đó là tâm nhị nguyên.

Trong nhiều quốc gia, con người sợ những kẻ có hành động khác thường, chẳng hạn như  sử dụng ma túy. Bởi vậy họ đưa ra luật lệ để ngăn cản việc sử dụng ma túy và thiết lập hệ thống hải quan chặt chẻ nhằm kiểm tra để bắt những người buôn lậu ma túy vào đất nước họ. Hãy quán sát điều này kỉ lưỡng hơn. Việc sử dụng ma túy không bắt nguồn từ chính ma túy mà bắt nguồn từ tâm của người đó. Dường như phù hợp hơn đó chính là thái độ tâm lý lo sợ—tâm dơ bẩn—khiến con người sử dụng ma túy hoặc thực hiện hành vi phá hoại khác, nhưng thay vào đó, chúng ta tạo ra quá nhiều rắc rối về ma túy, mà hoàn toàn không hiểu vai trò của tâm. Đây là một khái niệm sai lầm quá trầm trọng, tồi tệ hơn là ma túy mà một số người sử dụng.

Các quan điểm sai lầm trở nên nguy hiểm hơn nhiều so với ma túy. Ma túy không lây lan quá xa, nhưng các quan điểm sai lầm có thể lan truyền mọi nơi, gây nên khó khăn và rắc rối khắp cả một đất nước. Tất cả điều này đều xuất phát từ tâm. Vấn đề là chúng ta không hiểu bản chất tâm lý của tâm. Chúng ta chỉ quan tâm đến của cải vật chất; chúng ta không hay biết về các ý tưởng đần độn và những quan điểm sai lầm đang luôn luôn đeo bám xung quanh mình.

Tất cả các vấn đề tinh thần đều bắt nguồn từ tâm. Chúng ta phải trị liệu tâm hơn là nói với mọi người “ồ, bạn không hạnh phúc bởi vì bạn đang cảm thấy ốm yếu. Những gì bạn cần là một chiếc xe hơi mạnh mẽ…”hoặc một vài sở hữu vật chất khác. Bảo mọi người đi mua một cái gì đó để có hạnh phúc là một lời kuyên không có trí tuệ. Vấn đề của con người là sự bất mãn thuộc tâm thức, chứ không phải thiếu thốn sở hữu vật chất. Khi nó tiếp cận các vấn đề tâm thức và cách trị liệu bệnh nhân, có sự khác biệt lớn giữa tâm lý học Phật giáo và những phương pháp được thực tập ở phương Tây.

Khi bệnh nhân trở lại và nói “vâng, tôi đã mua xem hơi mà bạn giới thiệu nhưng tôi vẫn không có hạnh phúc”, có lẽ bác sĩ sẽ bảo “bạn nên mua một chiếc xe đắt tiền hơn” hoặc “bạn nên chọn màu sắc tốt hơn”. Ngay cả khi bỏ nó đi và thực hiện theo lời bác sĩ dặn, anh ta chắc chắn vẫn cảm thấy bất hạnh. Bất kể những thay đổi bên ngoài bao nhiêu được thể hiện trong hoàn cảnh của con người, thì các vấn đề của anh ta sẽ không chấm dứt. Tâm lý học Phật giáo khuyến khích rằng thay vì liên tục thay đổi một tình trạng bị kích động bằng tình huống khác—do đó chỉ đơn giản là sự thay đổi từ hoàn cảnh này sang hoàn cảnh khác mà không có kết thúc—chúng ta phải hoàn toàn từ bỏ trong một lúc và thấy những gì đang xảy ra. Việc thay đổi vấn đề này thành vấn đề khác cũng chẳng giải quyết được gì. Nó đơn thuần chỉ là sự biến đổi.Mặc dù sự thay đổi có thể luôn đủ để đánh lừa con người theo suy nghỉ họ trở nên tốt hơn, nhưng không phải vậy. Về cơ bản, họ vẫn đang trãi qua bất hạnh tương tự. Tất nhiên, tôi không có ý muốn nói tất cả điều này theo nghĩa đen.  Tôi chỉ đang cố gắng trình bày rõ cách con người nổ lực để giải quyết các vấn đề tinh thần qua những phương pháp tâm lý.

Hãy nhận rõ bản chất tâm của bạn. Là con người, chúng ta luôn luôn tìm kiếm sự thỏa mãn. Bằng cách hiểu được bản chất của tâm, chúng ta có thể hài lòng với chính mình vĩnh viễn trong thế giới nội tại. Tuy nhiên, bạn phải nhận thức rõ bản chất của tâm mình. Chúng ta thấy thế giới cảm giác quá rõ ràng. Nhưng chúng ta hoàn toàn mơ hồ về thế giới nội tại, nơi mà các quan điểm sai lầm luôn luôn thể hiện chức năng nhằm kìm kẹp chúng ta dưới sự quản lý của khổ đau và bất mãn. Đó là những gì chúng ta phải khám phá.

Do vậy, nó quyết định chắc chắn bạn không lúng túng trước khái niệm sai lầm mà chỉ các đối tượng ngoại tại có thể mang lại sự thõa mãn hoặc khiến cuộc sống của bạn trở nên có giá trị. Như tôi đã trình bày trước đây, niềm tin này không chỉ đơn thuần mang tính trí óc—nguồn gốc lâu dài của ảo tưởng ăn sâu vào trong tâm của bạn. Nhiều mong  muốn mạnh mẽ nhất của bạn bị chôn vùi dưới trí năng hiểu biết; những gì nằm dưới trí năng là thường xuyên mạnh mẽ hơn nhiwwuf so với chính trí năng.

Một số người suy nghỉ “tâm lý cơ bản của tôi là âm thanh. Tôi không có niềm tin vào vật chất; tôi là một tín đồ của tôn giáo”. Chỉ đơn giản nghiên cứu học hỏi một vài triết lý hoặc học thuyết tôn giáo thì không khiến bạn trở thành một người của tôn giáo. Nhiều giáo sư đại học có thể giải thích rõ ràng về Phật giáo, Ấn Độ giáo và Cơ Đốc giáo, nhưng chỉ có điều đó thôi thì không khiến họ trở thành những người của tôn giáo. Họ giống như những hướng dẫn viên du lịch cho những sở thích tinh thần. Nếu không áp dụng lời nói của mình vào trong hành động, thì việc học hỏi của bạn chẳng giúp được gì cho bản thân và người khác. Có một sự khác biệt lớn giữa việc có thể giải thích tôn giáo theo tri thức và chuyển hóa sự hiểu biết thành kinh nghiệm tâm linh.

Bạn phải ứng dụng những gì đã học hỏi vào trong kinh nghiệm của chính mình và hiểu rõ những kết quả mà các hành động khác nhau mang lại. Một tách trà chắc chắn trở nên hữu dụng hơn so với việc nghiên cứu uyên thâm về một triết lý mà không thể nuôi dưỡng tâm mình bởi vì bạn không có phương thức—ít nhất nó làm dịu cơn khát của bạn. Nghiên cứu triết lý mà không có chức năng thể hiện là một sự hoang phí thời gian và năng lực.

Tôi hy vọng bạn hiểu rõ ý nghĩa đích thực của hai từ “tâm linh”. Nó có nghĩa là tìm kiếm, quan sát, quán chiếu bản chất của tâm. Không có tâm linh ở bên ngoài. Tràng hạt của tôi không phải là tâm linh; chiếc áo cà sa của tôi không phải là tâm linh. Tâm linh có nghĩa là tâm, người có tâm linh là những người tìm hiểu bản chất của tâm. Qua đây, họ thấu hiểu những kết quả trong hành vi của mình, các hành động của thân, miệng và ý. Nếu không hiểu được những kết quả của nghiệp về những gì mình nghỉ và làm, thì không có cách nào cho bạn trở thành một người của tôn giáo. Chỉ biết một vài triết lý tôn giáo thì không đủ để khiến bạn trở nên một người của tôn giáo.
 

Lama Thubten Yeshe
Minh Chánh 
chuyển ngữ

Nguồn: / 0

Một số vấn đề tư tưởng vua Trần Nhân Tông (P.2)

Tôn giáo

Sự hưng thịnh của Phật giáo cho đến cuối thế kỷ thứ 14, khi nhà Trần đã suy vong, chắc chắn đã xuất phát từ hệ tư tưởng Cư trần lạc đạo vừa nói. Phật giáo không dành riêng cho một bộ phận những người tu hành, cũng chẳng phải riêng một bộ phận quý tộc...

Tìm hiểu đường lối thực hành Thiền phái Trúc Lâm

Tôn giáo

Trước nhất muốn xác định cách tu tập của dòng thiền Trúc Lâm, thì chúng ta ngược dòng lịch sử để dẫn chứng.

Một số vấn đề tư tưởng vua Trần Nhân Tông (P.1)

Tôn giáo

Vua Trần Nhân Tông đã sống cuộc đời oanh liệt và hoành tráng, có những đóng góp to lớn và thiết thực cho dân tộc và Phật giáo. Thế thì, vua đã sống và hành động theo hướng nào, dưới sự tác động của những suy nghĩ tư tưởng gì?

Phật giáo thời Lý và những ảnh hưởng trong đời sống tinh thần ở làng xã

Tôn giáo

Giáo lý Phật giáo đồng nhất bản chất của thế giới vật chất với bản thể con người, do đó, Phật giáo thời Lý có chung một phương pháp khi xem xét con người và xem xét vũ trụ: sự vận động của vũ trụ phải nằm trong trạng thái cân bằng, và vận động của tư...

Thiền Sư Pháp Loa và Pháp Chỉ thẳng

Tôn giáo

Thiền sư Pháp Loa dạy: "Mọi người nếu hướng vào Đệ nhất nghĩa mà nói thì suy nghĩ là sai, mở miệng là lầm. Vậy thì làm sao sinh Đế, làm sao sinh Quán? Nay thử căn cứ vào đầu Đệ nhị mà nói thì cũng chẳng được sao?". Nói về pháp dạy người, thật sự đối...

Những yếu điểm của tư tưởng duy thức (P.2)

Tôn giáo

Vấn đề nhân quả là vấn đề trọng yếu trong tư tưởng Phật giáo và có nhiều người đã giải thích ý nghĩa nhân quả rất tường tận, nhưng đứng về phương diện tư tưởng trong số đó có một ít người giải thích không đúng giá trị của nhân quả. Tư tưởng nhân quả...

Những yếu điểm của tư tưởng duy thức (P.1)

Tôn giáo

Duy thức học là môn học về tâm bắt đầu từ nơi thức, nguyên do tâm chính là bản thể của thức và thức thì được phát sinh từ nơi tâm thể. Tâm thể nếu như không có thì nhất định không có thức và thức thì thuộc về sự tác dụng của tâm thể nên gọi là tâm...

Cõi âm có hay không? Nhận thức của Phật giáo đối với vấn đề này

Tôn giáo

Tôi không thể tin là có một cõi sống đặc biệt dành riêng cho những người đã chết. Nghĩa là có các cõi sống khác nhau, nhưng không có một cõi nào của người đã chết cả. Không thể có cõi sống dành cho những người chết, đó là một mâu thuẫn ngay trong bản...

Giá trị của Khoa học & Quan trọng của Phật giáo (P.4)

Tôn giáo

Điều tối quan trọng, Phật giáo không vì kiến thức văn minh rực rữ của khoa học mà bắc quàng làm sang. Hiển nhiên, khoa học chưa đủ khả năng để chứng minh Phật giáo. Ngược lại, Phật giáo dư trí tuệ để giải thích khoa học bởi vì...

Những đặc điểm của văn hóa Phật giáo trong văn hóa Việt Nam

Tôn giáo

Trong cộng đồng nhân loại, bất cứ chủng tộc nào, có tinh thần độc lập, có ý chí tự cường, có lịch sử đấu tranh lâu dài thì chủng tộc đó nhất định có sáng tạo văn hóa để thích ứng với mọi hoàn cảnh địa lý, với những điều kiện thực tế để tự cường, sinh...