Danh sách bài viết

Tinh thần nhập thế của đạo Phật

Cập nhật: 28/12/2017

Quán Như

 

Đức Phật giác ngộ giáo lý duyên khởi: “Nếu cái này hiện hữu, thì cái kia hiện hữu; nếu cái này không hiện hữu, thì cái kia không hiện hữu. Nếu cái này sinh khởi, thì cái kia sinh khởi. Nếu cái này không sinh khởi, thì cái kia không sinh khởi”.

Và từ đó chúng ta hiểu rõ rằng: “tất cả sự tồn tại đều có mối quan hệ mật thiết với nhau không có tính độc lập cố định, luôn thay đổi và vô ngã”. Lấy từ trên phương diện này làm cơ sở thực tiễn lý luận về giá trị tồn tại của các vấn đề được thảo luận dưới đây.

Từ trước sau Công nguyên, Phật pháp truyền đến Việt Nam và các quốc gia lân cận, trải qua khoảng thời gian sơ khởi thâm nhập và hoàn thiện, trong quá trình đó, sự giao thoa giữa nền văn hóa với Phật giáo và hình thành một yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống tâm sinh của đa số người Việt.

Trong chiều dài lịch sử, Phật giáo đã đồng hành cùng dân tộc, sự đồng hành nhất quán xuyên suốt thời gian, không gian và trong mọi giai cấp tầng lớp của xã hội. Từ những vị Quốc sư (thầy của các bậc quân vương), đầy đủ trí tuệ và đức hạnh, vừa thâm hiểu Phật pháp và các môn toán số (thiên văn địa lý, phong thủy âm dương v.v…) để cùng với nhà lãnh đạo vạch ra các đường hướng và phương pháp xây dựng đất nước.

Bên cạnh đó các Ngài còn khéo dùng những phương tiện thiện xảo dạy dỗ cho tầng lớp thượng lưu v.v…, huân tập cho lớp trẻ kế thừa có đầy đủ trí tuệ lãnh đạo và lòng thương phục vụ nhân dân trong tương lai. Công trạng của quý thầy đó lưu danh muôn thuở.

Có những vị nghiêm trì giới luật, âm thầm nghiên cứu phiên dịch áp dụng những pháp chế của đức Phật và nguyên tắc của Tăng đoàn sao cho phù hợp với cuộc sống đương thời, để thích ứng với căn tánh và hoàn cảnh sống của mọi người, khế hợp với giáo pháp và giới luật đặc thù của Phật giáo, làm cương lĩnh và truyền giới cho hàng tại gia và xuất gia.

Với những vị am tường Tam tạng Thánh điển (Kinh Luật Luận), có thiên phú văn chương, và nghệ thuật truyền đạt, họ đã trước tác những tác phẩm vỹ đại, biên soạn những giáo án giảng dạy, đào tạo những thế hệ tăng tài, thăng tòa thuyết pháp, khéo léo dùng ví dụ, lý luận thiện xảo, đem giáo pháp đi sâu vào mọi nơi.

Họ hy sinh vì bổn nguyện, nhiệt tình hoằng dương, cho thính chúng dù chỉ một hay nhiều người, vào những dịp lễ phóng sinh hay tình cờ thấy các con vật quý Ngài đều làm lễ quy y nhằm gieo thiện duyên cho muôn loài và nêu cao tinh thần đại từ bi của đức Phật. Bóng dáng của họ lan tỏa khắp nơi đồng quê hẻo lánh, cho đến chốn thị thành huyên náo phồn hoa.

Họ xem đó là tôn chỉ hoằng pháp, để thắp lên ngọn đèn tỉnh thức, khai mở dòng suối từ bi trong lòng mọi người.

Bên cạnh đó có những vị nêu cao tinh thần nhập thế của giáo pháp Như Lai, qua việc tự thân trực tiếp đến tận nơi tụng niệm trợ duyên cho những người mời thỉnh và hình thành ban hộ niệm với sự tham gia đông đảo của tu sĩ, cư sĩ v.v…

Họ đến với đời bằng oai nghi đức hạnh, qua những buổi trưa hè, hay lúc mưa rơi, chẳng ngại trắc trở gian nan, chưa hề phân biệt giàu sang phú quý hay nghèo khổ khó khăn, tiếng niệm Phật A Di Đà vẫn vang mãi chưa từng gián đoạn.

Họ đã gieo rắc vào đời lời Kinh tiếng Kệ, chúc phúc người ra đi, và giáo hóa người ở lại, chỉ rõ những đức hạnh tốt của cuộc đời và đạo lý làm người. Bởi ai ai đến cõi đời này cũng bằng hai bàn tay trắng và tiếng khóc, rồi khi trút hơi thở cuối cùng trả lại hình hài cho cát bụi, cũng không mang được gì đi theo chỉ có tiếng khóc xót xa của người ở lại.

Trong suốt lễ tang, chư tôn đức đã y theo nghi thức của chư Tổ truyền lại, cùng với văn hóa phong tục địa phương, kết hợp với giáo lý vô thường vô ngã Niết-bàn tịch tĩnh trong lời khuyến hóa hương linh, để hương linh không quyến luyến nơi xác thân ngũ uẩn, rồi ngày mai hòa nhập với tứ đại, chỉ còn một mình mang nghiệp ra đi hình thành cuộc sống mới.

Lúc này hơn bao giờ hết, triết lý duyên khởi tính Không, bốn thiền tám định siêu việt kia, hiển nhiên đã trở thành thiêng liêng nhất.

Trong không gian trăm người, ngàn người đang lặng im chuyên lòng hướng thiện, những lời pháp âm một lần nữa gieo rắc vào thần thức người đi và tâm hồn người ở lại. Đến lúc này đời sống vật chất, ý niệm tham lam sân hận v.v… không còn giá trị nữa, để cùng nhau xây dựng đạo tràng tịnh độ, cầu nguyện tiền nhân đi về miền Cực Lạc, và chúc phúc người ở lại hẹn nối gót theo sau.

Qua đó cho thấy, chư Tôn đức và Phật tử đã âm thầm cống hiến cho sự nghiệp hoằng pháp độ sinh, quý Ngài không màn đến sự khen chê hay tiếng vỗ tay, Phật pháp lại đi vào đời, người ở lại vô hình trung chấp nhận lời Phật dạy, và chân lý vô thường vô ngã, duyên khởi tính Không v.v…, lại được chứng minh xiển dương một cách thiết thực và cụ thể nhất.

Phật pháp đã trở thành điểm tựa của vạn hữu, chốn quay về của muôn sinh. Vì vậy, chúng ta là những người sớm gặp được duyên lành này, nên phải nhiệt tình chủ động phát khởi thiện tâm cho những người khác để cùng nhau đi trên con đường tu tập, cùng nhau phân tích nghiêm túc, ứng dụng triệt để tất cả nhân duyên (tài nguyên)  có được của tự thân, để hỗ trợ và mở bày khả năng mà mọi người đều có (thành Phật, đạt đến sự hiểu biết cao tột và tình thương vô hạn), xây dựng một thế giới hòa bình, giàu lòng từ bi.

Nguồn: / 0

Tags : giác ngộ  giáo lý 

Một số vấn đề tư tưởng vua Trần Nhân Tông (P.2)

Tôn giáo

Sự hưng thịnh của Phật giáo cho đến cuối thế kỷ thứ 14, khi nhà Trần đã suy vong, chắc chắn đã xuất phát từ hệ tư tưởng Cư trần lạc đạo vừa nói. Phật giáo không dành riêng cho một bộ phận những người tu hành, cũng chẳng phải riêng một bộ phận quý tộc...

Tìm hiểu đường lối thực hành Thiền phái Trúc Lâm

Tôn giáo

Trước nhất muốn xác định cách tu tập của dòng thiền Trúc Lâm, thì chúng ta ngược dòng lịch sử để dẫn chứng.

Một số vấn đề tư tưởng vua Trần Nhân Tông (P.1)

Tôn giáo

Vua Trần Nhân Tông đã sống cuộc đời oanh liệt và hoành tráng, có những đóng góp to lớn và thiết thực cho dân tộc và Phật giáo. Thế thì, vua đã sống và hành động theo hướng nào, dưới sự tác động của những suy nghĩ tư tưởng gì?

Phật giáo thời Lý và những ảnh hưởng trong đời sống tinh thần ở làng xã

Tôn giáo

Giáo lý Phật giáo đồng nhất bản chất của thế giới vật chất với bản thể con người, do đó, Phật giáo thời Lý có chung một phương pháp khi xem xét con người và xem xét vũ trụ: sự vận động của vũ trụ phải nằm trong trạng thái cân bằng, và vận động của tư...

Thiền Sư Pháp Loa và Pháp Chỉ thẳng

Tôn giáo

Thiền sư Pháp Loa dạy: "Mọi người nếu hướng vào Đệ nhất nghĩa mà nói thì suy nghĩ là sai, mở miệng là lầm. Vậy thì làm sao sinh Đế, làm sao sinh Quán? Nay thử căn cứ vào đầu Đệ nhị mà nói thì cũng chẳng được sao?". Nói về pháp dạy người, thật sự đối...

Những yếu điểm của tư tưởng duy thức (P.2)

Tôn giáo

Vấn đề nhân quả là vấn đề trọng yếu trong tư tưởng Phật giáo và có nhiều người đã giải thích ý nghĩa nhân quả rất tường tận, nhưng đứng về phương diện tư tưởng trong số đó có một ít người giải thích không đúng giá trị của nhân quả. Tư tưởng nhân quả...

Những yếu điểm của tư tưởng duy thức (P.1)

Tôn giáo

Duy thức học là môn học về tâm bắt đầu từ nơi thức, nguyên do tâm chính là bản thể của thức và thức thì được phát sinh từ nơi tâm thể. Tâm thể nếu như không có thì nhất định không có thức và thức thì thuộc về sự tác dụng của tâm thể nên gọi là tâm...

Cõi âm có hay không? Nhận thức của Phật giáo đối với vấn đề này

Tôn giáo

Tôi không thể tin là có một cõi sống đặc biệt dành riêng cho những người đã chết. Nghĩa là có các cõi sống khác nhau, nhưng không có một cõi nào của người đã chết cả. Không thể có cõi sống dành cho những người chết, đó là một mâu thuẫn ngay trong bản...

Giá trị của Khoa học & Quan trọng của Phật giáo (P.4)

Tôn giáo

Điều tối quan trọng, Phật giáo không vì kiến thức văn minh rực rữ của khoa học mà bắc quàng làm sang. Hiển nhiên, khoa học chưa đủ khả năng để chứng minh Phật giáo. Ngược lại, Phật giáo dư trí tuệ để giải thích khoa học bởi vì...

Những đặc điểm của văn hóa Phật giáo trong văn hóa Việt Nam

Tôn giáo

Trong cộng đồng nhân loại, bất cứ chủng tộc nào, có tinh thần độc lập, có ý chí tự cường, có lịch sử đấu tranh lâu dài thì chủng tộc đó nhất định có sáng tạo văn hóa để thích ứng với mọi hoàn cảnh địa lý, với những điều kiện thực tế để tự cường, sinh...