Danh sách bài viết

TÔN GIÁO Ở ẤN ĐỘ (1): HINDU

Cập nhật: 27/12/2017

Hindu là tôn giáo lớn thứ ba trên thế giới về số lượng tín đồ và là tôn giáo chiếm ưu thế ở Ấn Độ, với khoảng 80,5 % dân số tin theo (tức vào khoảng 828 triệu người theo sô liệu thống kê năm 2001). Đạo Hindu không có một Giáo chủ riêng, cũng không có một kinh thánh riêng mà dựa theo một số các bản kinh như Vedas, Upanishads, Puranas, Bhagavad Gita và các thiên sử thi Mahabharata và Ramayana đã đưa ra các hướng dẫn về tôn giáo và thực hành nghi lễ.

Đạo Hindu bắt nguồn từ khoảng 3.000 năm trước trong thời kỳ Văn minh Lưu vực sông Ân của Ân Độ cổ đại (2800-1900 tr.CN). Nó có nhiều giáo lý và nghi thức thực hành khác nhau nhưng xoay quanh Brahman, một đấng siêu nhiên được thờ cúng dưới nhiều hình thức. Brahman là một linh hồn bất tử hiện diện trong tất cả mọi thứ và được đại diện bởi một nhóm ba vị thần bao gồm Brahman – đấng Sáng tạo, Vishnu – người Bảo quản và Shiva – đấng Hủy diệt và Tái tạo. Lakshmi, vợ của Vishnu là nữ thần giàu sang, kiến thức, tinh khiết và là một vị thần được thờ cúng phổ biến trong các đền thờ bách thần của đạo Hindu cùng với Rama, Hanuman và Krishna, mỗi một vị thần đều là hiện thân các mặt khác nhau của Brahman.

Người theo đạo Hindu tin vào việc thờ cúng thần linh. Nhiều tín đồ mộ đạo có bàn thờ tại nhà với hình ảnh của vị thần mà họ tôn thờ nhất để hàng ngày họ làm lễ cầu nguyện và dâng hương, hoa, trai cay hoạc thạm chi la tien. Các tín đồ Hindu đến đền thờ hàng tuần hoặc trong các dịp Iễ hội đặc biệt, tại đó ngoài việc dâng đồ cúng cho các vị thần họ còn nghe các thầy tu tụng kinh.

Hành hương là một phần rất quan trọng đối với đạo Hindu các tín đồ Hindu hành hương đến các di tích linh thiêng của đạo Hindu như Vaishno Devi tại miền bắc hoặc Tirupati tại miền nam Ấn Độ để tìm phúc lành linh thiêng, để gặp và được các thần linh gặp gỡ. Thành phố Varanasi tọa lạc tại hai bên bờ sông Ganges cũng là một địa điểm hành hương ưa thích. Sông Ganges được những tín đồ Hindu tôn sùng và dược thờ cúng như là nữ thần Ganga. Người ta tin rằng nếu dược tắm ồ dòng sông này sẽ rửa sạch hết tội lỗi, nghi thức tắm được cử hành mỗi 12 năm một lần tại Lễ hội Kumbh Mela ở thành phố miền bắc Allahabad, nơi hợp lưu của sông Ganges và sông Yamuna.

Kinh Vedas là một bộ kinh cổ xuất hiện ở Ấn Độ trong thời kỳ Văn minh Veda vào giữa thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên. Bản kinh cổ này được viết bằng tiếng Sanskrit định rõ ý nghĩa của đạo Hindu đối với tín đồ của mình. Bản kinh Bhagavad Gita (Chí tôn ca) là một văn bản quan trọng khác của đạo Hindu khuyên răn giáo dân trung thành với đức Chúa và ca tụng những ích lợi của bổn phận, kiến thức, hành đạo và sự sùng bái, mà đó là những con đường cứu rỗi linh hồn. Nó chứa đựng trong quyển thứ sáu có tên là Mahabharata, thiên sử thi của đạo Hindu, một bản trường ca dài nhất thế giới. Một thiên sử thi khác của đạo Hindu là Ramayana được viết cùng giai đoạn trên kể về câu chuyện hoàng tử Rama, môt hiên thân của thần Vishnu.

Tế lễ là một lễ nghi quan trọng nhất của truyền thống Veda và được sử dụng để cầu khẩn thần linh, đặc biệt là các thần chiến binh như Varuna và Indra, người đại diện cho cái thiện vượt trên các sức mạnh của cái ác. Các nghi lễ được các thầy tu Bradmin cử hành, nhưng đến năm 500 tr.CN, với sự phát triển của các thành phố và sự xuất hiện của tầng lớp thương nhân, các thầy tu Brahmin của đạo Hindu đối mặt với một thách thức từ những tín đồ của mình, những người này truy vấn về sự độc quyền của các Brahmin và chuyển đến các bậc thầy khác như Siddhartha Gautama (Phật Thích ca), người đã tu thành chánh quả trở thành đức Phật Buddha.

THỨC ĂN DÂNG CÁC VỊ THẦN.

Người ta dâng các chiếc đĩa đặc biệt đựng thức ăn cho các vị thẩn Hindu trong các ngày lễ của họ được tổ chức tại các đền thờ. Thần Voi Ganesh thường được dâng bánh bao ngọt làm từ bột gạo còn lọai bánh vadai có vị mặn được dâng lên thần Khỉ Hanuman, thần Krishna được dâng cúng các sản phẩm làm từ sữa. Tương truyền rằng khi còn trẻ thần Krishna làm bơ và sữa chua lúc mẹ không nhìn thấy. Thức ăn được dâng lên trong bếp ở các đền thờ và sau đó được phâ n phát cho các tín đồ đến cúng lễ.

Lúc này các nhà hiền triết Hindu bắt đầu thuyết giáo việc tìm kiếm thần Brahman trong tâm hồn tất cả mọi người thông qua việc tu hành khổ hạnh, thiền và yoga. Mối quan tâm đang lớn dần của họ là đạt được trạng thái giải thoát (moksha) khỏi thế giới vật chất, thoát khỏi vòng tuần hoàn sinh tử và tái sinh (samsara) và học thuyết về karma trở nên quan trọng. Cả hai lý thuyết cơ bản về karma và samsara đều được năm trong bản kinh Upanishads.

Triết lý của đạo Hindu hình thành và phát triển từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ XII dựa trên cac ban kinh Purana, đưa lý thuyết tam thần Brahma, Vishnu va Shiva vào đạo Hindu. Các bản kinh Purana được viêt bằng một ngôn ngữ đơn giản, trong đó trình bày tỉ mỉ về các nghi lễ linh thiêng, các cuộc hành hương và các mối quan hệ giai cấp và cách để miêu tả sinh động hình ảnh các vị thần.

Trong đạo Hindu các vị thần như Ganesha, Krishna, và Hanuman có đươc môt vị trí quan trọng và phát triển một lượng tín đồ đông đảo. Các vị thần khác của đạo Hindu có hình ảnh tượng trưng và quyền lực khác nhau nhưng tất cả đều là hình ảnh đại diện của Brahman. Tín đồ tin rằng các vị thần này sẽ đáp lại lời câu nguyện của họ, đánh đuổi cái ác và đưa ra những lời khuyên răn trong thế giới thực. Ngày nay các vị thần của đạo Hindu tồn tại trong ánh hào quang của mỗi vùng của đất nước theo vị thần riêng của mình. Ví dụ, tại các bang miền nam Tamil Nadu và Kerala, Ayyappan và Murugan là những hiện thân của thần Shiva và được thờ cúng như là người bảo vệ làng xóm. Các nghi lễ cũng khác nhau theo từng vùng miền với đầy rẫy đền thờ, thầy tu, người có uy tín trong cộng đồng (guru) và những người giảng dạy mọi thứ từ yoga đến thiền, giữ giới, suy ngẫm, tránh xa sự đời như là một cách để tìm kiếm chân lý và tự do của tâm hồn trong ước ao trần tục. 

OM

‘Om’ là âm thanh lỉnh thiêng nhất trong đạo Hỉndu, người ta cho rằng đó là âm tiết đứng trước vũ tru. Theo thần thoại Hindu, các vị thần được làm từ ‘Om’ một âm vang của vũ trụ giữ các khoảng trời lại với nhau. Do bản chất tự nhiên đó, ‘Om’ đứng trước tất cả các lời cầu nguyện của đạo Hindu và cũng được sử dụng như là lời cuối cùng, tương tự như ‘Amen’ trong Cơ Đốc giáo.

Trích sách “5000 năm lịch sử và văn hóa Ấn Độ”

Nguồn: / 0

Một số vấn đề tư tưởng vua Trần Nhân Tông (P.2)

Tôn giáo

Sự hưng thịnh của Phật giáo cho đến cuối thế kỷ thứ 14, khi nhà Trần đã suy vong, chắc chắn đã xuất phát từ hệ tư tưởng Cư trần lạc đạo vừa nói. Phật giáo không dành riêng cho một bộ phận những người tu hành, cũng chẳng phải riêng một bộ phận quý tộc...

Tìm hiểu đường lối thực hành Thiền phái Trúc Lâm

Tôn giáo

Trước nhất muốn xác định cách tu tập của dòng thiền Trúc Lâm, thì chúng ta ngược dòng lịch sử để dẫn chứng.

Một số vấn đề tư tưởng vua Trần Nhân Tông (P.1)

Tôn giáo

Vua Trần Nhân Tông đã sống cuộc đời oanh liệt và hoành tráng, có những đóng góp to lớn và thiết thực cho dân tộc và Phật giáo. Thế thì, vua đã sống và hành động theo hướng nào, dưới sự tác động của những suy nghĩ tư tưởng gì?

Phật giáo thời Lý và những ảnh hưởng trong đời sống tinh thần ở làng xã

Tôn giáo

Giáo lý Phật giáo đồng nhất bản chất của thế giới vật chất với bản thể con người, do đó, Phật giáo thời Lý có chung một phương pháp khi xem xét con người và xem xét vũ trụ: sự vận động của vũ trụ phải nằm trong trạng thái cân bằng, và vận động của tư...

Thiền Sư Pháp Loa và Pháp Chỉ thẳng

Tôn giáo

Thiền sư Pháp Loa dạy: "Mọi người nếu hướng vào Đệ nhất nghĩa mà nói thì suy nghĩ là sai, mở miệng là lầm. Vậy thì làm sao sinh Đế, làm sao sinh Quán? Nay thử căn cứ vào đầu Đệ nhị mà nói thì cũng chẳng được sao?". Nói về pháp dạy người, thật sự đối...

Những yếu điểm của tư tưởng duy thức (P.2)

Tôn giáo

Vấn đề nhân quả là vấn đề trọng yếu trong tư tưởng Phật giáo và có nhiều người đã giải thích ý nghĩa nhân quả rất tường tận, nhưng đứng về phương diện tư tưởng trong số đó có một ít người giải thích không đúng giá trị của nhân quả. Tư tưởng nhân quả...

Những yếu điểm của tư tưởng duy thức (P.1)

Tôn giáo

Duy thức học là môn học về tâm bắt đầu từ nơi thức, nguyên do tâm chính là bản thể của thức và thức thì được phát sinh từ nơi tâm thể. Tâm thể nếu như không có thì nhất định không có thức và thức thì thuộc về sự tác dụng của tâm thể nên gọi là tâm...

Cõi âm có hay không? Nhận thức của Phật giáo đối với vấn đề này

Tôn giáo

Tôi không thể tin là có một cõi sống đặc biệt dành riêng cho những người đã chết. Nghĩa là có các cõi sống khác nhau, nhưng không có một cõi nào của người đã chết cả. Không thể có cõi sống dành cho những người chết, đó là một mâu thuẫn ngay trong bản...

Giá trị của Khoa học & Quan trọng của Phật giáo (P.4)

Tôn giáo

Điều tối quan trọng, Phật giáo không vì kiến thức văn minh rực rữ của khoa học mà bắc quàng làm sang. Hiển nhiên, khoa học chưa đủ khả năng để chứng minh Phật giáo. Ngược lại, Phật giáo dư trí tuệ để giải thích khoa học bởi vì...

Những đặc điểm của văn hóa Phật giáo trong văn hóa Việt Nam

Tôn giáo

Trong cộng đồng nhân loại, bất cứ chủng tộc nào, có tinh thần độc lập, có ý chí tự cường, có lịch sử đấu tranh lâu dài thì chủng tộc đó nhất định có sáng tạo văn hóa để thích ứng với mọi hoàn cảnh địa lý, với những điều kiện thực tế để tự cường, sinh...