Cập nhật: 28/12/2017
Đạo Hồi, tôn giáo lớn thứ hai trên thế giới, có gần 138,2 triệu tín đồ (tức vào khoảng 13,4% dân số theo số liệu thống kê năm 2001) tại Ấn Độ. Điều này làm cho Ấn Độ trở thành quốc gia Hồi giáo lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Indonesia. Các tín đồ Hồi giáo tin vào một vị thần là thánh Allah và hình thành luật lệ trên quyển kinh Coran (Qur’an) và Sunnah, các nguyên tắc thực hành của người đứng đầu giáo phái là nhà tiên tri Muhammad. Các nghi lễ Hồi giáo quan trọng nhất là năm Trụ cột cơ bản của Hồi giáo: tuyên thệ lòng trung thành, cầu nguyện 5 lần mỗi ngày, cho tiền từ thiện, ăn chay và một lần trong đời hành hương đến thánh địa Mecca.
Các tín đồ Hồi giáo tin rằng đạo Hồi luôn luôn tồn tại, nhưng sự mặc khải cuối cùng của tôn giáo của họ được thực hiện thông qua nhà tiên tri Muhammad vào thế kỷ thứ VII tại thánh địa Mecca. Các thế kỷ tiếp theo sau, Hồi giáo lan rộng đến Trung Đông và châu Á thông qua các cộng đồng Hồi giáo là thương nhân hoặc thông qua các cuộc xâm chiếm. Theo các tài liệu lịch sử, nó được mang đến Ấn Độ vào thế kỷ thứ VII bởi những thương nhân Ả Rập, những người truyền bá tôn giáo này ở bất cứ nơi đâu họ đến. Trong những năm tiếp theo, sự truyền bá đạo Hồi được củng cố bởi những người đi chiếm đóng.
Đạo Hồi thực sự dặt chân vào Ấn Độ bắt đầu vào thế kỷ thứ X đến thế kỷ XI do Mahmud Ghazni dẫn dầu và sau đó lan rộng trên khắp đất nước Ân Độ. Các triều đại Khilji, Tughlaq, Sayyid và Lodhi của vương quốc Hồi giáo Delhi cùng đế chế Mughal trong thế kỷ XVI đến XVIII đã góp phần vào sự hợp nhất tư tưởng, nghệ thuật, kiến trúc Hindu với Hồi giáo và sự phát triển của ngôn ngữ Ba Tư và Urdu.
Các thế kỷ của những người trị vì theo đạo Hồi chứng kiến sự lan rộng mạnh mẽ của đạo Hồi trên đất nước Ấn Độ, cả bằng những công cụ hòa bình lẫn sự cải đạo bắt buộc. Các tu sĩ Hồi giáo nổi tiếng như là những Sufis đóng một vai trò then chốt trong sự phát triển Hồi giáo trên Ấn Độ. Họ đã thành công trong việc truyền bá giáo lý của đạo Hồi theo một cách không chính thống lôi kéo các tín đồ của đạo Hindu. Ngoài ra, dưới triều đại Mughal, các tín đồ đạo Hindu bị đánh mức thuế khắc nghiệt – loại thuế jizya dành do những người không theo đạo Hồi và một loại thuế hành hương khác, làm cho nhiều tín đồ đạo Hindu chuyển sang đạo Hồi. Hoàng đế Akbar của đế chế Mughal, vị hoàng đế nhân từ nhất của đế chế Mughal, đã bãi bỏ thuế hành hương vào năm 1563 và thuế jizya một năm sau đó, nhưng thuế jizya lại được hoàng đế Aurangzeb của Mughal khôi phục vào năm 1679. Masjid-i-Jahan Numan, còn gọi là Jama Masjid, là ngôi đền Hồi giáo lớn nhất và nổi tiếng nhất tại Ân Độ. Nó được xây dựng bởi hoàng đế Shah Jahan của Mughal và tọa lạc tại kinh thành Dehli cũ.
Ngày nay, Hồi giáo ở Ấn Độ cũng như phần còn lại của thế giới Hồi giáo, được chia thành hai hệ phái chính là Sunni và Shia. Cũng có nhiều nhánh phụ khác. Tại miền Tây An thành lập cộng đồng Bohra và Khoja, ở bang Kerala ồ miền nam An tồn tại cộng đồng Mophilla; trong khi ở miền bắc là cộng đồng Pathan.
Trích sách “5000 năm lịch sử và văn hóa Ấn Độ”
Nguồn: / 0