Danh sách bài viết

Tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm Sinh THPT Lê Thị Hồng Gấm

Cập nhật: 10/11/2020

1.

Loại đột biến nào sau đây được coi là đột biến dịch khung?

A:

Đột biến thay thế cặp AT bằng cặp GX

B:

Đột biến thay thế cặp GX thành cặp AT

C:

Đột biến mất 1 cặp AT ở vùng mã hóa

D:

Đột biến mất 1 triplet ở vùng mã hóa.

Đáp án: C

2.

Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử? (1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản. (2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác. (3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển. (4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau. Đáp án đúng là

A:

(2), (3)

B:

(1), (4)

C:

(2), (4)

D:

(1), (3)

Đáp án: D

Cách li sau hợp tử, thực chất là sự thụ tinh diễn ra nhưng có thể hình thành hợp tử nhưng hợp tử không phát triển được hoặc hợp tử hình thành và phát triển được hình thành con lai nhưng con lai bị bất thụ.

=> Đáp án D

3.

Trong chọn giống, người ta tiến hành tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết nhằm

A:

tăng tỉ lệ thể dị hợp.

B:

giảm tỉ lệ thể đồng hợp.

C:

tăng biến dị tổ hợp.

D:

tạo dòng thuần chủng

Đáp án: D

4.

Một opêron Lac ở E. coli, khi môi trường không có lactôzơ nhưng enzim chuyển hóa lactôzơ vẫn được tạo ra. Một học sinh đã đưa ra một số giải thích cho hiện tượng trên như sau:
(1) Do vùng khởi động (P) bị bất hoạt nên enzim ARN pôlimeraza có thể bám vào để khởi động quá trình phiên mã.
(2) Do gen điều hòa (R) bị đột biến nên không tạo được protein ức chế.
(3) Do vùng vận hành (O) bị đột biến nên không liên kết được với protein ức chế.
(4) Do gen cấu trúc (Z, Y, A) bị độ biến làm tăng khả năng biểu hiện của gen.
Những giải thích đúng là:

A:

(2) và (4)

B:

(1) và (3)

C:

(3) và (4)

D:

(2) và (3)

Đáp án: D

Đáp án D
Các giải thích đúng là (2),(3)
(1) sai, nếu P bị bất hoạt thì enzyme ARN pôlimeraza không thể bám vào → không được dịch mã
(4) sai, đột biến gen cấu trúc không ảnh hưởng tới gen điều hoà, protein ức chế vẫn bám vào O → không được dịch mã

5.

Gây đột biến nhân tạo nhằm:

A:

cải tiến vật nuôi, cây trồng.

B:

tạo nguyên liệu cho quá trình chọn giống.

C:

tạo các giống vật nuôi, cây trồng có năng suất cao.

D:

tạo các sản phẩm sinh học có chất lượng cao.

Đáp án: B

Đột biến nhân tạo nhằm mục đích tạo ra nhiều giống vật nuôi và cây trồng mới

6.

Một loài thú, cho cá thể cái lông quăn, đen giao phối với cá thể đực lông thẳng, trắng (P), thu được F1 gồm 100% cá thể lông quăn, đen. Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 50% cá thể cái lông quăn, đen : 22,5% cá thể đực lông quăn, đen : 22,5% cá thể đực lông thẳng, trắng : 2,5% cá thể đực lông quăn, trắng : 2,5% cá thể đực lông thẳng, đen. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các gen quy định các tính trạng đang xét đều nằm trên nhiễm sắc thể giới tính.
II. Quá trình phát sinh giao tử cái của F1 đã xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.
III. Các cá thể cái mang kiểu hình lông quăn, đen ở F2có 5 loại kiểu gen.
IV. Trong tổng số cá thể F2, có 25% số cá thể cái dị hợp tử về 2 cặp gen.

A:

3

B:

1

C:

2

D:

4

Đáp án: B

7.

Tại sao một số đối tượng thực vật ta gọi là cây hai năm?

A:

Vì chu kỳ ra hoa kết trái của chúng cứ 24 tháng mới ra hoa và kết trái một lần, sau đó chờ đến 24 tháng sau chúng mới ra hoa.

B:

Vì để ra hoa, chúng phải trải qua khoảng thời gian giao thời giữa hai năm, sang năm thứ 2 chúng mới ra hoa.

C:

Vì chúng chỉ ra hoa khi đã trải qua khoảng thời gian kéo dài hơn 24 tháng.

D:

Vì thời gian sinh trưởng và phát triển của chúng phụ thuộc vào điều kiện thời tiết của mỗi năm, nên sau hai năm chúng mới ra hoa được.

Đáp án: B

8.

Ở người, bệnh mù màu (đỏ và lục) là do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên(Xm), gen trội M tương ứng quy định mắt bình thường. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là:

A:

XMXx  XmY.

B:

XMXx  X MY.

C:

XMXm x  XmY.

D:

XMXx  X MY.

Đáp án: C

9.

Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb phân li độc lập quy định. Khi trong kiểu gen có cả hai gen trội A và B thì quy định hoa đỏ; kiểu gen chỉ có 1 alen trội A hoặc B thì quy định hoa vàng; kiểu gen aabb quy định hoa trắng. Gen A và B có tác động gây chết giai đoạn phôi khi ở trạng thái đồng hợp tử trội AABB, Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
+ Trong loài này có tối đa 4 loại kiểu gen về kiểu hình hoa vàng.
+ Cho các cây dị hợp 2 cặp gen giao phấn ngẫu nhiên thì sẽ thu được các cây F1 có tỉ lệ kiểu hình 8:6:1.
+ Cho các cây dị hợp 2 cặp gen giao phấn với cây hoa trắng thì sẽ thu được F1 có 25% số cây hoa đỏ.
+ Cho các cây dị hợp 2 cặp gen giao phấn ngẫu nhiên, thu được F1. Lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa vàng ở F1 thì sẽ thu được cây thuần chủng với xác suất 1/3.

A:

2.

B:

4.

C:

3.

D:

1.

Đáp án: B

Đáp án B

10.

Cho một cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa lai với một cây lưỡng bội có kiểu gen Aa. Quá trình giảm phân ở các cây bố mẹ xảy ra bình thường, các loại giao tử được tạo ra đều có khả năng thụ tinh. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn ở đời con là

A:

\(1\over2\)

B:

\(1\over36\)

C:

\(1\over6\)

D:

\(1\over12\)

Đáp án: D

P: AAaa . Aa 
AAaa cho giao tử : 1/6AA : 4/6Aa : 1/6aa 

Aa cho giao tử : 1/2A : 1/2a 

=> Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn ở đời con là : 1/6 x ½= 1/12

Đáp án đúng D

11.

Ở người, bệnh nào sau đây do alen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính qui định?

A:

Pheninketo niệu

B:

Máu khó đông

C:

Ung thư máu

D:

Bạch tạng

Đáp án: B

Ở người:

Pheninketo niệu và bạch tạng là các bệnh do alen lặn trên NST thường gây ra

Ung thư máu là do đột biến cấu trúc NST gây ra

Máu khó đông do alen lặn trên NST giới tính gây ra

12.

Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra được nhiều con vật có kiểu gen giống nhau từ một phôi ban đầu?

A:

 Lai tế bào sinh dưỡng.

B:

Gây đột biến nhân tạo.

C:

Nhân bản vô tính.

D:

Cấy truyền phôi.

Đáp án: D

13.

Theo Menđen, với n cặp gen dị hợp phân li độc lập thì số lượng các loại giao tử được xác định theo công thức nào?

A:

5n

B:

4n

C:

3n

D:

2n

Đáp án: D

14.

Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền nhóm máu hệ ABO và một bệnh ở người. Biết rằng, gen quy định nhóm máu gồm 3 alen IA, IB, IO; trong đó alen IA quy định nhóm máu A, alen IB quy định nhóm máu B đều trội hoàn toàn so với alen IO quy định nhóm máu O và bệnh trong phả hệ là do một trong 2 alen của một gen quy định, trong đó alen trội là trội hoàn toàn.

Giả sử các cặp gen quy định nhóm và quy định bệnh phân li độc lập và không có đột biến xảy ra. Có 4 kết luận sau:
(1) Có thể xác định được kiểu gen của 6 người trong phả hệ.
(2) Xác suất sinh con nhóm máu B và không bị bệnh của cặp vợ chồng này là 35/72.
(3) Người số 5 và người số 7 trong phả hệ có kiểu gen giống nhau.
(4) Xác suất sinh con nhóm máu A và nhóm máu B của cặp vợ chồng 7,8 là bằng nhau.
Số kết luận đúng là

A:

1

B:

4

C:

2

D:

3

Đáp án: C

Đáp án C

15.

Gen B có 390 G và tổng số liên kết hidro là 1670 liên kết, bị đột biến thay thế một cặp nu này bằng một cặp nu khác thành gen b. Gen b nhiều hơn gen B 1 liên kết hidro, số nu từng loại của gen b là:

A:

A=T=249, G=X=391

B:

A=T=251, G=X=389

C:

A=T=610, G=X=390

D:

A=T=250, G=X=390

Đáp án: A

Gen B có

2G+3 A = 1670

G= 390 => A= 250

Gen B bị đột biến thay thế một cặp nu thành gen b và gen b nhiều hơn gen B một liên kết H

Đột biến thay thế cặp G-X bằng cặp A-T

Vậy số lượng từng loại nucleotit trong gen b đột biến là

A= T = 250- 1= 249

G= X = 390+1 = 391

Nguồn: /