Danh sách bài viết

Tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm Sinh THPT - THCS Văn Lang

Cập nhật: 08/11/2020

1.

Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến nhân tạo thường được áp dụng với

A:

vi sinh vật và động vật.

B:

thực vật và vi sinh vật.

C:

thực vật và động vật.

D:

hực vật, vi sinh vật và động vật.

Đáp án: D

Đáp án D

Đối tượng áp dụng

- Vi sinh vật : Phương pháp tạo giống sinh vật bằng gây đột biến đặc biệt hiệu quả vì tốc độ sinh sản của chúng rất nhanh nên chúng nhanh chóng tạo ra các dòng đột biến

- Thực vật : Phương pháp gây đột biến được áp dụng đối với hạt khô, hạt nảy mầm, hoặc đỉnh sinh trưởng của thân, cành, hay hạt phấn, bầu nhụy của hoa.

- Động vật: Phương pháp gây đột biến nhân tạo chỉ được sử dụng hạn chế ở một số nhóm động vật bậc thấp, khó áp dụng cho các nhóm động vật bậc cao vì cơ quan sinh sản của chúng nằm sâu trong cơ thể nên rất khó xử lý. Chúng phản ứng rất nhạy và dễ bị chết khi xử lý bằng các tác nhân lí hóa.

2.

Cho các thông tin ở bảng dưới đây:


Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 so với bậc dinh dưỡng cấp 1 và giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 so với bậc dinh dưỡng cấp 3 lần lượt là:
 

A:

0,5% và4%
 

B:

2% và 2,5%
 

C:

0,5% và 0,4%.
 

D:

0,5% và 5%
 

Đáp án: A

Hiệu suất sinh thái giữa

Đán án A

3.

Ở người, các triệu chứng: cổ ngắn, mắt một mí, khe mắt xếch, lưỡi dày và dài, ngón tay ngắn, chậm phát triển, si đần và thường vô sinh là hậu quả của đột biến:

A:

Tớc nơ.

B:

Đao.

C:

siêu nữ.

D:

Claiphentơ.

Đáp án: B

4.

Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát cổ ngự trị ở đại

A:

Trung sinh.

B:

Tân sinh.

C:

Cổ sinh.

D:

Nguyên sinh.

Đáp án: A

Đáp án A
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát cổ ngự trị ở đại Trung sinh.

5.

Một cơ thể có kiểu gen Aaa. Thể đột biến này thuộc dạng: 1. dị bội dạng (2n + 1), 2. tam bội 3n, 3. lặp đoạn, 4. dị bội dạng (2n-1). Phương án đúng là:

A:

1,2

B:

1

C:

1,2,4

D:

1,2,3

Đáp án: D

6.

Khi nói về lưới thức ăn trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?

A:

Quần xã sinh vật có độ đa dạng càng cao thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp.

B:

Trong lưới thức ăn, một loài sinh vật có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.

C:

Trong lưới thức ăn, mỗi loài sinh vật chỉ thuộc một bậc dinh dưỡng nhất định.

D:

Trong một chuỗi thức ăn, một mắt xích chỉ có một loài sinh vật.

Đáp án: C

7.

Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm sống trong cùng môi trường là ví dụ về quan hệ

A:

ức chế- cảm nhiễm

B:

kí sinh

C:

hội sinh

D:

cộng sinh

Đáp án: A

Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm sống trong cùng môi trường là ví dụ về quan hệ ức chế- cảm nhiễm

8.

Dạng carbon nào là chất đầu vào chủ yếu cho các hệ sinh thái trên cạn?

A:

Carbonic

B:

Carbon monoxide

C:

HCO3-

D:

Chất hữu cơ

Đáp án: A

9.

Loài A có bộ NST 2n = 14. Xác định số tâm động, số crômatit, số NST đơn, số NST kép ở kỳ giữa của nguyên phân lần lượt là 

A:

14, 0, 28, 14.

B:

14, 28, 0, 14.

C:

28, 0, 14, 14. 

D:

14, 28, 14, 0.

Đáp án: B

10.

Hệ số di truyền cao thì :

A:

tính trạng chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện ngoại cảnh.

B:

tính trạng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.

C:

hiệu quả chọn lọc càng nhỏ.

D:

áp dụng phương pháp chọn lọc cá thể.

Đáp án: B

11.

Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?

A:

Tập hợp cá trong Hồ Tây.

B:

Tập hợp cây cỏ trong một ruộng lúa. 

C:

Tập hợp côn trùng trong rừng Cúc Phương.

D:

Tập hợp cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ.

Đáp án: D

12.

Thông thường, ta có thể phân biệt nhanh hai cá thể khác loài nhờ sử dụng tiêu chuẩn:

A:

Di truyền

B:

Hình thái

C:

Sinh lý

D:

Địa lý – sinh thái

Đáp án: B

13.

Vì sao tần số hoán vị gen luôn f ≤ 50%?

A:

Không phải tất cả các tế bào khi giảm phân đều xảy ra hoán vị gen

B:

Các gen trên NST có xu hướng liên kết với nhau là chủ yếu

C:

Khoảng cách giữa các gen trên NST gần nhau

D:

Không phải tất cả tế bào giảm phân đều xảy ra sự trao đổi chéo và và sự trao đổi chéo chỉ xảy ra giữa 2 crômatit khác nguồn gốc trong cặp NST tương đồng.

Đáp án: D

14.

Theo Đacuyn, loại biến dị cá thể ở sinh vật phải thông qua quá trình nào sau đây

A:

Tương tác giữa cá thể với môi trường sống

B:

Sinh sản

C:

Chọn lọc tự nhiên

D:

Chọn lọc nhân tạo

Đáp án: B

15.

Trong quá trình dịch mã thành phần không tham gia trực tiếp là:

A:

ribôxôm.

B:

tARN.

C:

ADN.

D:

mARN.

Đáp án: C

Nguồn: /