Danh sách bài viết

Tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm Sinh THPT Nam Sài Gòn

Cập nhật: 08/11/2020

1.

 Dưới đây có bao nhiêu hiện tượng xảy ra ở kỳ đầu của nguyên phân ?

1. Màng nhân mờ dần rồi tiêu biến đi.

2. Các NST bắt đầu co xoắn lại.

3. Thoi phân bào bắt đầu xuât hiện.

4. Màng nhân xuất hiện.

5. Nhiễm sắc thể dãn xoắn.

Phương án đúng là 

A:

2

B:

3

C:

4

D:

5

Đáp án: B

2.

Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên chủ yếu của quá trình tiến hóa là

A:

đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

B:

đột biến gen

C:

biến dị cá thể

D:

đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Đáp án: C

3.

Khi nói về quá trình phát triển của sâu bướm, phát biểu nào sau đây là chính xác?

A:

Hormon juvenin có tác động ức chế hoạt động của exdison và do đó ức chế sâu hóa nhộng.

B:

Tyrosin tiết ra từ tuyến trước ngực có tác động gây ra đứt đuôi và thúc đẩy biến thái.

C:

Hormone exdison được sản xuất từ thể allata có tác dụng thúc đẩy quá trình lột xác của sâu bướm.

D:

Sự phối hợp giữa exdison và tyrosin điều hòa quá trình lột xác và biến thái ở bướm.

Đáp án: A

4.

Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và trội hoàn toàn, hoán vị xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 40%. Tiến hành phép lai Aa \(BD \over bd\) x Aa \(Bd \over bD\) thu được F1. Ở F1, lấy ngẫu nhiên 1 cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội, xác suất để thu được cá thể thuần chủng là

A:

0,56

B:

0.06

C:

0,1075

D:

0,0357

Đáp án: D

5.

Người ta cho rằng đột biến gen là nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hóa, trong số các nguyên nhân sau đây có một nguyên nhân giải thích không đúng cho nhận định trên, đó là

A:

Đột biến gen phổ biến hơn đột biến NST.

B:

Ít ảnh hương rnghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của cơ thể.

C:

Đột biến gen có thể có lợi, có thể có hại tủy thuộc môi trường sống và trở thành nguyên liệu.

D:

Đột biến gen thường không gây hại đối với sinh vật vì nó là đột biến nhỏ, ít ảnh hưởng đến hệ gen nên được chọn lọc giữ lại.

Đáp án: D

6.

Để xác định tần số các kiểu hình từ đó suy ra tần số các gen trong quần thể liên quan đến các bệnh di truyền người ta sử dụng phương pháp nghiên cứu :

A:

phả hệ.

B:

di truyền quần thể.

C:

di truyền học phân tử.

D:

trẻ đồng sinh.

Đáp án: B

7.

Theo định luật Hacđi - Vanbec, có bao nhiêu quần thể sinh vật ngẫu phối sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền?


 

A:

2

B:

3

C:

4

D:

5

Đáp án: A

Quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền khi có cấu trúc quần thể dạng

p2 AA : 2pqAa : q2 aa

Và thành phần kiể gen không thay đổi qua các thế hệ

Vậy các quần thể sinh vật đang ở trạng thái cân bằng di truyền là: (2),(5)

Đáp án A
 

8.

Ở ruồi giấm gen W quy định tính trạng mắt đỏ, gen w quy định tính trạng mắt trắng mắt trắng nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên NST Y. Phép lai nào dưới đây sẽ cho tỷ lệ 3 ruồi mắt đỏ: 1 ruồi mắt trắng; trong đó ruồi mắt trắng đều là ruồi đực?

A:

♀XWXw x ♂XWY

B:

♀XWXW x ♂XwY

C:

♀XWXw x ♂XwY

D:

♀XwXw x ♂XWY

Đáp án: A

9.

Nhân tố tiến hóa nào sau đây vừa có thể làm phong phú vốn gen của quần thể vừa có thể làm thay đổi tần số alen của quần thể?

A:

Di - nhập gen.

B:

Các yếu tố ngẫu nhiên.

C:

Chọn lọc tự nhiên.

D:

Giao phối không ngẫu nhiên.

Đáp án: A

Nhân tố vừa làm phong phú vốn gen của quần thể vừa làm thay đổi tần số alen của quần thể là hiện tượng di nhập gen

Chọn lọc tự nhiên , các yếu tố ngẫu nhiên , giao phối không ngẫu nhiên là các yếu tố làm nghèo vốn gen của quần thể

10.

Một phân tử ADN của vi khuẩn thực hiện nhân đôi, người ta đếm được tổng số 50 phân đoạn Okazaki. Số đoạn mồi cần được tổng hợp là:

A:

50

B:

52

C:

51

D:

102

Đáp án: B

11.

Bệnh, hội chứng nào sau đây ở người chiu hậu quả của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? 

A:

Bệnh ung thư máu

B:

Hội chứngClaiphentơ

C:

Hội chứng Đao 

D:

Hội chứng tơcnơ

Đáp án: A

Bệnh do đột biến NST là bệnh ung thư máu

3 bệnh còn lại đều do đột biến số lượng NST gây ra.

Đáp án đúng A

12.

Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdHh . AaBbDdHh sẽ cho kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ.

A:

\(81\over256\)

B:

\(27\over64\)

C:

\(27\over256\)

D:

\(9\over64\)

Đáp án: B

Kiểu hình mang 3 tính trạng trội, 1 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ :

\({3\over4} . {3\over4} . {3\over4} . {1\over4} . C^1_4 = {27\over64}\)

Đáp án B

13.

Các hiện tượng  dẫn đến sự thay đổi vị trí gen trong phạm vi một cặp nhiễm sắc thể thuộc:

A:

lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn, tiếp hợp và trao đổi đoạn trong giảm phân.

B:

đảo đoạn, mất đoạn, lặp đoạn , chuyển đoạn.

C:

lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.

D:

chuyển đoạn, đảo đoạn, tiếp hợp.

Đáp án: A

14.

Khi nói về quá trình sinh sản ở một số loài động vật và ứng dụng, cho các phát biểu sau đây:
(1). Các con ong thợ sinh ra là ong cái, có kiểu gen giống nhau, tập tính giống nhau, không có khả năng sinh sản, chúng là kết quả của quá trình trinh sản.
(2). Hiện tượng trinh sản chỉ xuất hiện ở các loài động vật bậc thấp, không có mặt ở các loài động vật có xương sống.
(3). Ở vật nuôi, sự hiện diện và mùi của con đực có tác động lên hệ thần kinh và nội tiết, qua đó tác động đến quá trình phát triển, chín và rụng của trứng, ảnh hưởng đến hành vi sinh dục của con cái.
(4). Căng thẳng thần kinh có thể dẫn đến rối loạn quá trình sinh tinh và quá trình sinh trứng ở người, làm giảm hiệu quả các hoạt động sinh dục.
Có bao nhiêu phát biểu chính xác?

A:

2

B:

1

C:

3

D:

4

Đáp án: A

15.

Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể là:

A:

sự rơi rụng từng đoạn nhiễm sắc thể, làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

B:

một đoạn của nhiễm sắc thể có thể lặp lại một hay nhiều lần, làm tăng số lượng gen trên đó.

C:

một đoạn nhiễm sắc thể đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại làm thay đổi trình tự phân bố gen.

D:

sự trao đổi các đoạn nhiễm sắc thể không tương đồng làm thay đổi nhóm gen liên kết.

Đáp án: C

Nguồn: /