Danh sách bài viết

Tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm Sinh THPT Ngô Gia Tự

Cập nhật: 12/11/2020

1.

Ví dụ nào sau đây là một quần thể sinh vật?

A:

Tập hợp cỏ sống trong rừng Cúc Phương

B:

Tập hợp mèo sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau ở Nhật Bản

C:

Tập hợp cây thông sống trên một quả đồi ở Côn Sơn, Hải Dương

D:

Tập hợp cá sống trong cùng một cái ao

Đáp án: C

2.

Kết luận nào sau đây sai khi nói về đột biến nhiễm sắc thể?

A:

Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể làm không làm tăng số lượng nhiễm sắc thể.

B:

Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhiễm sắc thể.

C:

Sử dụng đột biến mất đoạn có thể xác định được vị trí gen trên nhiễm sắc thể.

D:

Trao đổi chéo không cân giữa các nhiễm sắc thể khác nguồn gây nên đột biến lặp đoạn và mất đoạn.

Đáp án: D

Đáp án D
Phát biểu sai về đột biến NST là D, trao đổi chéo không cân giữa các nhiễm sắc thể cùng nguồn gây nên đột biến lặp đoạn và mất đoạn

3.

Mã di truyền là

A:

mã bộ một, tức là cứ một nuclêôtit xác định một loại axit amin.

B:

mã bộ bốn, tức là cứ bốn nuclêôtit xác định một loại axit amin.

C:

mã bộ ba, tức là cứ ba nuclêôtit xác định một loại axit amin.

D:

mã bộ hai, tức là cứ hai nuclêôtit xác định một loại axit amin.

Đáp án: C

4.

Vận dụng kiến thức sinh trưởng, phát triển và sinh sản thực vật nào dưới đây vào trồng
trọt là chính xác?
(1). Chiếu sáng cho cây ngày dài trong điều kiện ngày ngắn có thể khiến chúng ra hoa trái vụ.
(2). Làm tổn thương các cơ quan sinh dưỡng có thể kích thích quá trình chuyển pha từ pha sinh
dưỡng sang pha sinh sản.
(3). Bón càng nhiều phân đạm cho cây thì tốc độ ra hoa kết trái càng nhanh.
(4). Bấm bớt ngọn cây có thể dẫn tới làm tăng năng suất cây trồng.
Số lượng các phát biểu chính xác là:

A:

4

B:

2

C:

3

D:

1

Đáp án: C

5.

Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n= 24, số nhiễm sắc thể dự đoán ở thể 3 nhiễm kép là:

A:

26.

B:

27.

C:

28.

D:

29.

Đáp án: A

6.

Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân chuẩn được cấu tạo từ chất nhiễm sắc có thành phần chủ yếu gồm

A:

ARN và pôlipeptit.

B:

ARN và prôtêin loại histon

C:

ADN và prôtêin loại histon.

D:

lipit và pôlisaccarit

Đáp án: C

7.

Thường biến có đặc điểm là những biến đổi:

A:

đồng loạt, xác định, không di truyền.

B:

đồng loạt, xác định, một số trường hợp có thể di truyền.

C:

đồng loạt, không xác định, không di truyền.

D:

riêng lẻ, không xác định, di truyền.

Đáp án: A

8.

Chiều cao của một loài thực vật dược di truyền theo kiểu tương tác cộng gộp, mỗi alen trội đều làm cây cao hơn như nhau. Trong một loài cây, chiều cao được tìm thấy dao động từ 6 đến 36 cm. Cho lai hai cây 6cm và 36cm, thu được F1 đều cao 21cm. Cho các cây F1 giao phấn với nhau F2 hầu hết các cây là 21cm, và chỉ 1/64 trong số đó là 6cm. Cho biết những phát biểu nào sau đây đúng?
I. Có ba gen liên quan đến việc xác định độ cao của cây.
II. Sáu kiểu hình khác nhau đã được quan sát thấy ở F2.
III. Có bảy kiểu gen có thể có ở cây cao 21 cm.
IV. Ở F2, số cây 11 cm tương đương với số cây 26 cm

A:

I;IV.

B:

II; III.

C:

II; IV.

D:

I, III

Đáp án: D

9.

Những biện pháp nào sau đây góp phần phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên?
(1) Duy trì đa dạng sinh học.
(2) Lấy đất rừng làm nương rẫy.
(3) Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên tái sinh.
(4) Kiểm soát sự gia tăng dân số, tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ môi trường.
(5) Tăng cường sử dụng các loại phân bón hoá học trong sản xuất nông nghiệp.
 

A:

(1), (2), (5)
 

B:

(2), (3), (5)
 

C:

(1), (3), (4)
 

D:

(2), (4), (5)
 

Đáp án: C

Các biện pháp góp phần phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên là: (1), (3) ,(4) Lấy đất rừng làm nương rẫy => sạt lở đất, xói mòn,…

Trong nông nghiệp nên tăng sử dụng các loaijphana bón sinh học

Đáp án C
 

10.

Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, alen D quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với d quy định quả vàng, alen E quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen e quy định quả dài. Cho phép lai Biết giảm phân diễn ra bình thường, tần số hoán vị gen giữa B và b là 20%, D và d là 40%. Có các phát biểu sau về F1:
 

(1) Tỉ lệ kiểu hình thân cao, hoa tím , quả vàng tròn chiếm tỉ lệ 8,16%.

(2) Tỉ lệ kiểu hình thân cao, hoa trắng, quả đỏ, dài bằng tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa tím quả vàng, tròn.

(3) Tỉ lệ kiểu hình mang 4 tính trạng trội lớn hơn 30%.

(4) Kiểu hình chiếm ab/ab de/de 9%.

Số phát biểu đúng là

A:

1

B:

2

C:

3

D:

4

Đáp án: C

Đáp án C

11.

Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền hai bệnh ở người là bệnh P và bệnh M. Alen A quy định không bị bệnh P trội hoàn toàn so với alen a quy định bệnh P; alen B quy định không bị bệnh M trội hoàn toàn so với alen b quy định bệnh M. Các gen này nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X.

Trong số các phát biểu dưới đây về sự di truyền của các tính trạng trong phả hệ:
(1). Cá thể số 5 có kiểu gen dị hợp về cả hai cặp gen.
(2). Cá thể số 8 có kiểu gen XAbY
(3). Cá thể số 4 và số 6 đều không mang alen quy định bệnh M và P
(4). Chưa thể xác định chính xác kiểu gen của cá thể 5 là dị hợp tử đều hay dị hợp tử chéo.
Số phát biểu chính xác là:

A:

1

B:

3

C:

2

D:

4

Đáp án: C

12.

Cho một số phát biểu sau về các gen trong operon Lac ở E li, có bao nhiêu phát biểu đúng

(1) Mỗi gen mã hóa cho một chuỗi pôlipeptit khác nhau.

(2) Mỗi gen đều có một vùng điều hòa nằm ở đầu 3' của mạch mã gốc.

(3) Các gen đều có số lần nhân đôi và phiên mã bằng nhau.

(4) Sự nhân đôi, phiên mã và dịch mã của các gen đều diễn ra trong tế bào chất.

(5) Mỗi gen đều tạo ra 1 phân tử mARN riêng biệt.

A:

3

B:

2

C:

4

D:

5

Đáp án: C

13.

Khi nói về đột biến mất đoạn, điều nào sau đây không đúng?

I. Xảy ra trong kì giữa của quá trình nguyên phân hoặc giảm phân
II. Do 1 đoạn nào đó của NST bị đứt gãy
III. đoạn bị mất có thể ở đầu mút, giữa cánh hoặc mang tâm động và sẽ bị tiêu biến
IV. Thường gây hậu quả nghiêm trọng đối với sinh vật
V. Đột biến làm giảm số lượng gen trên NST
VI. Được ứng dụng để loại bỏ một số gen không mong muốn trong tạo giống

Phương án đúng là:

A:

I, III

B:

I, V

C:

II, III, V

D:

III, V

Đáp án: A

14.


 

Dựa vào hình ảnh trên một số bạn đã đưa ra nhận định sau:
1. Hình ảnh này giải thích quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi của loài bướm sâu đo bạch dương trong môi trường không có bụi than.
2. Dạng bướm đen xuất hiện do một đột biến trội đa hiệu: vừa chi phối màu đen ở thân và cánh bướm vừa làm tăng khả năng sinh sản của bướm.
3. Sự hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là kết quả của quá trình lịch sử, chịu sự chi phối của ba nhân tố chủ yếu: đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên.
4. Trong môi trường có bụi than, màu đen trở thành có lợi cho bướm vì chim ăn sâu khó phát hiện, nên thể đột biến màu đen được chọn lọc tự nhiên giữ lại.
5. Ảnh hưởng trực tiếp của bụi than đã làm biến đổi màu sắc của cánh bướm.
6. Sự hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật chịu sự chi phối của 4 nhân tố: đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên và cách li sinh sản.
Theo các em có bao nhiêu nhận định đúng?

A:

1

B:

2

C:

3

D:

4

Đáp án: B

Đáp án B.

Ý 1 sai vì hình ảnh này giải thích quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi của loài bướm sâu đo bạch dương trong môi trường có bụi than. Câu này tuy dễ nhưng nếu không để ý kĩ dễ sập bẫy các em à

Ý 2 sai vì dạng bướm đen xuất hiện do một đột biến trội đa hiệu: vừa chi phối màu đen ở thân và cánh bướm vừa làm tăng sức sống của bướm.

Ý 3 đúng.

Ý 4 đúng. Trong môi trường không có bụi than thì ngược lại bướm màu trắng được chọn lọc tự nhiên giữ lại.

Ý 5 sai vì bụi than không đóng vai trò biến đổi màu sắc của bướm. Những biến dị quy định màu sắc của bướm đã phát sinh ngẫu nhiên trong quần thể, dưới sự thay đổi của điều kiện sống, các biến dị có lợi được chọn lọc tự nhiên giữ lại.

vì sự hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là kết quả của quá trình lịch sử, chịu sự chi phối của ba nhân tố chủ yếu: đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên.

15.

Trong số các phát biểu dưới đây về quá trình hô hấp ở động vật, phát biểu nào chính xác?

A:

Các loài thú đều hô hấp nhờ hoạt động của ống khí trong giai đoạn sớm và khi sinh ra thì hô hấp bằng phổi.

B:

Để đảm bảo cho quá trình hấp thu và trao đổi khí ở phổi, bao quanh các phế nang là hệ thống mao mạch dày đặc.

C:

Các loài chân khớp dưới nước như tôm, cua đều có hoạt động hô hấp nhờ ống khí, ống khí giới hạn kích thước cơ thể của chúng.

D:

Các loài động vật đa bào đều có hệ hô hấp với các đường ống phân nhánh bên trong cơ thể để hấp thu và trao đổi khí.

Đáp án: B

Nguồn: /